banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Sư với phạm

Cao Nguyên Minh

Điểm cao điểm thấp chẳng nhằm nhò
Mọi việc lo gì! Có đảng lo
Cứ noi gương các ngài quan lớn
Có học gì đâu cũng làm to
Nhìn kìa lão thủ tên Fuk niễng
Cờ lờ mờ vờ ấy cái loz
Học cố cũng thua anh hoạn lợn
Thua anh chích dạo với chăn bò
Đất nước nay "tàn" là "tiếng" sĩ
Dân chớ có "no" để Đảng "no"
Nào có hay gì sư với phạm
Đồng lương bác cụ đói nằm co
Sao bằng đi học noi gương bác
Sáng rượu Mạc ten tối sữa bò
Hay là đi học trường cảnh sát
Làm chú công an bám xe đò
Sách nhiễu dân đen làm chính sách
Núp bụi đứng đường thế mới no
Bi giờ chán nhất sư với phạm
Hai ba điểm cũng chẳng nhằm nhò.

TÚ GIÁP
ĐĐSN Cao Ngọc Cường

* * *

Thí sinh 3,6 điểm Toán vẫn đỗ Cao đẳng Sư phạm Toán

Ở Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, Bắc Ninh... nhiều thí sinh được 3-4 điểm môn Toán THPT quốc gia vẫn trúng tuyển ngành Sư phạm cùng môn.
Cao đẳng Sư phạm Thái Bình có 192 thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, trong đó 18 em đỗ vào ngành Sư phạm Toán, Ngữ văn, Lịch sử... Có 6 em được tổng điểm ba môn dưới 15, tức mỗi môn chưa đến 5 điểm.Đặc biệt, 2 thí sinh đỗ ngành Sư phạm Lịch sử, nhưng điểm thi THPT quốc gia môn này chỉ được 2,5 và 3,5. Có trường hợp đỗ Sư phạm Toán, Sư phạm tiếng Anh nhưng điểm thi môn chuyên ngành là 3,6.

thi-sinh-3-6-diem-toan-van-do-cao-dang-su-pham-toan

Điểm thi của một số thí sinh trúng tuyển vào Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

Tình trạng thí sinh có điểm thi môn chuyên ngành thấp vẫn trúng tuyển cũng diễn ra ở Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Trường này lấy chuẩn đầu vào phần lớn mã ngành là 9 điểm.Trong số 11 thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia ngành Sư phạm Toán, có 5 em được điểm thi môn Toán dao động 3,8-4,8; 8 em có điểm trung bình bài Khoa học tự nhiên (Hóa - Lý - Sinh) dưới 4,75.Hai thí sinh được 2,75 điểm thi THPT quốc gia môn Ngữ văn vẫn đỗ vào ngành Sư phạm Ngữ văn của trường.

Tại Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, 5 thí sinh được 2,8-3,6 điểm THPT quốc gia môn tiếng Anh đã trúng tuyển ngành Sư phạm tiếng Anh. Có em được 3,25 điểm môn Hóa và 4 điểm môn Sinh vẫn đỗ ngành Sư phạm Hóa học (Hóa - Sinh).Thực trạng một số trường cao đẳng sư phạm lấy 3 điểm mỗi môn được xem là "thảm họa của giáo dục". Nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TS Đinh Quang Báo cho rằng "3 điểm mỗi môn đỗ ngành sư phạm là không thể chấp nhận". Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định "những ngành có điểm đầu vào thấp thì chất lượng giáo dục cũng thấp". PGS Văn Như Cương cũng lo lắng khi nhìn điểm đầu vào ngành sư phạm năm nay thụt lùi. "Trước đây tuyển giáo viên vào trường chúng tôi không quan tâm điểm đầu vào đại học của ứng viên, nhưng chắc từ năm nay phải lưu ý tiêu chí này", Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh nói. PGS Cương nhắc lại câu danh ngôn Một thầy thuốc tồi có thể giết chết vài bệnh nhân, một vị tướng tồi có thể giết chết một đạo quân, nhưng một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc, để nhấn mạnh hệ lụy từ việc tuyển sinh viên sư phạm với đầu vào quá thấp.

Mùa tuyển sinh 2017, trừ hai đại học lớn là Sư phạm Hà Nội và Sư phạm TP HCM có điểm chuẩn cao, phần đông trường địa phương lấy điểm trúng tuyển ngành sư phạm bằng hoặc hơn một chút so với mức sàn 15,5 của Bộ Giáo dục.Đại học Hồng Đức (công lập, tỉnh Thanh Hoá) 10/10 ngành Sư phạm lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT quốc gia là 15,5. Đại học Hùng Vương (công lập, tỉnh Phú Thọ) 8/10 ngành đào tạo sư phạm có điểm trúng tuyển 15,5.Trường vùng miền có "thương hiệu" như Đại học Vinh (tỉnh Nghệ An), điểm chuẩn nhóm Sư phạm Tự nhiên (Toán, Tin, Vật lý, Hoá học) và Sư phạm Xã hội (Văn, Sử, Địa, Chính trị, Tiểu học, Quốc phòng an ninh) chỉ là 15,5, trừ Giáo dục tiểu học. Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi. Sư phạm Thái Nguyên có 6/14 ngành lấy điểm chuẩn 15,5.Các Cao đẳng Sư phạm ở địa phương, nhiều trường có mức trúng tuyển là 9-10 điểm, đã bao gồm điểm cộng. Như vậy, thí sinh chỉ cần được 3 điểm mỗi môn là trúng tuyển.

Quỳnh Trang http://vnexpress.net


"Lên thuyền"

Nguyên Ngọc

Cách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp.
Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chỉ bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.”
Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”.
Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. Bây giờ cũng đang có một phong trào “thuyền nhân” chạy khỏi đất nước như hồi mấy mươi năm trước, ngày càng đông đảo. Hồi những năm 70, 80 là thuyền nhân chính trị, di tản chính trị. Bây giờ là thuyền nhân giáo dục, di tản giáo dục. Chạy trốn nền giáo dục này.”
Hóa ra tôi quá lạc hậu. Một cuộc di tản mới, sâu sắc chẳng kém gì cuộc trước, mà nào tôi có biết. Hay đúng hơn, tôi không biết nó đã đến mức một phong trào “thuyền nhân” mới.
Khẩn thiết chạy trốn khỏi cái nền giáo dục mà cha mẹ họ lo sợ cho con cái họ.
Chắc dẫu sao cũng là chỉ những gia đình tương đối khá giả, và tôi nghĩ hẳn cũng chỉ ở thành phố, thậm chí phải là thành phố lớn.
Nhưng mấy hôm sau tôi lại gặp một chị bạn khác, vốn quê Thái Bình. Tôi đem kể với chị chuyện “Lên thuyền” tôi mới được nghe. Chị bảo: “Không chỉ ở thành phố đâu anh ơi, em mới về quê lên đây nè. Ngay ở quê Thái Bình, nhiều gia đình chẳng khá giả gì cũng lo chạy vạy hết nước, có khi bán cả nhà, cả ruộng, để cho con ra học nước ngoài, ngay từ phổ thông. Những bậc cha mẹ có ít nhiều hiểu biết đều rất lo sợ về nền giáo dục này cho con cái của họ. Người cắn răng ở lại chỉ là người đã cùng đường …”.
Vậy đó, Bộ Giáo dục, Nhà nước có biết điều này không? Tôi muốn hỏi.
Chưa hề thấy Bộ Giáo dục, là cơ quan chịu trách nhiệm về toàn bộ nền giáo dục và tình hình giáo dục nước nhà, nói gì về chuyện “Lên Thuyền” này cả. Bộ có biết một cuộc di tản giáo dục mới, rỉ rả, âm thầm, nhưng là đại di tản đang diễn ra, từng ngày, quyết liệt, một cuộc phản kháng âm thầm mà dữ dội bằng chân đối với nền giáo dục mà các vị đang áp buộc lên họ, con cái họ?
Cũng trên trang Văn Việt này cách đây ít lâu, tôi có đọc được bài viết của anh Đỗ Ngọc Thống trả lời những người muốn hỏi anh vì sao là người làm việc chính trong nền giáo dục này mà anh cũng lại cho con ra học nước ngoài, có phải anh cũng cho con di tản giáo dục không? Anh Thống bảo chẳng lẽ người hỏi điều đó không biết rằng anh cũng phải lo sợ cho con anh về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm và bao nhiêu thứ ô nhiễm văn hóa xã hội nữa ở trong nước bây giờ mà anh hẳn không muốn con anh phải chịu.
Tôi đồng ý với anh Thống về các thứ ô nhiễm rành rành anh đã chỉ ra và vì chúng, anh phải quyết cứu con anh ra khỏi. Tuy nhiên tôi có ngạc nhiên thấy anh không hề nói gì về ô nhiễm cũng sờ sờ ra đó của chính nền giáo dục mà anh đang tham gia làm ra, nó nguy hiểm đến mức hầu như bất cứ bậc cha mẹ nào có thể thì cũng đều không muốn cho con họ phải chịu, và quyết làm mọi cách để cho con “lên thuyền” hôm nay.
Một cuộc di tản giáo dục lớn, sao không ai báo động?
Nguyên Ngọc


Hình ảnh đến trường đầy xúc động của giáo viên vùng cao

VietnamNet15/08/2017

Những ngày tháng 8 học sinh trên cả nước bắt đầu tựu trường. Đây cũng là lúc các thầy cô giáo vùng cao phải vượt qua những cung đường khó để đến điểm trường tiếp tục sự nghiệp "gieo con chữ".
Rất nhiều những hình ảnh đến trường chuẩn bị năm học mới đầy gian nan đã được chính các thầy cô giáo chia sẻ trên mạng Facebook và khiến người xem không khỏi xúc động, cảm phục.
Sau kỳ nghỉ hè, các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) quay trở lại trường chuẩn bị cho năm học mới phải đi qua đoạn ngã ba suối đã bị lũ cuốn mất cống, sạt lở.
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 1

Những hình ảnh này được cô giáo Đào Thị Phượng, giáo viên của Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) ghi lại ngày các giáo viên trở lại trường.
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 2Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 3
Các thầy cô phải đi qua suối trước khi vượt dốc cheo leo.

Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 4Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 5

Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 6Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 7

Những cung đường vô cùng nguy hiểm.
Dưới đây là clip cô giáo Đào thị Phượng đứng bên bờ suối quay cảnh các thầy giáo cùng với người dân kéo đẩy xe máy qua đoạn đường sạt lở.
Dưới đây là đường đến trường của cô trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tá Bạ (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 8Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 9
Các cô giáo lút mình trong cây cỏ. Ảnh: Thang Dinh.

Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 10Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 11
Học sinh vượt suối đến trường. Ảnh: Thang Dinh.

Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 12
Một cô giáo Trường Tiểu học Hoang Thèn (Phong Thổ, Lai Châu) trên đường đến lớp thì xe máy trượt lao xuống vực, đang được đồng nghiệp kéo lên. Nguồn: FB Chúng tôi là giáo viên Tiểu học.
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 13Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 14
Còn đây là đường đến trường của các giáo viên ở tỉnh Điện Biên.

Khó khăn chồng chất khó khăn với những ngày mưa, sụt lở đất đá.
Đường đến trường của các thầy cô giáo huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum cũng đầy rẫy những gian nan:
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 15Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 16
Trời mưa những con đường đất trở nên lầy lội và khiến các giáo viên mất nhiều sức lực để có thể vượt qua.
Những chặng đường dài thách thức giáo viên.
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 17Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 18
Giáo viên lấm lem bùn đất đến trường.

Để vượt qua những cung đường gian nan đó, chuyện hỏng giày dép diễn ra thường xuyên.
Hinh anh den truong day xuc dong cua giao vien vung cao - Anh 19

Nếu không có những hình ảnh dưới đây, thật khó hình dung con đường đến trường để gieo con chữ của các thầy cô giáo lại khó khăn, vất vả đến vậy.
Những hình ảnh này sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, cảm thông của mọi người, đặc biệt là sự chia sẻ của chính các đồng nghiệp giáo viên ở khắp mọi miền của đất nước. Hầu hết đó là những lời động viên mong các thầy cô vùng khó cố gắng, nỗ lực để bám trường lớp, tiếp tục sự nghiệp gieo chữ.
Thanh Hùng (tổng hợp)


5 nền giáo dục hàng đầu thế giới

có những đặc điểm gì nổi bật

mà Việt Nam cần học hỏi?

Các quốc gia phát triển trên thế giới thường có một nền giáo dục hiệu quả và tiên tiến. Dưới đây là 5 đất nước đi đầu về cách giảng dạy và ươm mầm tài năng tương lai mà Việt Nam có thể học hỏi.

1. Giáo dục ở Phần Lan: Công bằng và miễn phí
Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ. Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.”
Thực hiện tiêu chí công bằng này, giáo dục Phần Lan không phân biệt giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.
hoc_sinh_phan_lan_c4bde_SQJS

Không áp lực thi cử
Giáo dục ở Phần Lan cũng không có các cuộc thi sát hạch nhằm phân loại học sinh, giáo dục hướng đến các học sinh yếu kém, giúp nhà trường trở thành môi trường thân thiện.
GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu: “Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”
“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội ”.

2. Giáo dục ở Nhật Bản: Đạo đức là cốt lõi

Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.
alt

Tư tưởng của người Nhật vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đạo đức là cốt lõi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.
Sau trận động đất khủng khiếp năm 2011, trong các cuộc cứu trợ, người Nhật không chen lấn nhốn nháo, không tranh giành khẩu phần. Trái lại, họ còn nhường nhịn lẫn nhau và kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi dù biết rằng, có thể tới lượt của mình thì chẳng còn lại gì.
Câu chuyện đứa trẻ 9 tuổi không biết rõ số phận cha mẹ mình thế nào, trong lúc khốn khó đói và rét run cầm cập đứng xếp hàng chờ khẩu phần ăn thì được một người lớn nhường lại túi lương khô, vì e rằng tới lượt đứa trẻ này thì các khẩu phần ăn hết mất.
Đứa trẻ ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Khi được hỏi đứa trẻ trả lời rằng “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con”.
alt

Câu chuyện này và những câu chuyện cảm động khác đã nhanh chóng được lan truyền ra thế giới bên ngoài nước Nhật. Người dân toàn thế giới rất ngượng mộ và khâm phục dân tộc Nhật Bản. Câu chuyện đứa trẻ nhường lại khẩu phần ăn kể trên được giới truyền thông xem như là “huyền thoại”. Chỉ dân tộc nào xem đạo đức là nền tảng, xem văn hóa cổ truyền là linh hồn của dân tộc mình thì mới có được những kỳ tích như vậy.
Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.
Phương châm của người Nhật là “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.
Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong của Nigeria khi nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã phát biểu rằng “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.
Tư duy ‘tự lập’
Giáo dục Nhật Bạn cũng hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức.
alt

Để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh ‘học sinh là trung tâm’, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.
Các bài học ở Nhật Bản được các giáo viên ghi trích nguồn ở đâu, rồi khuyến khích học sinh tìm thêm nguồn thông tin mới, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nhìn khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế cao nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.
Không áp lực thi cử
Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật Bản không gây áp lực thi cử cho học sinh
Giáo dục Nhật Bản cũng không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.
alt
Nhật Bản không có đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra còn có đợt thi lớp 6 và lớp 9 nhưng là để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.

3. Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác

Tự do của người Mỹ là tự do về tư tưởng, giữ quan điểm của mình đồng thời tôn trọng quan điểm ý kiến của người khác.

Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của mình rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình không thấy thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác ”
alt

Ở Mỹ giáo viên cho điểm và nhận xét học sinh, và học sinh được nhận xét và đánh giá chất lượng giáo viên.

4. Giáo dục ở Đức:  Bình đẳng

Một trong những đặc tính của giáo dục Đức đó là tính bình đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

 Chú trọng trải nghiệm thực tế

alt

Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.
Hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì dấn thân vào con đường đại học.
Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp.
v1a

Đức đã xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc, được quản lý bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang. Đây là một chương trình phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội.
Chương trình giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành. Một cách cụ thể, người học sẽ đến các trường dạy nghề từ hai đến ba ngày một tuần. Ở đó, các lý thuyết và thực tiễn về ngành nghề sẽ được truyền dạy. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải dạy các môn về kinh tế và xã hội, đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản khác.

5. Giáo dục ở Pháp: Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội
Trong khi nhiều nước khác xem giáo dục phổ thông là căn bản, còn cụ thể làm gì phải sau đại học, cao đẳng hay các trường nghề. Nhưng ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.
Cho nên ở Pháp từ cấp 1 của chương trình phổ thông đã dạy rất bao quát. Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những ứng dụng khác nhau. Đầu tiên là BAC General, Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).
College Students in Computer Lab --- Image by © James Lauritz/Corbis
College Students in Computer Lab

Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học thì có thể chọn hệ BAC Tech. Chương trình đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.

Ngọn Hải Đăng
http://www.daikynguyenvn.com

 

Đăng ngày 22 tháng 08.2017