HOANG TƯỞNG

Chân Diện Mục

Hầu hết người ta viết sử bằng sự hoang tưởng ! Nước càng nghèo đói chậm tiến càng hoang tưởng.
Trước đây tôi đã từng viết: Thời Hán người ta bắt lính mỗi năm phải đi ba ngày. Bắt lính kiểu đó thì lính Hán làm sao có thể tới Vân Nam, Việt Nam được ???
Viết sử kiểu này nên một ông Tây phán rằng: Lịch sử được viết bởi những thằng ngu!
Một ông khác phán: Lịch sử mất tiêu từ khi có sử gia ! Thật là ngu lâu khi thế kỷ 21 vẫn còn những trang viết như thế !
Thật là quá sức hoang tưởng khi có người viết rằng 4000 năm trước người ta đã di cư bằng cách đóng bè xuôi Hoàng Hà rồi ra biển Thái Bình để tới Đông Nam Á (!)
Đọc cổ sử, cổ văn và những nghiên cứu về ngôn ngữ của ông Chệt thì thấy ngôn ngữ xưa của ổng quá nghèo nàn. Nếu tưởng người xưa nói và viết như bây giờ thì… hỏng bét ! Hồi xưa Tầu nào có biết biển là gì ! Ta không thấy ông ấy gọi phía tây là Tây Hải, phía bắc là Bắc Hải, Hãn Hải, Mạc Hải đó sao ? Vây tôi nói rằng Đông Hải của mấy ông là miền Sơn Đông, và mấy ngọn núi Tiên của mấy ông là vùng núi Thái Sơn ở Sơn Đông chứ nào phải là mấy núi trôi bồng bềnh (!) ở biển Thái Bình (!) Nam Hải cũng nghĩa đó thôi ! Nam Hải của mấy ông là… Động Đình Hồ! là Dương Tử Giang!
Người Tầu rất dở về đóng thuyền, đi đường thuỷ nên ông Trương Khiên mới đóng bè (!) đi sứ Tây Vực (!). Ôi! mấy con sông ở Tân Cương (nếu gọi đươc là sông) chỉ có nước khi mưa, nước chảy từ đồi cát cao tới vùng cát thấp, làm gì có con sông nào nối những con sông cát đó với sông ở Cam Túc của Tầu, và sông ở các nước phía tây! Thật là ngu si đần độn quá mức tưởng tượng, mấy cái bè (!) của Trương Khiên đó trượt trêncát sao???
Những chuyện thuyền bè đời Hán là bịa cả thôi! Tôi nghỉ Qua thuyền là thuyền trái dưa, Lâu thuyền là thuyền hình con d … mà đều là những thuyền (!) độc mộc của tụi Dạ Lang (Nam Man) cả thôi.
Nhà Đường thống kê: Các Tiết Đạt Sứ miền Bắc có mỗi nơi… 10.000 ngựa. Giao Châu có 10.000 thuyền (!). Nhưng có trận hải chiến nào đâu! Có thấy dùng thuyền đâu! Đời Tống cũng thế, ta thấy đi bộ cả đấy thôi! Trong một bài trước, tôi có dẫn chứng một ông quan đời Minh can vua đừng đánh An Nam vì ông ta thấy… phiền quá: Phải huy động bao nhiêu xe bò, cần bao nhiêu phu khuân vác, cần bao nhiêu tre trúc để đan bao nhiêu cái sọt để đựng lương! Mộc Thạnh và Liễu Thăng đều đi đường rừng chứ có thuyền bè gì đâu! Và tôi cũng có dẫn chứng đời Minh không có thuyền để đuổi theo giặc biển nên đã bắt dân phải di dời 30 dặm sâu trong nội địa.

Viết sử mà cứ đầu Ngô mình Sở, râu ông cằm bà thì còn ra thể thống gì nữa! Cái tên Trương văn Hổ là cướp biển ở đời Thanh bị đắm thuyền chết ở biển Đông, người ta ghép cho hắn ta là quan đời Nguyên chết đuối nên lương không tới được quân của Thoát Hoan! Thật là láo toét bậy bạ cả!
Nhà Nguyên mà có thuỷ quân ư!!! Tôi không hiểu sao các học giả Quốc Tế khoa học đầy mình mà cũng viết quân Nguyên đánh indonesia và Nhật Bản (!)
Ngày xưa quân Chà Và đi từ cái nơi gọi là indonesia ngày nay tới Nha Trang, Thăng Long và… Trung quốc… được chăng?
Quý vị không thấy là địa danh Trà tràn ngập khắp Việt Nam từ Trà Sư, Trà Quới ở Kiên Giang, Long Xuyên tới… Trà Lĩnh, Trà Lùng, Trà Cổ ở biên giới phía Bắc chăng? Tôi có thể đếm được mấy trăm địa danh đấy!!! Nếu quý vị theo rõi đường hành quân của Toa Đô thì sẽ… ngộ ra liền! Toa Đô đánh Chiêm Thành như thế nào? Hắn đang ở Vân Nam đấy!!! Hắn từ Vân Nam (bằng đường thuỷ chăng!!!) xuống Chiêm Thành, rồi ngược lên Bắc đánh Đại Việt! (Mà có lẽ người Chiêm ở miền Bắc Việt Nam lúc đó còn nhiều lắm… nhiều lắm! Quý vị đọc cuốn “Miền Bắc Khai Nguyên“ thì sẽ thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc, cuối đời Nguyễn và đầu đời Pháp thuộc còn tràn ngập họ Ma, hầu như là đa số! Mà họ Ma là một trong bốn họ lớn của Chiêm Thành: Ung, Ma, Trà, Chế! Người Việt và người Tầu ít họ đó! Mà ngày nay ở nhửng vùng Chiêm lại ít họ Ma)
Tôi đã nhiều lần nhắc lại rằng đời Minh và đầu đời Thanh người Tầu không có Hải quân. Người Tầu đâu có biết biển là gì! Biển Bột Hải, biển Hoàng Hải là tên mới có sau này! Người Tầu có vẽ một cái biển nào đâu! Núi thì họ vẽ như cái nón úp, sông thì họ vẽ một con giun ngoằn ngoèo. Họ vẽ đường bờ biển có ra cái gì đâu! Đến như ông Bồ Đào Nha còn vẽ sai bét! Thế mà ngày nay họ phát hiện(!) những “bản đồ cổ“ (À mà tôi cũng xin nói rõ chữ Bản Đồ trong sách cũ là Cơ Đồ Bản Triều chứ không có hình vẽ gì cả, không có bản đồ địa lí, bản đồ địa dư nào cả) vẽ bờ biển khá chính xác (!!!) theo phương pháp vẽ bản đồ MEC CA TO!!! hay là họ bắt chước Việt Nam có bản đồ bờ biển hình chữ S mà người Pháp sưu tầm sai nói là bản đồ đời Hồng Đức rồi để ở Viện Khảo Cổ? Bản đồ đời Hồng Đức mà vẽ theo phương pháp Méc Ca To!!!

Tôi viết dài dòng nhiều trang giấy không phải để tranh luận, nhất là các học giả Tầu Cộng họ ngang ngược… nguỵ tạo… thật chả bõ khi tranh luận với các người điếc người mù… Ôi! Xưa họ đi tới Hoàng Sa bằng gì? Nhẩy dù chăng??? Xưa tất cả mọi người Tầu đều biết đằng vân như Na Tra, như Tôn Ngộ Không chăng???
Thật là ngu si, đần độn, ngang ngược, hoang tưởng bớ ông Tầu Sô Vanh.

25 tháng 06.2016
Chân Diện Mục


Giọt nước mắt của cô gái Tây Tạng

Buổi thuyết trình về mối quan hệ giữa chính quyền Canada và First Nations (Tức là những người bản địa tại Canada). Sau khi nói về vấn đề này, tôi chọn sự liên hệ đó là hoàn cảnh Việt Nam. Tôi nói về những gì mà người dân Việt đã phải trải qua sau ngày 30/4/1975. Tôi cũng nói về hoàn cảnh hiện nay của đất nước Việt Nam và chính bản thân tôi trước rất đông sinh viên. Tất cả mọi người đều cảm thông cho hoàn cảnh của Việt Nam bởi vì họ đã hiểu thế nào là chủ nghĩa cộng sản.
Sau tôi, một cô gái nhỏ bé người Tây Tạng mang tên Tenzin lên thuyết trình. Trước hết xin nói về cái tên này, tôi đã hỏi vì sao người Tây Tạng rất nhiều người có tên Tenzin. Cô cho biết là vì người dân muốn lấy tên của Đức Lạt Ma để luôn nhớ đến ông. Trong tiếng Tây Tạng, Tenzin cũng có nghĩa là người lưu giữ tinh thần, người thầy giáo của mọi người. Qua đó, tôi rất cảm phục tinh thần của người Tây Tạng đối với văn hóa, truyền thông của họ. Nhưng sau đây mới là vấn đề chính mà tôi đề cập ở đây.
Tenzin sau khi trình bầy về First Nations và Canada, cô đã trình bày về hoàn cảnh của Tây Tạng. Cô nói về nỗi khổ của người dân bị Trung Cộng đàn áp, của những cái chết thương tâm dưới đòn roi kẻ thù xâm chiếm đất nước họ. Xen lẫn câu chuyện là 3 lần cô quay mặt lại giảng đường và khóc bởi sự nghẹn ngào của một người yêu nước. Ngồi dưới, người viết cũng phải gục mặt xuống bàn…
Nói thật, kể từ khi qua đây, tôi cũng có quen vài em du học sinh, cũng có quen vài em, vài bạn người Việt đi học. Nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy ai nói về hoàn cảnh đất nước trong những dịp mà đáng lẽ phải nói. Ngay cả câu chuyện đời thường của mình, tôi chỉ thấy người dân Việt, du học sinh bàn về shopping, về những món đồ hiệu và những chiếc xe hơi đắt tiền. Các cô gái thì bàn về trai đẹp, đại gia và cả những chuyến du lịch và cả làm sao lấy được chồng Hải ngoại để được ở lại. Người Việt ở Hải ngoại cũng nhiều người lắm khi nói chuyện chỉ biết khoe nhà cửa, job “thơm” và bằng cấp của con cái, rồi hỏi nhau bao giờ về Việt Nam chơi. Họ chẳng cần quan tâm đến đất nước thế nào, vận mệnh dân tộc rồi sẽ ra sao.
Nhìn ngược lại giới trẻ trong nước, đa phần họ cũng chỉ nghĩ đến phim Hàn, sao Hàn, xe đẹp, ăn ngon, gái gú, đại gia, đồ hiệu vv…mà chẳng cần biết đến quê hương dân tộc đang sắp rơi vào hoàn cảnh như của dân tộc Tây Tạng. Nhìn những giọt nước mắt nghẹn ngào của cô gái trẻ Tây Tạng, tôi thông cảm cho cô, cho dân tộc cô và nghĩ tủi thân cho dân tộc mình bởi vì tôi gặp rất ít người Việt, nhất là người trẻ có được tinh thần như Tenzin và nhiều người Tây Tạng đang có. Đó chính là một nỗi buồn cho nước Việt.
Nhìn những giọt nước mắt của cô gái nhỏ Tây Tạng, tôi lại liên tưởng đến những giọt nước mắt của đám trẻ Việt Nam khóc cho Michael Jackson, cho những ngôi sao phim thị trường của Hàn Quốc. Tôi ước gì, những giọt nước mắt đó được nhỏ xuống cho Hoàng Sa – Trường Sa, cho Dân tộc Việt và cho người Việt thì tốt biết chừng nào… Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước khi mà người Việt hiện nay chỉ biết vùi mình trong những thú vui cho bản thân, cho gia đình mà quên hết họ còn phải sống cho một thứ thiêng liêng hơn cả đó là Tổ Quốc và Dân Tộc.
Ai đã dựng lên nước Việt Nam ? Các bạn là người Việt Nam hay là từ trên trời mà có? Có ai suy nghĩ về điều này không hỡi những bạn trẻ Việt Nam ? Hãy suy nghĩ và trả lời những câu hỏi đó mỗi ngày bởi vì đó là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi chúng ta với dân tộc mình. Hãy nhìn sang những bạn trẻ Tây Tạng, Philippines vv… dấn thân và không hề biết sợ hãi. Họ đang là tương lai tốt đẹp của đất nước họ. Điều đó xứng đáng cho chúng ta học tập.
Hỡi những người con xa xứ của nước Việt. Chúng ta không chỉ ra đi để kiếm được đồng tiền, vinh thân phì gia cho bản thân chúng ta. Chúng ta ra đi để mong ngày dựng lại Việt Nam, mong ngày quê hương không còn tang tóc. Vậy thì hãy quên những chuyến du lịch Tàu cộng. những chuyến du lịch Việt Nam, những thú vui rẻ tiền đi, mà hãy góp một phần sức lực, vật chất vv… mà bạn có thể để cùng nhau đưa đất mẹ của chúng ta thoát khỏi cơn nguy biến hiện nay. Hãy nhớ rằng chúng ta luôn là người Việt Nam, và phải tự nhủ về điều đó!
Những giọt nước mắt của cô gái nhỏ Tây Tạng cũng là giọt nước mắt cảnh tỉnh mỗi chúng ta đừng vô cảm. Vì nếu chúng ta tiếp tục vô cảm, sẽ có một ngày gần đây, chính con cháu chúng ta sẽ phải bước lên và nói về những điều đau đớn hơn nữa đối với dân tộc Việt. Và lúc đó, lại có thêm nhiều giọt nước mắt như cô gái Tây Tạng kia nhỏ xuống từ chính những con cháu của người Việt. Khi đó, chỉ là những giọt nước mắt muộn màng của cả một dân tộc đã từng kiêu hùng. Còn chờ gì nữa hỡi những người dân Việt ?
Giọt nước mắt nào chúng ta nhỏ xuống cho Việt Nam ?

Đặng-Chí-Hùng
24-06-2016

 
Đăng ngày 05 tháng 07.2016