banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Câu chuyện Miến Điện

Vũ Linh


Miến Điện (Myanmar/Burma)
 
Nếu theo dõi Truyền Thông Dòng Chính (TTDC) từ vài năm qua, người ta có cảm tưởng xứ Miến Điện là xứ kỳ thị Hồi giáo tàn ác nhất nhân loại khi cướp, hãm, tra tấn, giết khối dân Hồi giáo thiểu số hiền lành vô tội của xứ này, khiến cả triệu dân này phải bồng bế nhau tìm đường trốn chạy, qua xứ láng giềng Bangladesh và cả tới những xứ xa hơn như Mã Lai, và Úc luôn.
Tháng vừa rồi, Tòa Hình Sự Quốc Tế -International Criminal Court- mà Mỹ không nhìn nhận (TT Obama cũng chỉ chấp nhận Mỹ tham gia với tư cách quan sát viên) đã họp tại La Haye của Hòa Lan để cứu xét đơn của xứ The Gambia nhân danh Hiệp Hội Hợp Tác Hồi Giáo (57 xứ Hồi giáo) kiện Miến Điện về tội diệt chủng dân Hồi giáo. Đích thân bà Aung San Suu Kyi đã ra trước tòa để bênh vực quan điểm của Miến Điện.
Sự thật khác xa bức họa đen ngòm mà truyền thông thiên tả Âu Mỹ vẽ ra và truyền thông tỵ nạn lờ mờ dịch lại.Miến Điện, bây giờ gọi là Myanmar (Miến Điện là phiên dịch từ Burma, chỉ là tên của một trong nửa tá sắc dân chính của Myanmar, là xứ có hơn 100 sắc dân nhỏ khác nhau) đã phải đối đầu với vấn nạn Hồi giáo từ cả trăm năm qua rồi.
Trong một tỉnh phiá tây Miến Điện có tên là Rakhine, sát biên giới Bangladesh, có một sắc dân mà người ta thường gọi là Rohingya, là một sắc dân gốc Ấn nhưng theo đạo Hồi chứ không theo Ấn Độ giáo, không có liên hệ gì đến dân Miến, từ chủng tộc, đến văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, và tôn giáo.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi Anh trao trả độc lập thì vùng Rakhine này thuộc lãnh thổ Miến, khối dân Rohingya chỉ có một nhúm chừng hơn 100.000 người sống trên đất Miến. Phần lớn còn lại cả triệu người vẫn sống bên kia biên giới, trên lãnh thổ Bangladesh (khi Anh trả độc lập cho Ấn, họ chia đất đô hộ này thành Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Pakistan theo Hồi giáo, gồm có Đông Pakistan và Tây Pakistan. Rồi Đông Pakistan dành độc lập từ Tây Pakistan, lấy tên Bangladesh).
Khối dân Rohingya sống bên Bangladesh này sanh đẻ quá nhanh, dân số tăng mạnh, không đủ đất sống tại Bangladesh là xứ đã quá đông dân rồi. Khối dân đó bắt đầu tràn qua kiếm đất sống bên Miến Điện, dần dà lên đến cả triệu người.

Có hai điểm cần để ý:
- Khối dân Hồi giáo Rohingya rất cuồng tín và quá khích. Họ tràn qua Miến Điện, chiếm làng Miến, đuổi dân Miến đi, đốt chùa, giết hết sư, xây đền Hồi giáo khắp nơi, thậm chí lùng giết luôn cả dân Miến không Hồi giáo mà họ gọi là ‘infidels’, lập các loại làng tự trị với rào kẽm và tre giống y như ấp chiến lược của VN ta năm xưa, thành lập các nhóm ‘dân vệ’ địa phương, có võ trang súng ống để chống lại cảnh sát và quân đội Miến. Tính bạo động của dân Rohingya hoàn toàn được truyền thông cấp tiến Âu Mỹ bao che, không bao giờ nói đến.
– Vì là ‘di dân lậu’ bất hợp pháp trên đất Miến, nên họ sống rất khốn khổ, trong nghèo đói tận cùng. Không được sự giúp đỡ nào của chính quyền Miến, cũng chẳng được chính quyền Bangladesh giúp gì. Y tế và giáo dục hầu như không có gì. Cả hai chính quyền đều không dám nhìn nhận khối dân này. Vì lý do rất giản dị: kinh tế. Cả hai nước đều nghèo mạt, không có tiền nuôi cả triệu dân ‘vô gia cư’ hay ‘vô tổ quốc’ này.
Dĩ nhiên tình trạng này đưa đến đụng độ võ trang với dân Miến và quân đội Miến. Cả hai bên đều mạnh tay vì quyền lợi sống còn. Không có chuyện tàn ác một chiều từ phiá dân Miến như truyền thông Âu Mỹ mô tả. Tất cả những ai đã viếng thăm Miến đều biết dân Miến rất sùng đạo Phật và rất hiền lành.
Người ta có cảm tưởng TTDC Âu Mỹ hình như sợ hay muốn nịnh đám quá khích Hồi giáo nên đi tìm đám dân Phật giáo hiền lành Miến làm con thiêu thân để đổ lên đầu họ những tội tàn bạo nhất.
Vì khối dân Rohingya đó đi đến đâu đốt chùa và giết sư đến đó, nên khối Phật giáo phải tự vệ. Nhiều ông sư đã mạnh miệng kêu gọi Phật tử Miến và cả sư sãi phải tự võ trang bằng gậy gộc, dao búa cá nhân để tự vệ. Truyền thông Âu Mỹ gọi mấy ông sư này là ‘buddhist terrorists’, khủng bố Phật giáo. TTDC Mỹ theo chỉ thị của TT Obama, cho đến nay vẫn không dám gọi khủng bố Hồi giáo quá khích là ‘muslim terrorists’ hay khủng bố Hồi giáo, nhưng lại mau mắn gọi mấy ông sư ngồi giảng kinh và kêu gọi giữ chùa là khủng bố.
Thực tế, đây là một cuộc ‘chiến tự vệ’ của khối Phật tử Miến chống khối Hồi giáo xâm lăng Rohingya từ Bangladesh tràn qua, chứ không phải chuyện Miến kỳ thị, đàn áp một sắc dân thiểu số của họ. Một số không ít dân Miến cũng theo đạo Hồi, và tại những thành phố lớn như Yangon, Mandalay,… đều có nhiều đền thờ Hồi giáo, và dân Miến theo đạo Hồi chẳng gặp chống đối hay kỳ thị gì.
Nhưng đọc báo Âu Mỹ, ta có cảm tưởng trái ngược hoàn toàn. Đó là cách thông tin méo mó, phe đảng của truyền thông Âu Mỹ mà dân ta đã nếm mùi trong cuộc chiến tại miền Nam VN năm xưa.

Thái độ của truyền thông Âu Mỹ đối với bà Aung San Suu Kyi thật tiêu biểu
Bà Aung San Suu Kyi là con của tướng Aung San, người hùng đã tranh đấu cho độc lập của Miến dưới thời Anh đô hộ. Phải nói thêm, dân Miến không có họ như họ Nguyễn, Lê, Trần của ta. Mỗi người đều có tên khác nhau.
Aung San Suu Kyi có nghĩa là ‘con gái của ông Aung San’. Ông bị ám sát chết vài ngày trước khi Miến được chính thức độc lập, bởi một nhóm võ trang khác cũng đang tranh đấu cho độc lập. Tướng Aung San là người thành lập ra đảng Cộng Sản Miến sau này bị cấm hoạt động, cũng là người thành lập ra quân đội Miến luôn.
Cho đến nay, tướng Aung San vẫn là người hùng được cả nước tôn sùng, và hấu hết các tướng lãnh thống trị Miến trong nửa thế kỷ qua đều là ‘đàn em’ của ông, rất kính trọng ông.
Sau khi ông bị giết, bà vợ tướng Aung San dắt con gái Suu Kyi chạy qua Anh. Bà Suu Kyi lớn lên tại đây, lấy chồng người Anh, sanh ra hai con trai.
Năm 1988, sau gần 40 năm xa xứ, bà Aung San Suu Kyi về Miến lần đầu tiên để thăm mẹ đã về lại Miến từ lâu và đang hấp hối. Một hôm bà vào nhà thương thăm mẹ, tình cờ thấy cả mấy chục sinh viên máu me đầy người trong nhà thương. Họ đã biểu tình chống chính quyền quân phiệt và bị đàn áp.
Bà bị sốc nặng, tìm hiểu vấn đề, và quyết định ở lại Miến, gia nhập hàng ngũ đảng đối lập, đòi tự do dân chủ, chống quân phiệt. Bà được đôn lên hàng lãnh tụ ngay, phần lớn vì tên tuổi của ông bố.
Năm 1991, các tướng lãnh nhượng bộ, cho bầu cử quốc hội tự do. Trong bất ngờ hoàn toàn, đảng của bà Suu Kyi thu được hơn 80% phiếu, và bà Suu Kyi trên nguyên tắc sẽ được quốc hội bầu làm tổng thống.
Các tướng lãnh hoảng hốt, hủy bỏ kết quả bầu cử, ra luật cấm người có chồng, vợ, con quốc tịch nước ngoài không được làm tổng thống. Các tướng giữ quyền và bắt bà Suu Kyi giam lỏng tại gia. Vì uy tín của ông bố của bà, các tướng ‘đàn em’ không dám đụng, chỉ giam lỏng bà tại gia, trong hơn 15 năm.
Cả thế giới bất bình, tẩy chay và cấm vận Miến Điện, ngoại trừ có đúng một xứ ‘ân nhân’ đứng ra giúp Miến tối đa: ông láng giềng Trung Cộng. Cái làm cho dân Miến tôn sùng bà Aung San Suu Kyi là tính can đảm vô song của bà.
Các tướng lãnh tìm đủ cách, từ áp lực cắt điện nước, không cho tiếp tế đồ ăn, đến dụ dỗ đủ kiểu trong gần 20 năm để đẩy bà về Anh, nhưng bà nhất quyết không đi. Ngay cả khi ông chồng bị ung thư hấp hối bên Anh, bà cũng nhất quyết không về vì bà biết bà mà ra khỏi xứ là sẽ không bao giờ trở về Miến tranh đấu cùng dân Miến được.
Bà Suu Kyi thực sự đã tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền của dân Miến chứ không phải chỉ tranh đấu cho cá nhân bà, để khi có dịp đi tỵ nạn nước ngoài là chạy cho thật nhanh.
Cả thế giới cảm phục bà. Bà được đủ loại giải thưởng, kể cả giải Nobel Hòa Bình.
Năm 2010, các tướng lãnh chán Trung Cộng vì thấy TC chẳng giúp gì mà chỉ lợi dụng đất Miến để tìm đường ra biển Bengal, kiểu như giúp xây xa lộ, đường xe lửa từ TC xuyên qua cả xứ Miến xuống tới vùng biển Ấn Độ Dương. Các tướng muốn bỏ TC theo Tây Phương, bắt đầu chính sách cởi mở trong nước, thân thiện với Mỹ qua cựu thượng nghị sĩ Jim Webb trước tiên.
Các tướng cho tổ chức bầu quốc hội năm 2015. Cũng như lần trước, đảng của bà Suu Kyi chiếm 80% phiếu, ngay cả bà Suu Kyi cũng đắc cử dân biểu. Vì các tướng không chấp nhận cho sửa Hiến Pháp, bà Suu Kyi vẫn không thể làm tổng thống được.
Bà mau mắn chỉ định một ông phụ tá của bà ra tranh cử tổng thống do quốc hội bầu. Đảng của bà chiếm gần hết quốc hội nên ông này đắc cử tổng thống dễ dàng, bổ nhiệm bà Suu Kyi làm Cố Vấn Quốc Gia -State Counsellor- kiêm Ngoại Trưởng. Thực tế bà nắm trọn quyền trong khi tổng thống chỉ là bù nhìn. Chính bà Suu Kyi cũng khoe tổng thống phải nghe lời của bà.
Tuy nhiên, quyền hạn của bà bị giới hạn theo Hiến Pháp Miến: tổng thống không được đụng đến quân đội, bộ quốc phòng và bộ an ninh lãnh thổ, vẫn hoàn toàn và tuyệt đối nằm trong tay Hội Đồng Quân Lực. Ngay cả trong quốc hội, 25% được dành cho các đại diện của quân đội do Hội Đồng Quân Lực bổ nhiệm. Nghiã là vấn đề Rohingya vẫn nằm trong tay các tướng lãnh mà bà Suu Kyi không xiá vào được.
Truyền thông Âu Mỹ tung hô bà Suu Kyi lên 9 tầng mây. Dù sao thì bà vẫn là con của người sáng lập ra đảng Cộng Sản Miến, có lập trường rất thiên tả, truyền thông Âu Mỹ rất mê. Tuy nhiên, tuần trăng mật Âu Mỹ – Suu Kyi kéo dài không lâu, vì họ khám phá ra cái thiên tả của bà Suu Kyi không giống thiên tả bắc Âu, mà rất gần TC.
Mỹ và Tây Âu thấy ngay không có gì thay đổi lớn lao hết. Bà Suu Kyi có quyền cải cách từng bước nhỏ các vấn đề kinh tế, giáo dục, xã hội, nhưng các tướng vẫn nắm quyền quân sự và an ninh và nhất là khối dân Rohingya vẫn không khá hơn. Họ thất vọng, bắt đầu chỉ trích và áp lực bà Suu Kyi mà bất cần biết vài chuyện:
– Thứ nhất, bà không có quyền hành gì trong các vấn đề an ninh, và Rohingya;
– Thứ nhì, bà Suu Kyi cũng đồng ý với các tướng và tuyệt đại đa số dân Miến là vấn đề không phải là chuyện Miến đàn áp dân Rohingya vì kỳ thị Hồi giáo giản dị như truyền thông Âu Mỹ xuyên tạc.
– Thứ ba, bà Suu Kyi có muốn làm gì cũng khó xoay sở vì chẳng những bà không có quyền mà cũng không có tiền để giúp khối dân này. Thế giới giả dối họp đủ loại hội nghị quốc tế về việc cứu giúp dân Rohingya, nhưng khi Miến và Bangladesh xin tiền để nuôi đám dân này thì không một xứ nào cho một xu, bắt hai anh khố rách áo ôm phải tự lo.

Câu chuyên tương lai của Miến ra sao, ta phải chờ xem. Vấn đề bàn ở đây chính là thái độ của truyền thông, bóp méo vấn đề Rohingya một cách thô bạo. Tung hô ‘gà nhà’ Suu Kyi mà không hiểu rõ vấn đề, đến khi thấy hy vọng của mình không thành thì quay ngược thái độ, đang đòi lấy lại cái giải Nobel của bà Suu Kyi, và mang bà ra trước tòa.
Từ tung hô đến công kích, cả hai thái độ đều tùy thuộc quan điểm và ý muốn của truyền thông thiên tả Âu Mỹ mà không cần biết gì về nhu cầu hay quyền lợi thực tế của dân Miến.
Cái vô lý trong câu chuyện là trong con mắt của khối cấp tiến thế giới, bà Suu Kyi từ một “Phật Bà Quan Âm” trong một chớp mắt đã biến thành ma qủy hắc ám tàn nhẫn nhất thế giới.
Tại sao TTDC bênh phe Hồi giáo? Ảnh hưởng chính trị của Phật giáo trên thế giới không bằng một góc ảnh hưởng chính trị của khối Hồi giáo. Trên thế giới, chẳng có hiệp hội chính trị nào đại diện cho các nước Phật giáo hết. Phật giáo chẳng kiểm soát một nước nào hay một kho dầu hỏa nào, cũng chẳng khủng bố đánh nhau với ai hết.
Nhìn vào phiên toà La Haye thì thấy rõ tính phe phái. Phiên tòa phỏng vấn hơn 200 ‘nạn nhân’ Hồi giáo và đưa ra trước tòa 3 ‘nhân chứng’ Hồi giáo, trong khi phỏng vấn và đưa ra đúng zero nhân chứng Phật giáo Miến Điện, ngoại trừ cho phép một mình bà Aung San Suu Kyi ra trước tòa.
Câu kết ở đây rất giản dị: TTDC có ‘chương trình nghị sự’ phe phái của họ, từ trong nước đến ngoài nước, ta có đọc tin tức thì cần thận trọng, tránh làm con thiêu thân cho họ. Đừng bao giờ nghĩ TTDC Mỹ là Thánh Kinh phải nhắm mắt dịch theo rồi phổ biến tứ tung.
Vũ Linh

(diendantraichieu.blogspot.com)



Gian lận phiếu ở Miến Điện, ở Hoa kỳ: quân đội nhập cuộc

& Việc đấu tranh cao quý của TT Trump

Nguyễn Phúc Liên

Tôi tham gia chính trị sinh viên vào những năm 1964-1965 tại Sài-gòn. Hồi ấy phải đánh nhau cam go chống phong trào Sinh viên Thanh niên của Bác sĩ Lê Khắc Quyến từ Huế tràn xuống tới Phan Thiết, gọi là Sinh viên Thanh niên Cứu quốc, theo chủ trương Cộng sản nằm vùng của Thượng tọa Thích Trí Quang.
Sang đến Âu châu này năm 1965, và rồi vào thập niên 1970 lại gặp đám Sinh viên Mỹ (Gauchistes Américains), được hỗ trợ bởi Liên xô, mở Phong trào đòi « Go Home » những binh sĩ Mỹ đang giúp Miền Nam Việt Nam chống lại Xâm lăng Cộng sản Quốc tế mà Miền Bắc Việt Nam chỉ là công cụ chiến tranh. Cái đám Sinh viên thiên tả này chính là Nhóm Jane Fonda, Kerry, Biden, Hillary Clinton, Bill Clinton… Chúng sống dai thật ! Và trong những Thập niên, chúng mang Xã Hội Chủ Nghĩa vào Mỹ và ngày nay chúng còn phản bội Hoa kỳ, làm tay sai cho Đảng CSTQ thò bàn tay lông lá vào phá nước Mỹ. Đặc biệt trong mùa Bầu cử 2020, đám Dân chủ Mỹ tả phái này đã cùng với ĐCSTQ âm mưu gian lận phiếu để làm cuộc ĐẢO CHÁNH TT.D. TRUMP, đưa Joe Biden lên làm Tổng Thống bù nhìn để ĐCSTQ cộng sản hóa dần dần nước Mỹ!
Cuộc gian lận phiếu tại Mỹ chưa giải quyết minh bạch, thì chúng tôi lại nhìn thấy những khuôn mặt của nhóm Dân chủ Mỹ thiên tả xuất hiện cùng với Bà Aung San Suu Kyi nhân vụ ĐẢO CHÁNH tại Miến Điện mà nguyên nhân là GIAN LẬN BẦU CỬ của Bà Aung San Suu Kyi có bàn tay lông lá của Đảng CSTQ thò vào. Nhóm Dân chủ gìa thiên tả này của Mỹ la lối bù lu bù loa lên là Độc tài Quân đội Miến Điện làm ĐẢO CHÁNH hà hiếp Ba Aung San Suu Kyi. ĐCSTQ củng lên tiếng đe dọa Nhóm Quân Đội ĐẢO CHÁNH. Chúng tôi thấy giọng điểu hò la vu không giống như đám Dân chủ Mỹ già thiên ta cùng với Tầu Cộng đã làm đối với TT.D. TRUMP.
Quân Đội Miến Điện làm cuộc ĐẢO CHÁNH, bắt nhốt Bà Aung San Suu Kyi, chống lại GIAN LẬN BẦU CỬ có bàn tay hỗ trợ của ĐCSTQ, nhằm cứu TỰ DO CÁ NHÂN của người Dân Miến Điện và cứu nền CỘNG HÒA Tự do Dân chủ Miến Điện khỏi bị từ từ Cộng sản hóa do Bà Aung San Suu Kyi cùng với ĐCSTQ chủ trương.



BẢN TIN ĐẢO CHÁNH TẠI MIẾN ĐIỆN:
Các nhà lãnh đạo của quốc gia Myanmar đã bị quân đội nước này bắt giữ vì cáo buộc có hành vi gian lận phiếu bầu lớn trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Đặc biệt nhóm gian lận bầu cử này là đồng minh của nhóm Obama, Biden, H.Clinton, Pelosi, Soroc...thuộc Dân chủ Mỹ.
Việc Biden và nhóm Obama liên kết cối Cố vấn Nhà nước Myanmar để gian lận bầu cử là điều ko lạ lùng, nhưng kẻ gian ác chắc chắn sẽ phải đền tội. Và hôm qua Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint đều bị lực lượng vũ trang của quốc gia này bắt giữ trong các cuộc đột kích vào sáng thứ Hai, sau khi có nhiều cáo buộc rằng họ đã gian lận bầu cử.
Kết quả chính thức của cuộc bầu cử tháng 11 tại Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, cho thấy một chiến thắng thuộc về Liên đoàn Quốc gia Tự do vì Dân chủ (NLD), do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Đảng Đoàn kết và Phát triển theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ (USDP), được nhiều thành viên trong quân đội nước này ủng hộ, đã mất một số ghế.
Tuy nhiên, theo quân đội, ngay sau đó rõ ràng là gian lận phiếu bầu lớn đã diễn ra.
Vào ngày 15 tháng 1, USDP đã công bố 94.242 trường hợp gian lận bầu cử ở sáu thị trấn, và sau đó kêu gọi một cuộc bầu cử mới, công bằng do quân đội và ủy ban bầu cử của đất nước giám sát .
Ở làng Shaw Pin Kaing, một cô gái chưa đủ tuổi đã có thể bỏ phiếu. Cô ấy chỉ mới 16 tuổi, ”cựu ứng cử viên hạ viện USDP U Nyunt Saung, người từng tuyên bố là nạn nhân của một vụ lừa đảo. "Cô ấy bị hàng xóm ép buộc phải đi bầu cử."
Thiếu tướng Zaw Min Tun, người phát ngôn của quân đội Myanmar, chỉ ra rằng có thêm 8,6 triệu điểm bất thường ở 314 thị trấn đã được xác định, cho thấy rằng một số lượng lớn cử tri đã bỏ phiếu nhiều lần và kêu gọi ủy ban bầu cử hành động.
Tướng Zaw Min Tun đã kêu gọi ủy ban bầu cử cung cấp danh sách cử tri cuối cùng để kiểm tra chéo, nhằm xác minh xem có gian lận xảy ra hay không.
“Không giải quyết vấn đề này theo luật có nghĩa là đây là một cuộc khủng hoảng chính trị,” ông nói với các phóng viên vào tuần trước.
Ủy ban bầu cử thiếu ý chí, do NLD chỉ định, đã từ chối thừa nhận bằng chứng.
“Điểm yếu và sai sót trong danh sách cử tri không thể gây ra gian lận bầu cử,” ủy ban bầu cử cho biết trong phản hồi của họ.
Cuối cùng, quân đội đã ra tối hậu thư cho chính phủ NLD vì đã không "tôn trọng và tuân thủ" Hiến pháp Myanmar. Tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar cho rằng vai trò của quân đội là ngăn chặn các chính phủ lạm dụng luật pháp.
Tướng Min Aung Hlaing tuyên bố hôm thứ Năm trong một video phát biểu trước các sĩ quan quân đội: “Nếu ai không tuân theo luật, thì luật đó phải bị hủy bỏ.
Để ngăn chặn hành vi trộm cắp, quân đội cuối cùng đã có hành động quyết định vào sáng thứ Hai chống lại những gì đã được mô tả là "không trung thực và không công bằng" trong cuộc bầu cử tháng 11.
Hết  BẢN TIN ĐẢO CHÁNH

Tại Hoa kỳ, việc kiên trì phản kháng lại GIAN LẬN BẦU CỬ , không phải là việc tranh quyền làm Tổng Thống giữa TT.D.TRUMP, một người Tài năng Đức độ, và Joe Biden, vô tài thiếu đức và bị tố cáo gian lận phiếu , mà chính là cuộc kiên cường đấu tranh của TT.D.TRUMP chống lại đám già Dân chủ Mỹ thiên tả mà tôi đã nhìn thấy mặt của chúng cách nay đã trên 50 năm : Jane Fonda, Kerry, Joe Biden, Clinton trai, Clinton gái… TT.D.TRUMP kiên trì đấu tranh nhằm cứu TỰ DO CÁ NHÂN của người Dân Mỹ, cứu nền CỘNG HÒA Tự do Dân chủ của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ đã kéo dài nhiều trăm năm và đã làm cho Hoa kỳ thịnh vượng.
Khi có ngoại bang Tầu Cộng cùng với đám Dân chủ Mỹ thiên tả phản bội, thì Quân đội Hoa kỳ có thê làm ĐẢO CHÁNH giống như Miến Điện, bắt nhốt Biden-Harris, bắt nhốt những tên Dân chủ thiên tả phản bội để cứu Dân Mỹ và Hoa kỳ.
Quân đội Hoa kỳ chưa làm, đã âm thầm làm hay sẽ công khai làm CUỘC ĐẢO CHÁNH bắt nhốt tù những tên Dân chủ thiên ta phản bội?!
Chúng tôi nghĩ rằng, với việc GIAN LẬN BẦU CỬ ở Mỹ và Miến Điện, có những điểm xẩy ra tương tự với những khôn mặt Dân chủ Mỹ thiên tả già đắng xuất hiện mà chúng tôi hận thù chúng khi nghĩ đến việc chúng đã làm cho Quê Hương Việt Nam.
Sự tương tự ngày nay ở Mỹ và Miến Điện khiến chúng tôi đặt câu hỏi :
TỪ DÂN CHỦ NHÂN BẢN CHUYỂN SANG DÂN CHỦ CON SỐ,
FROM HUMAN DEMOCRACY TO DIGITAL DEMOCRAY - DE LA DEMOCRATIE HUMAINE A LA DEMOCRATIE DIGITALE
Trong những nền DÂN CHỦ trên đây:
1) DÂN CHỦ NHÂN BẢN (Human Democracy/ Démocratie Humaine):
Con người còn có được TỰ DO CÁ NHÂN cao quý của mình. Đây là Quyền TỰ DO mà Thiên Chúa ban cho Con người để rồi chính Thiên Chúa trở thành bất lực không thể tước đoạt lại được cái Quyền TỰ DO CÁ NHÂN con người ! Vì vậy không ai nhân danh Con người để tước đoạt quyền TỰ DO CÁ NHÂN này từ người khác vậy !
2) DÂN CHỦ SÚC VẬT (Animal Democracy/ Démocratie Animale):
Con người trở thành như súc vật thành bầy do quyền lực độc tài sai khiến. Đó là Dân Chủ trong Chế độ Cộng sản. Con người trở thành một con vật trong bầy để Cộng sản sai khiến giống như bầy Khỉ, bày Trâu, bầy Bò, đàn Chó. Có thể phản kháng trong bầy, nhưng sẽ bị giết chết !
3) DÂN CHỦ CON SỐ (Digital Democracy/ Démocratie Digitale):
Con người trở thành con số cho máy Điện tử (Dominion chẳng hạn). TỤ DO CÁ NHÂN của con người không còn nữa bởi vì mình trở thành con số cho máy điện tử.

Tổng Thống Donald TRUMP đang đấu tranh cho nền DÂN CHỦ NHÂN BẢN ! Chống lại việc biến con người trở thành súc vật trong bầy ! Chống lại việc biến con người trở thành một con số đặt ở vị trí nào, nằm yên chỗ đó để máy Điện tử (Dominion chẳng hạn) cộng, trừ, nhân, chia, thêm bớt tùy ý người dùng máy !
Geneva 04.02.2021
Gs Kinh tế - Dr. NGUYEN PHUC LIEN


Quyền lợi kinh tế của Trung cộng

tại Miến Điện

Thanh Hà


Một đoạn đường tại thủ đô Naypyitaw trong dịp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Miến Điện ngày 17/01/2020.       AP - Aung Shine

Sau cuộc đảo chính, nền kinh tế Miến Điện vốn đã bấp bênh, lại càng lệ thuộc vào Trung Quốc : Đây là quan điểm của đa số các nhà phân tích. Riêng với chuyên gia về Đông Nam Á Sophie Boisseau du Rocher thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, chưa chắc Bắc Kinh thật sự « thoải mái » khi thấy giới tướng lĩnh Miến Điện trở lại cầm quyền.
Từ giữa thập niên 1950, đầu những năm 1960 thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã 9 lần công du Miến Điện. Quốc gia Đông Nam Á này là nước đầu tiên ngoài khối Cộng Sản công nhận Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa sau thắng lợi của Mao Trạch Đông. Quan tâm của Bắc Kinh với nước láng giềng sát cạnh với hơn 2.000 cây số đường biên giới chung trên bộ không phải là điều mới mẻ.
Từng bước Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Miến Điện và trong suốt những năm tháng tập đoàn quân sự nước này bị quốc tế trừng phạt, thì Bắc Kinh là điểm tựa duy nhất của giới tướng lĩnh tại Rangoon.
Do vậy Olivier Guillard giám đốc cơ quan tư vấn Crisis24 trên báo Les Echos cho rằng cuộc đảo chính hôm 01/02/2021 không làm Trung Quốc lo ngại bởi mối liện hệ giữa quân đội Miến Điện và Bắc Kinh luôn vững chắc, cho tới khi tập đoàn quân sự bắt đầu chia sẻ quyền lực với chính quyền dân sự của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ trong tay bà Aung San Suu Kyi.  
Câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao Trung Quốc lại đặc biệt chiếu cố Miến Điện ? Trả lời RFI Tiếng Việt, chuyên gia về Đông Nam Á, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, bà Sophie Boisseau du Rocher trước hết nhấn mạnh đến yếu tố địa lý chiến lược của quốc gia là cửa ngõ mở ra Ấn Độ Dương :
Sophie Boisseau du Rocher: «Nhìn một cách tuyệt đối, đầu tiên là yếu tố địa lý. Miến Điện là bản lề giữa Nam Á và Đông Nam Á, là ngã tư giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, lại nằm ở cửa ngõ eo biển Malaka.
Do vậy, Miến Điện đóng một vai trò đặc biệt trên các tuyến giao thông hàng hải. Đó là yếu tố giải thích vì sao Trung Quốc quan tâm đến quốc gia Đông Nam Á này. Ngoài ra còn phải kể đến các nguồn tài nguyên phong phú của Miến Điện từ quặng mỏ đến năng lượng… Tất cả những yếu tố nói trên khiến quốc gia này chiếm một vị trí quan trọng trong tương quan lực lượng của thế giới».
Là nguồn sản xuất cẩm thạch hàng đầu của thế giới, Miến Điện lại nổi tiếng với những mỏ vàng bạc, đá quý và cả các nguồn dự trữ dầu và khí đốt nên được từ Trung Quốc đến nước láng giềng sát cạnh là Thái Lan hay những đối tác châu Á xa xôi hơn như Ấn Độ, Nhật Bản cùng ve vãn. Tuy nhiên lợi thế vẫn thuộc về Bắc Kinh.
Sophie Boisseau du Rocher: «Trung Quốc từ lâu nay đánh cược vào Miến Điện và trông đợi nhiều vào quốc gia này. Trung Quốc là một trong những đối tác chính về thương mại : nhập 30 % xuất khẩu của Miến Điện và trao đổi thương mại với Trung Quốc chiếm 40 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Miến Điện. Về đầu tư cũng vậy. Trung Quốc đứng hàng thứ nhì trong số các nhà đầu tư ngoại quốc vào Miến Điện, chỉ thua có Singapore. Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy ngay cả vốn đầu tư được cho là của Singapore đổ vào Miến Điện, thật ra là vốn của Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở của Miến Điện có phát triển được là nhờ tư bản của Trung Quốc. Miến Điện rất cần vốn của Trung Quốc để phát triển công nghiệp».

Vài tuần lễ trước cuộc đảo chính hôm 01/02/2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã công du Miến Điện với hứa hẹn viện trợ 300.000 liều vac-xin chống Covid-19 nhưng chủ yếu, đây là cơ hội để chính khách Trung Quốc này đánh giá tiến độ của khoảng trên dưới 20 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.
Mùa xuân 2020 vào lúc đang rối trí về đại dịch virus corona, Trung Quốc vẫn dành thời gian ký một ngân phiếu 5 tỷ rưỡi euro tài trợ cho nhiều dự án tại nước láng giềng Đông Nam Á này, trong đó có kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu, đường xe lửa, một đường ống dẫn dầu và một trung tâm thủy điện…
Tất cả những dự án đó đều thuộc tầm kiểm soát của quân đội cho dù về mặt chính thức, quyền lực tại Miến Điện thuộc về Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ. Cũng chính vì Bắc Kinh cảm nhận thấy điều gì «không ổn» trên bàn cờ chính trị Miến Điện từ sau cuộc tuyển cử hồi tháng 11/2020 với thắng lợi rõ rệt của đảng trong tay bà Aung San Suu Kyi, nên ngoại trưởng Vương Nghị đã phải sang tận nơi để thăm dò tình hình và nhắc nhở các bên rằng «trong mọi trường hợp», Trung Quốc mong muốn «các dự án đầu tư vẫn phải được tiến triển».  
Bà Sophie Boisseau du Rocher nhắc lại vai trò then chốt của giới tướng lãnh Miến Điện từ gần sáu thập niên qua :
Sophie Boisseau du Rocher: «Quá hiển nhiên là quân đội điều hành đất nước này từ năm 1962 một cách trực tiếp hay là gián tiếp. Giới tướng lĩnh có một trọng lượng rất lớn cả về kinh tế lẫn chính trị cũng như là an ninh. Tập đoàn quân sự này đóng vai trò then chốt và vì vậy đã ép buộc bà Aung San Suu Kyi phải có những biện pháp thỏa hiệp. Phương Tây không hiểu được điều đó. Thêm một điểm chắc chắn nữa đó là quân đội điều hành đất nước với một bàn tay sắt, dùng những thủ đoạn như là hù dọa, đàn áp thô bạo, giành cho giới tướng lĩnh những đặc quyền đặc lợi … Công luận Miến Điện càng lúc càng chỉ trích gay gắt đường lối lãnh đạo đó. Sẽ thú vị để đợi xem tương quan lực lượng chuyển biến như thế nào. Liệu rằng sức mạnh đường phố có đủ khả năng cưỡng lại cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự hay không ? Hay đây là thời cơ để quân đội trở lại nắm quyền và trở lại với mô hình như xưa, tức là lại thâu tóm hết tất cả, nhất là về mặt kinh tế».
Trả lời báo Les Echos của Pháp hôm 01/02/2021 giảo sư quan hệ quốc tế Htwe Htwe Thein giảng dậy tại đại học Úc Curtin, Perth, nhắc lại : kinh tế Miến Điện đã phát triển mạnh từ khi chính quyền dân sự lên điều hành đất nước. Khu vực tư nhân chiếm một vị trí quan trọng hơn, đầu tư ngoại quốc đã mạnh mẽ đổ vào quốc gia Đông Nam Á này. Dù vậy ảnh hưởng của quân đội vẫn còn rất lớn đặc biệt là qua trung gian hai tập đoàn MEHL và MEC cả hai cùng đặt dưới sự điều hành của quân đội và kiểm soát hàng chục doanh nghiệp khác. Đây là « một trở ngại » đối với các hãng ngoại quốc muốn sang Miến Điện hoạt động.
Vậy tập đoàn quân sự Miến Điện tính sao trong trường hợp bị cộng đồng quốc tế trừng phạt vì đã lật đổ một chế độ do dân bầu ra ? Giáo sư đại học Úc trả lời : giới tướng lĩnh ở Naypyidaw thừa biết rằng, nếu có bị trừng phạt thì dân chúng Miến Điện, những người lao động sẽ là những nạn nhân đầu tiên và ngay cả trường hợp bị phương Tây trừng phạt, Miến Điện vẫn có thể trông cậy vào những nhà đầu tư như Nhật Bản, vốn chưa bao giờ bỏ rơi quốc gia Đông Nam Á này. Ngoài Nhật thì Bắc Kinh vẫn là một điểm tựa chắc chắn của Naypyidaw đó là chưa kể đến các nhà đầu tư Đông Nam Á khác như Malaysia, Thái Lan vẫn sẵn sàng tiếp tục giao thương với Miến Điện.
Chuyên gia Francoise Nicolas cũng thuộc Viện IFRI cho rằng, sau cuộc đảo chính lần này, kinh tế Miến Điện có nguy cơ càng thêm phụ thuộc vào nước láng giềng sát cạnh là Trung Quốc. Về điểm này, nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher thận trọng hơn. Không phủ nhận điểm tựa Trung Quốc nhưng đồng thời bà cho rằng, Bắc Kinh cần Naypyidaw hơn là ở chiều ngược lại.
Sophie Boisseau du Rocher: «Điều khá ngạc nhiên là mặc dù Trung Quốc đóng vai trò hàng đầu tại Miến Điện nhưng về mặt chính trị, thì tập đoàn quân sự Miến Điện từ trước tới nay luôn luôn thận trọng với đối tác quá cồng kềnh này. Một số nhà quan sát có cảm tưởng là trong mắt Bắc Kinh dường như bà Aung San Suu Kyi là một đối tác dễ thuyết phục hơn là giới tướng lĩnh ở Naypyidaw. Hai yếu tố giải thích cho điều này: thứ nhất, người ta nói một cách bóng gió là quân đội Miến Điện «mắc bệnh đao», tức là bị rối loạn thần kinh, không giao lưu, trao đổi gì với ai hết. Điểm thứ nhì là họ mang mặc cảm của những người sống khép kín. Tập đoàn quân sự nước này không cần quan tâm đến Trung Quốc như là Bắc Kinh quan tâm đến Miến Điện.
Chính Bắc Kinh mới cần Miến Điện để thực hiện một số tham vọng chính trị và địa chính trị. Trong mục đích đó Naypyidaw là một mắt xích then chốt. Cũng chính vì vậy mà Trung Quốc đã năng động để can thiệp vào tiến trình hòa giải giữa
một bên chính quyền trung ương Miến Điện và bên kia là những sắc tộc thiểu số nhằm vãn hồi hòa bình tại quốc gia Đông Nam Á này. Thực chất của vấn đề là quân đội Miến Điện có thái độ hoài nghi với tất cả mọi người, tất cả mọi đối tác,
kể cả với Bắc Kinh. Phải hiểu rằng tập đoàn quân sự tự nhận là có trách nhiệm bảo vệ quốc gia và họ trông thấy những tham vọng quá lớn của Trung Quốc, họ coi Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với an ninh và độc lập của Miến Điện. Phải
công nhận là Trung Quốc thường hành động vì quyền lợi của chính mình hơn là thiên về giải pháp hợp tác. Naypyidaw đã nhiều lần phải đàm phán lại với Bắc Kinh về các dự án đầu tư của Trung Quốc. Hồi năm 2011 giới tướng lĩnh Miến Điện
đã đột ngột ngừng kế hoạch xây đập Myitsone bởi đập thủy điện này đem lại những hậu quả vô cùng to lớn về mặt kinh tế và xã hội đối với Miến Điện nhưng mà từ 80 đến 90 % điện sản xuất ra thì lại được dành để phục vụ Trung Quốc».
Từ 2017 khi chính quyền Naypyidaw trên danh nghĩa là bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã bị quốc tế cô lập vì chính sách đàn áp cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi thì đó cũng là cơ hội để Trung Quốc đẩy mạnh những nước cờ, nhất là trong khuôn khổ dự án «Một vành đai một con đường». Có điều ngay cả với nước láng giềng sát cạnh này, Trung Quốc không một mình một chợ.
Sophie Boisseau du Rocher: «Miến Điện được nhiều nước lớn khác trong khu vực quan tâm. Tôi muốn nói đến Ấn Độ và nhất là Nhật Bản. Từ mấy thập niên qua, Tokyo chưa bao giờ ngừng hợp tác với Miến Điện bất chấp chế độ chính trị tại quốc gia này. Từ rất lâu nay ngay cả khi chính trường Miến Điện chao đảo, Nhật Bản vẫn duy trì hợp tác và đầu tư. Đơn giản là do Miến Điện giàu tài nguyên thiên nhiên và cũng là một mắt xích quan trọng trên bàn cờ địa chính trị. Tokyo quan
niệm không thể để Miến Điện rơi vào vòng tay của Bắc Kinh như là một số quốc gia Đông Nam Á khác. Vì thế Nhật Bản luôn luôn hiện diện tại hiện trường».
Chính vì thái độ thân thiện này, Tokyo bị chỉ trích im lặng trước thảm cảnh của hàng trăm ngàn người Rohingya và đã chậm trễ lên tiếng về cuộc đảo chính lần này.
Thanh Hà - 08/02/2021



Phản ứng nào của Hoa kỳ

sau vụ chính biến Miến Điện?

Nguyễn Hoàng Dũng
 
Phải công nhận một điều, Tổng thống Donald Trump là con người của những đổi thay lớn, cả khi ông đang tại vị lẫn lúc ông đã thôi chức. Dấu ấn lớn nhất của ông về mặt đối ngoại có lẽ là ông đã mang lại nền hoà bình thực sự cho Trung Đông, với 4 Hiệp Ước Hoà Bình được Israel ký kết với các quốc gia Hồi Giáo trong khu vực này, qua trung gian của Hoa Kỳ. Hãy nhớ lại lời Ngoại trưởng John Kerry thời TT Barack Obama đã nói, “sẽ không bao giờ có nền hoà bình riêng biệt giữa Israel và thế giới Ả Rập”, để thấy thành tựu này to lớn như thế nào. Ngoài ra, làm Trung Cộng suy yếu đi, cũng là làm nước Mỹ hùng cường trở lại, là một thành công lớn nữa của ông, dù đang dang dở. Dưới thời của ông, phải nói cả Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn và Iran “xếp re”, không dám “hó hé” trước uy danh của Hoa Kỳ. Vậy mà, nay thì sao?
Ông vừa bước ra khỏi Toà Bạch Ốc có 2 tuần thôi, thì Trung Cộng đã lên mặt hống hách gây hấn các nước xung quanh (Ấn Độ, Đài Loan, Biển Đông) và Iran đã rục rịch phô trương sức mạnh trong khu vực, theo kiểu “giỡn chó, chó liếm mặt” đối với Chính quyền Tổng thống Joe Biden. Như đã nói, Trung Cộng và Trung Đông là 2 cái đầm lầy lâu năm ăn thông với đầm lầy Hoa Thịnh Đốn được bọn Deep State dựng lên, nối kết với nhau qua các đường ống tiền bạc, quân sự, kinh tế, chính trị ... suốt hơn 5 thập kỷ qua. Muốn “Tát Cạn Đầm Lầy” chính trị hủ bại của bọn Deep State Hoa Thịnh Đốn, không thể không cô lập và khu biệt 3 cái đầm này tách xa nhau được. TT Donald Trump đã làm rất tốt công cuộc này trong 4 năm qua. Bộ ba đầm lầy trên đã bị chia cắt ra! Rất tiếc, ông đã phải tạm bước ra khỏi Toà Bạch Cung sau ngày 20/1/2021, nhường chỗ cho Tổng thống “America Last” Joe Biden tiếp quản.
Thế rồi, chuyện gì tới cũng phải tới. Sau khi bọn Deep State trong nước cộng tác với phân đàn Toàn Cầu Hoá Trung Cộng (và một vài phân đàn khác nữa) để gian lận phiếu bầu đưa ông Joe Biden lên làm tổng thống, chúng lại tiếp tục “nội công ngoại kích” phối hợp với nhau nhằm loại hẳn ông ra khỏi các hoạt động chính trị trong tương lai: Trung Cộng đã cấm ông cùng các cộng sự đắc lực của ông sang thăm hoặc làm ăn ở Trung Cộng, trong khi đó, QHHK đang ráo riết tiến hành các thủ tục luận tội ông vào ngày 9/2 tới, cứ như là ông vẫn còn là Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (lẽ nào ông Donald Trump vẫn đang là TT? Nếu không, một công dân bình thường sao lại bị đàn hặc và luận tội cho được?). Chưa hết, Trung Cộng vừa mới tiến thêm một bước nguy hiểm nữa. Ngày 1/2/2021 (giờ Châu Á), tức 31/1/2021 (giờ Mỹ), Ngày Tự Do Quốc Gia của Mỹ theo TCA-13, quân đội Miến Điện do tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo đã tiến hành đảo chính, lật đổ chế độ dân sự nước này, bắt giam nữ lãnh tụ tinh thần Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint về tội danh gian lận bầu cử.
Nền dân chủ non trẻ 10 năm của Miến Điện có nguy cơ bị chết yểu. Không cần phải tốn thời gian suy luận, biến cố này chắc chắn có bàn tay Trung Cộng giật dây, cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều nhà bình luận cho rằng, dù là chính quyền dân sự do Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) hay chính quyền quân đội hiện đang cầm quyền, việc Trung Cộng hiện diện ở Miến Điện là chuyện đương nhiên, vì Hành lang Kinh tế Trung Hoa - Miến Điện là một cấu phần không thể thiếu trong Sáng kiến Vành đai - Con đường, giúp Trung Cộng áp sát Vịnh Bengal mà bao vây Ấn Độ. Cho nên Trung Cộng đã giữ mối quan hệ hữu hảo nước đôi với cả Đảng LND lẫn quân đội Miến. Nay, sau khi TT Joe Biden vừa nhậm chức, quân đội Miến tiến hành đảo chính ngay, khiến người ta suy đoán, có thể Trung Cộng đã có thỏa thuận ngầm trước với chính quyền TT Joe Biden, cũng như hứa hẹn cho các giới chức quân đội Miến nhiều quyền lợi lớn hơn để đổi lấy sự bảo đảm các dự án lớn của họ ở Myanmar được tiến hành suôn sẻ và nhanh chóng hơn.
Thế nhưng, chuyện đảo chính ở Miến Điện thì ăn nhập gì tới Hoa Kỳ? Có nhiều thứ liên quan lắm chứ! Thứ nhất, giống Bắc Hàn, quân đội Miến Điện không coi uy tín chính quyền TT Joe Biden ra ký lô gì hết và cũng chẳng xem trọng Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ bù nhìn cho mấy, nên họ cứ việc đảo chánh, bởi họ biết Chính quyền TT Joe Biden chẳng qua chỉ là nội các nhu nhược trước đây của TT Barack Obama được tân trang lại. Thứ hai, rất có thể, Trung Cộng đã ngầm ủng hộ cuộc đảo chánh này. Do đó, tướng Min Aung Hlaing mới tự tin ra tay, bởi ông ta thừa hiểu TT Joe Biden và TBT Tập Cận Bình chỉ đang đóng kịch “gây hấn - đối đầu” trên trên vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, vì cặp đôi ma quỷ này được giới thạo tin đồ rằng: “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Bởi thế, TT Joe Biden và các viên chức có trách nhiệm sẽ chỉ phản ứng chiếu lệ thôi, vì trọng tâm của chính phủ ông nằm ở chỗ khác.
Thứ ba, quan trọng nhất, biến cố đảo chánh Myanmar, nếu quả thực đuợc Trung Cộng bật đèn xanh, khi được đặt chung với hàng loạt các sự kiện và biến cố khác xảy ra gần đây ở Hoa Kỳ và Trung Cộng, dường như có tác dụng đánh lạc hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế ra xa một kế hoạch cốt lõi: Chính quyền TT Joe Biden muốn đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump để bình thường hoá với Trung Cộng càng nhanh càng tốt. Phần lớn trong 42 sắc lệnh hành pháp ông Joe Biden ký trong hơn 2 tuần qua, dù gây nhiều bất bình như dừng dự án đường ống dẫn dầu thô Keystone XL Mỹ - Canada, dừng công trình bức tường biên giới Mỹ - Mexico ngăn nhập cư lậu, tài trợ cho phá thai ở nước ngoài, chuyển 30 tỉ USD tiền hỗ trợ nông dân Mỹ sang quỹ Chống biến đổi Khí hậu hay ngừng hỗ trợ cho chương trình không gian ... đều có tính chất pha loãng công luận là chính.
Hình như có một thế lực nào đó muốn Hoa Kỳ càng lúc càng suy yếu đi và Trung Cộng mỗi ngày một hùng mạnh hơn. Không một tổng thống Mỹ ái quốc bình thường nào lại muốn người dân mình thất nghiệp thêm sau 1 năm đại dịch khó khăn. Cũng vậy, không chính quyền vì dân nào lại quyết định cho hơn chục triệu di dân nước khác nhập cư vào nước mình hưởng trợ cấp trong khi gói hỗ trợ COVID-19 cho dân sở tại vẫn chưa được thực hiện giữa mùa Đông đen tối. Có lãnh đạo minh mẫn nào ưu tiên cho tù nhân khủng bố ngoại bang chích ngừa vaccine Corona trước dân mình chưa? Hay là lấy tiền dành hỗ trợ nông dân nước mình đi tài trợ cho các chương trình thích ứng khí hậu của nước khác? Hoặc cố tình phá huỷ nền kinh tế quốc gia bằng các biện pháp loại trừ tầng lớp trung lưu chưa...? TT Biden và những kẻ giật dây phía sau muốn gì khi ký kết những văn bản gây hoang mang, phẫn nộ và vô lý đến khó tin như vậy nếu không phải là để họ âm thầm đi đêm với Trung Cộng trở lại?
Phải giải thích thế nào về văn bản cấm gọi con virus Corona là “virus Tàu” hay “virus Vũ Hán”? Biện minh ra sao đây khi ông Biden bỏ lệnh cấm Trung Cộng tham gia vào lưới điện của Mỹ ký dưới thời Tổng thống Trump do những lo ngại về an ninh? Nếu chính sách “Nhẫn Nại Chiến Lược” của chính quyền thời TT Joe Biden đối với Trung Cộng chỉ nói lên vị thế nhún nhường của Mỹ đối với Trung Cộng, thì tuyên bố “Mỹ sẽ tuân thủ chính sách ‘Một Trung Quốc’” đã bộc lộ rõ lập trường thoả hiệp của ông Joe Biden đối với Tập Cận Bình, phủ nhận tiến trình một Đài Loan độc lập trọn vẹn mà chính phủ thời TT Donald Trump đã cố công bảo vệ và ủng hộ. Nên nhớ rằng, sự kiện nhóm tàu Hàng không Mẫu hạm Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông ngày 29/1 và tàu khu trục USS John S. McCain tiến vào Eo Đài Loan và Quần đảo Hoàng Sa ngày 5/2 vừa qua thuộc kế hoạch tuần tra hàng hải của Ngũ Giác Đài đã có từ trước, không liên quan gì tới “phản ứng của chính quyền TT Joe Biden” hết!
Như vậy, tuy vừa mới tiếp nhận chức vụ tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ hơn 2 tuần một chút, nhưng những sắc lệnh ông Joe Biden ký đã gây sốc dân Mỹ cùng giới quan sát, bởi các văn bản này nhắm tới mục tiêu làm thương tổn nền kinh tế Mỹ một cách có hệ thống: Tước đoạt việc làm của người dân, gia tăng nạn thất nghiệp, ép các công ty sản xuất phải bỏ Mỹ qua các nước khác ... và ảnh hưởng đến an ninh Hoa Kỳ: Mỹ không còn độc lập về năng lượng (vì không được sản xuất dầu đá phiến và phải tiếp tục nhập dầu), các công ty quân đội Trung Cộng sẽ tham gia trở lại vào hệ thống lưới điện quốc gia, mạng viễn thông và TTCK Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới. Chính sách nhất quán của chính quyền TT Joe Biden là coi Trung Cộng như bạn bè thay vì đối thủ như đã minh chứng ở trên. Bởi vậy, những phát biểu đại loại như: “Sẽ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm vì gây bất ổn khu vực” hoặc “Mỹ cảnh cáo ‘hành động’ với Myanmar”... chỉ mang tính tham khảo cho vui tai. Hy vọng gì ở một tổng thống từng “đi đêm” với Trung Cộng cùng một dàn nội các vô cùng “Thân Trung”?
NHD  
6/2/21
https://www.facebook.com/dungnh5

 

Đăng ngày 09 tháng 02.2021