Ấn Độ đã chánh thức đặt mua 36 phi cơ Rafale của Pháp

 

 Rafale. © Sirpa Air

Hạng chế tạo phi-cơ quân sự Dassault coi như là đã trúng mối lớn trong việc bán được cho Ấn-Độ 36 phi-cơ Rafale. Đây là lần thứ hai Dassault thành công trong việc bán được phi-cơ này kể từ khi phi cơ được đưa vào hoạt động. Phi cơ được bay thử vào năm 1986 và chánh-thức bay lần đầu  vào năm 1991 và tham-dự việc hiến giá kể từ năm 2000. Mặc dù là loại phi-cơ tối tân bỏ xa các phi-cơ phản-lực quân sự Mỹ vào thời điểm đó, Rafale không bán được cho nước nào cả, ngoại-trừ việc sản xuất để cung cấp cho không-quân Pháp. Mãi cho tới đầu năm nay, Dassault mới thành công lần đầu tiên trong việc bán 23 phi cơ Rafale cho Ai-Cập. Việc bán này có thể đã là một xúc tác cho việc thương thảo bán phi-cơ Rafale vì chỉ trong khoảng một tháng sau đó, đến lượt Ấn-Độ thoả thuận mua 36 phi-cơ Rafale dưới hình thức 'sẵn sàng để xử dụng'. Việc mua 36 phi cơ này của Ấn-Độ nằm ngoài cuộc thảo-luận về việc bán 126 phi cơ Rafale cho Ấn-Độ dưới hình thức hợp tác sản xuất (việc thảo-luận này đã kéo dài gần ba năm qua).

Chánh-phủ Ấn-Độ mong muốn có được các phi-cơ này 'ngay khi có thể' do 'nhu cầu chiến dịch cấp bách' của không-lực Ấn-Độ. Trong chuyến viếng thăm Paris ngày 10.04.2015, thủ-tướng Ấn-Độ Narendra Modi đã chánh-thức loan-báo việc mua 36 phi-cơ Rafale 'Chúng tôi chờ các phi-cơ này trong tình-trạng bay được càng nhanh càng tốt'. Theo thông-lệ, việc giao hàng được thực-hiện ba năm sau khi đặt hàng nhưng do yêu cầu cấp-thiết của Ấn do tình trạng 'cũ kỹ' của các chiến-đấu-cơ hiện có, việc giao hàng có thể nhanh hơn và có thể lấy từ số sản-xuất dành cho không-lực Pháp. Các phi cơ Rafale dành cho Ấn-Độ sẽ gần cận với các Rafale dành cho quân-đội Pháp nghĩa là có ra-đa RBE2 và ăng-ten tích-hoạt. Có thể có một vài điều chỉnh để có thể xử dụng các vũ khí được dùng ở Ấn.

Được biết Ấn vừa đẩy lùi một thương thuyết với Nga về phát triển hàng-không quân-sự và theo báo Times of India, việc mua này đã được quyết-định dưới áp-lực chánh-trị chớ không phải theo thủ tục bàn giấy thông thường. Trong khi đó, nhật báo The Hindu cho biết việc mua này đã làm giảm giá đối với Ấn-Độ vì không có vấn đề chuyển-giao về kỹ-thuật-học và việc giao hàng rất nhanh chóng. Hiện Ấn Độ có 34 phi cơ truy kích trong khi phải cần đến 44 phi cơ loại này để được dễ xoay trở trong việc đối phó với Pakistan và Trung-Hoa. Đó là chưa kể các phi-cơ của Ấn-Độ đều tới tuổi! Đặc biệt phi cơ Rafale là loại phi cơ đa năng có thể dùng trong việc thám thính, truy kích, ngăn cản, oanh-tạc và hổ trợ diện-địa. Có so sánh nói rằng Rafale chỉ thua F-35 về tính cách ẩn dạng (furtif) và hiện nay thì F-35 cũng gặp nhiều vấn-đề kỹ-thuật.

Dự trù việc bán 36 phi-cơ Rafale cho Ấn-Độ sẽ mang lại cho Dassault từ 3 tỉ rưỡi đến 4 tỉ euros, điều này giúp Dassault có công việc làm ít ra đến năm 2020. Nhưng ngoài Ấn-Độ, một vài nước khác cũng có thể mua Rafale trong những thời gian tới như Koweit, Qatar, Emirats Unis...

Nhữ Đình Hùng/13.04.2015

Tham khảo:

http://www.opex360.com/2015/04/11/quelques-considerations-sur-la-commande-indienne-portant-sur-36-avions-rafale/#cH9Y4qtdeFYOzEzG.99

 http://www.courrierinternational.com/article/france-lachat-de-rafale-une-urgence-pour-linde

http://www.opex360.com/2015/04/10/linde-veut-commander-36-avions-rafale/


 
Châu Á đối mặt với cơn ác mộng chiến tranh hạt nhân


Khi cả thế giới tập trung vào khả năng Iran cho triển khai lực lượng vũ khí hạt nhân tại Trung Đông, thì Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan cũng đang bị cuốn vào cuộc đua hạt nhân trên Ấn Độ Dương.

Tàu ngầm INS Chakra được Ấn Độ thuê của Nga trong khoảng thời gian 10 năm với mức giá 980 triệu USD.


Theo tạp chí National Interest, trong những năm tới, khả năng Ấn Độ, Pakistan và cả Trung Quốc sẽ cho triển khai hàng loạt vũ khí hạt nhân tại vùng biển Ấn Độ Dương. Hành động này sẽ như "đổ thêm dầu vào lửa" trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa các nước, đồng thời làm dấy lên nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân trên biển.

Căng thẳng giữa Ấn Độ - Pakistan
Lâu nay, các nhà quan sát đã coi sự đối địch giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ - Pakistan là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất trên thế giới và châu Á được xem là khu vực có khả năng bùng nổ một cuộc xung đột hạt nhân lớn nhất. Thậm chí, không ít lần, các nhà ngoại giao nước ngoài đã phải sơ tán khỏi Islamabad do lo sợ Ấn Độ - Pakistan giao tranh.
Hiện nay, Ấn Độ vẫn đang thi hành chính sách “Không Sử dụng vũ khí hạt nhân trước” (NFU). Nhưng Pakistan lại từ chối tham gia chính sách NFU đồng thời thông báo một danh sách dài các hành động khiến Islamabad có thể triển khai tấn công hạt nhân chống lại Ấn Độ. Tuy nhiên, Pakistan vẫn đang trong quá trình nghiên cứu thu nhỏ các loại vũ khí hạt nhân để sử dụng trong chiến đấu, nên nước này vẫn chưa thể triển khai tấn công trong thực tế.
Ngoài ra, Pakistan coi kho vũ khí hạt nhân quốc gia không chỉ dùng để phòng thủ mà còn tạo ra một chiếc ô giúp nước này tiến hành các cuộc tấn công bằng lực lượng tàu ngầm truyền thống nhằm vào Ấn Độ.

Trước mối lo phải đối mặt với vũ khí hạt nhân từ quốc gia láng giềng, tại Mumbai hồi năm 2008, Delhi đã đưa ra một số giải pháp nhằm kiềm chế nguy cơ Pakistan tổ chức tấn công. Song, không ít người cho rằng Ấn Độ sẽ không đủ kiên nhẫn để duy trì các biện pháp kiềm chế trong bối cảnh vẫn xảy ra các cuộc xung đột ở biên giới giữa hai nước.
Còn hiện nay, cả Ấn Độ và Pakistan đều đang trong tiến trình nâng cao năng lực lượng vũ khí hạt nhân trên biển.

Điển hình, hồi năm 2009, Ấn Độ đã cho hạ thủy chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân nội địa đầu tiên mang tên INS Arihant. Ngoài ra, Dehli cũng đang trong quá trình sản xuất thêm 2 chiếc tàu ngầm SSBN. Thậm chí, Ấn Độ còn phát triển các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mang đầu đạn hạt nhân Dhanush, trang bị cho lực lượng tàu thuyền tuần tra ngoài khơi. Dehli cũng cho ra mắt một chiếc tàu ngầm chuyên săn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và lên kế hoạch đóng 6 chiếc tàu ngầm SSN.

 

 

Pakistan đang tập trung phát triển các loại vũ khí hạt nhân nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước nguy cơ bị Ấn Độ tấn công.

Theo đó, SSBN là loại tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Còn SSN là tàu ngầm hạt nhân nhưng không được trang bị tên lửa đạn đạo.

Nối gót theo Ấn Độ, Pakistan đã cho công bố việc thành lập "Trụ sở Điều hành Lực lượng Hải quân chiến lược" với mục tiêu nâng cao năng lực phòng thủ trên biển. Theo đó, Islamabad dự định trang bị các loại vũ khí hạt nhân cho lực lượng tàu ngầm truyền thống mua từ Trung Quốc, với năng lực tấn công còn hiện đại hơn cả các tàu SSBN của Ấn Độ.

Cả Ấn Độ và Pakistan còn đang theo đuổi phát triển một số loại vũ khí chiến lược thành "bộ ba hạt nhân" để thực hiện năng lực tấn công thứ hai. Theo đánh giá mới đây của Viện Carnegie, hành động này sẽ chỉ tạo thêm bất ổn giữa hai nước.


Trung Quốc ủng hộ Pakistan, đối đầu Ấn Độ

Trung Quốc cũng đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua hạt nhân hóa ở khu vực Ấn Độ Dương. Vai trò của Bắc Kinh trong việc tạo ra một quốc gia Pakistan sở hữu vũ khí hạt nhân đã trở thành vấn đề lớn gây tổn thương tới mối quan hệ an ninh giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong thập niên 80, Trung Quốc đã xây dựng các kế hoạch phát triển vũ khí đồng thời cung cấp nguyên liệu hạt nhân và công nghệ tên lửa cho Pakistan. Do đó, bất cứ hành động hỗ trợ thêm năng lực hạt nhân trên biển cho Pakistan từ Trung Quốc sẽ chỉ khiến Ấn Độ coi Bắc Kinh là kẻ thù tiềm năng.

Trên thực tế, mối quan hệ hạt nhân giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã rơi vào tình trạng bất ổn và đang chuyển dần sang nguy cơ đối đầu trên khu vực Ấn Độ Dương. Trong đó, lực lượng phòng thủ hạt nhân mặt đất của Ấn Độ đang phải đối mặt với những bất lợi về mặt địa hình và công nghệ, nép vế hơn so với Trung Quốc. Khi mà, Trung Quốc có thể cho triển khai các tên lửa hạt nhân tới những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt nằm sát ngay biên giới Ấn Độ, đặt một nửa lãnh thổ Ấn Độ nằm trong tầm bắn của các tên lửa hạt nhân của Trung Quốc. Trái lại, nhiều thế hệ tên lửa tầm ngắn hơn của Ấn Độ chỉ có thể vươn tới một số trung tâm dân cư đông đúc ở miền đông Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều tàu ngầm của Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Ấn Độ Dương.
Đây chính là lý do khiến Ấn Độ tăng cường khả năng tấn công thứ hai trên các tàu ngầm SSBN, và khả năng chúng sẽ được triển khai ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Ấn Độ có thể đưa các tàu ngầm SSBN tới vịnh Bengal.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều các tàu SSN của Trung Quốc xuất hiện trên khu vực Ấn Độ Dương. Trong giai đoạn từ tháng 12/2014 – 2/2015, Trung Quốc đã cho triển khai một tàu SSN tới khu vực Tây Ấn Độ Dương, nằm trong chiến dịch chống nạn hải tặc.
Theo các nguồn tin từ Ấn Độ, ẩn ý trong chương trình chống nạn hải tặc của Trung Quốc là hướng tới triển khai thường xuyên hơn các tàu SSN tới vùng biển này.
Song, Bắc Kinh dường như không có lý do gì để đưa các tàu SSBN tới Ấn Độ Dương. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ có thể đưa tàu SSBN tới khu vực Tây Thái Bình Dương để "đề phòng" Mỹ.

Theo National Interest, cho tới nay, nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự giữa 3 cường quốc hạt nhân là Ấn Độ – Pakistan – Trung Quốc vẫn còn khá nhỏ. Mặc dù, tình hình bất ổn ở Ấn Độ Dương có xu hướng ngày càng leo thang nhưng mức độ nguy hiểm từ việc 3 nước này mất kiềm chế là còn khá xa.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Theo dõi sự kiện qua Videos Thời Sự quốc tế tiếng Anh
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1122870#ixzz3XDx1zZI8

 Minh Thu lược dịch