banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán

bài học lọc lừa

Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp từ trên cao ngày 17/04/2020 LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Tú Anh

Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.

Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro:   "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên  điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên  cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ  tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".

Gửi  trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?

Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.

Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.

23/04/2020
Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost


Quá trình hình thành

phòng nghiên cứu P4 Vũ Hán

Phòng nghiên cứu P4 Vũ Hán được nhắc đến thường xuyên trong những ngày gần đây sau khi có nghi vấn virus corona có thể đã lây nhiễm cho một nhân viên của phòng thí nghiệm. Theo thông tin của Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp (Radio France), một loại vắc-xin chống Covid-19 mới đã được thử nghiệm ở phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán.
RFI Tiếng Việt lược dịch bài điều tra của nhà báo Philippe Reltien và Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp (Radio France) về phòng thí nghiệm P4, được xây dựng trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa học với Pháp, được đăng trên trang France Culture ngày 17/04/2020.

Sự hợp tác đầy hứa hẹn
Vũ Hán là thành phố được cho là có nhiều nét Pháp nhất trong tất cả các thành phố của Trung Quốc. Trong những năm 2000, hợp tác Pháp-Trung ở Vũ Hán được mở rộng sang lĩnh vực y tế. Năm 2003, dịch viêm phổi cấp SARS ập vào Trung Quốc và nước này cần trợ giúp. Chủ tịch Giang Trạch Dân, sắp mãn nhiệm, là bạn của giáo sư Trần Trúc (Chen Zhu). Vị giáo sư Thượng Hải này là một người yêu nước Pháp, từng được đào tạo ở bệnh viện Saint-Louis, trong bộ phận của giáo sư Degos, một người thân của Jacques Chirac. Khi ông Hồ Cẩm Đào lên thay ông Giang Trạch Dân, thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đến gặp bác sĩ Trần Trúc.
Sau chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2004 của tổng thống Jacques Chirac, hai nước quyết định hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Quan hệ đối tác này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn khi mà virus cúm gà H5N1 vừa xuất hiện ở Trung Quốc.

Ý tưởng P4 hình thành
Từ đó, hình thành ý tưởng xây một viện nghiên cứu kiểu P4 tại Vũ Hán hợp tác với Pháp. Đây là kiểu phòng thí nghiệm có độ an toàn sinh học rất cao để nghiên cứu các loại virus gây bệnh chưa được biết và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Có khoảng 30 phòng thí nghiệm như vậy trên thế giới, trong đó một số viện được Tổ Chức Y Tế Thế Giới cấp chứng nhận.
Nhưng dự án đã vấp nhiều phản đối. Trước tiên, giới chuyên giá Pháp về chiến tranh sinh học tỏ ra do dự, trong bối cảnh vừa xảy ra vụ khủng bố 11/09 tại Mỹ, nên Ban tổng thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia (SGDSN) lo rằng P4 có thể trở thành kho vũ khí sinh học.
Tiếp theo là khiếu nại từ phía Pháp. Trung Quốc từ chối nói cho Paris số phận những phòng thí nghiệm sinh học di động P3 được chính phủ của thủ tướng Raffarin tài trợ sau dịch SARS. Ông Antoine Izambard, tác giả cuốn sách "Những mối quan hệ nguy hiểm" (Les liaisons dangereuses), giải thích : “Pháp đã bớt nhiệt tình vì Trung Quốc thiếu minh bạch. Trung Quốc đưa ra những giải thích mù mờ về việc họ sử dụng những phòng thí nghiệm P3 vào mục đích gì. Một số người trong chính quyền Pháp cho rằng chắc chắn Trung Quốc đã sử dụng chúng như phòng thí nghiệm kiểu P4. Điều này khiến mọi người vô cùng lo lắng”.

Công trình khởi công
Nhưng dần dần, những lo lắng đó được giải tỏa. Vào năm 2004, một thỏa thuận đã được bộ trưởng Y Tế Michel Barnier ký kết và khởi công dự án P4. Thượng Hải quá đông dân, nên phòng thí nghiệm được đặt ở ngoại vi Vũ Hán. Ủy ban điều phối được thành lập năm 2008, do Alain Mérieux (thuộc viện P4 Lyon) và giáo sư Chen Zhu điều hành. Năm 2010, chính quyền của tổng thống Nicolas Sarkozy thông báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới là công trình được khởi công.
Khoảng 15 công ty vừa và nhỏ của Pháp, chuyên về lĩnh vực này, tham gia xây dựng phòng thí nghiệm. “Những phòng thí nghiệm kiểu P4 thực sự thuộc về công nghệ đỉnh cao, có thể so sánh với công nghệ tầu ngầm hạt nhân của Pháp”, theo giải thích của Antoine Izambard. Nhưng phần lớn công việc xây dựng là do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhiệm. Và phía Pháp không hoàn toàn hài lòng về điểm này. Ví dụ, tập đoàn Technip của Pháp đã từ chối xác nhận tòa nhà.
Ngày 31/01/2015, công trình được hoàn thiện. Trong cuốn sách, Antoine Izambard miêu tả một nơi khô khan: “Phía đầu đường số 6 là một tòa nhà lớn bằng gạch đỏ đang được xây dựng (để có thể đón 250 nhà nghiên cứu đến sống), một tòa nhà khác, an ninh nghiêm ngặt, mà người ta cứ ngỡ là một nhà tù (một bunker 4 tầng với 4 phòng thí nghiệm không thấm nước), và một tòa nhà cuối cùng mầu trắng, hình chữ nhật, phía trên viết “Wuhan Institute of Virology” (Viện Virus học Vũ Hán)”.

Trung Quốc kiểm soát Viện Virus học Vũ Hán
Năm 2015, ông Alain Mérieux từ chức vụ đồng chủ tịch của Ủy ban hỗn hợp giám sát dự án. Lúc đó, trả lời Đài Phát thanh Pháp (Radio France), thường trú ở Bắc Kinh, ông giải thích: “Tôi rời chức đồng chủ tịch P4 vì đó là một công cụ rất Trung Quốc. P4 thuộc về họ, dù công trình được phát triển với sự trợ giúp kỹ thuật của Pháp”.
Nhưng không có nghĩa là cắt đứt mọi mối quan hệ. “Giữa phòng thí nghiệm P4 Lyon (Pháp) với P4 Vũ Hán, chúng tôi muốn lập chương trình hợp tác chặt chẽ. Tại Trung Quốc, có rất nhiều động vật, gia cầm, những vấn đề liên quan đến lợn, chúng đều là những loài mang virus. Khó có thể nghĩ rằng Trung Quốc lại không có một phòng thí nghiệm có độ an toàn cao để phân tách những mầm mống mới trong đó có rất nhiều loại không rõ nguyên nhân”.
Ngày 23/02/2017, cựu thủ tướng Bernard Cazeneuve và bộ trưởng Y Tế Marisol Tourraine thông báo 50 nhà nghiên cứu Pháp sẽ đến làm việc ở P4 Vũ Hán trong vòng 5 năm. Pháp cam kết giúp đỡ P4 Vũ Hán về chuyên môn kỹ thuật, cũng như tổ chức đào tạo để cải thiện mức độ an toàn sinh học, và tiến hành chương trình nghiên cứu chung. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Pháp chưa hề tới Vũ Hán.
Dù sao thì phòng nghiên cứu cũng được khai thác vào tháng 01/2018. Sự kiện này trùng với thời điểm chuyến công du Bắc Kinh đầu tiên của tổng thống Emmanuel Macron.
Nhưng ngay từ đầu đã xuất hiện nghi ngờ về độ tin cậy của phòng nghiên cứu. Theo Washington Post, vào tháng 01/2018, một số thành viên của đại sứ quán Mỹ đã thăm cơ sở và cảnh báo Washington về tình trạng thiếu các biện pháp an toàn tại khu vực nghiên cứu virus corona có nguồn gốc từ dơi.
Một thất vọng khác: Sự hợp tác Pháp-Trung giữa P4 thuộc viện Inserm Lyon Bron và P4 Vũ Hán mà ông Jean Mérieux, từng là đồng chủ tịch Ủy ban hợp tác Pháp-Trung xây P4 Vũ Hán, chưa bao giờ thực sự được khởi động. Ông Alain Mérieux cho Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp biết: “Có thể nói, mà không sợ lộ bí mật Nhà nước, rằng từ năm 2016, chưa hề có một cuộc họp nào với Ủy ban Pháp-Trung về các bệnh truyền nhiễm”. Trái với những lời hứa ban đầu, phía Trung Quốc làm việc mà không cần các nhà nghiên cứu Pháp.
Vẫn Antoine Izambard, tác giả cuốn "Những mối quan hệ nguy hiểm", viết tiếp: “Viện thí nghiệm còn lâu mới hoạt động hết công suất. Một tòa nhà khổng lồ được xây để đón 250 nhà nghiên cứu, nhưng họ vẫn chưa có mặt ở đó. Vào lúc bình thường, chỉ có vài nhà nghiên cứu Trung Quốc của Viện Virus học Vũ Hán tiến hành nghiên cứu tên động vật liên quan đến ba bệnh, Ebola, sốt xuất huyết Congo Crimée và NIPAH (một loại virus do lợn và dơi mang)”.

Một cơ hội mới bị bỏ lỡ
Trước khủng hoảng Covid-19, một dự án hợp tác khác như sắp được hình thành. Năm 2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu một trong các phó chủ tịch của Ủy ban thường vụ Quốc Hội xem xét về dự án biện pháp dịch tễ cho tỉnh Vân Nam, nơi mà người dân vẫn tiếp xúc với động vật hoang dã và như vậy có nguy cơ xuất hiện những loại virus mới có thể lây sang người.
Thành lập một trung tâm kiểm soát cho cả một vùng rộng lớn sẽ giúp cảnh báo sự phát triển của những loại virus mới, ví dụ kiểu virus corona. Một lần nữa, lại chính bác sĩ Trần Trúc nắm dự án này. Ông lại bàn với người bạn Alain Mérieux. Chuyên gia người Pháp nêu vấn đề với ông Philippe Etienne, cố vấn ngoại giao của tổng thống Macron. Theo trang China-info.com, một dự án được thành hình, bước đầu là lập ra một mạng lưới tiền trạm, tập hợp các Viện Pasteur của Pháp, các chi nhánh của Quỹ Mérieux ở Lào, Cam Bốt và Bangladesh.
Nhưng lại một lần nữa, nhiệt huyết lại bị cắt ngang. Ngày 24/03/2019, chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Macron cùng với hai phu nhân ăn tối ở Villa Kérylos, bên bờ Địa Trung Hải. Hôm sau, thông cáo chính thức không nhắc đến dự án này. Dự án cũng không được nêu trong chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Macron vào tháng 11/2019. Vì vào lúc đó, một chủ đề nhạy cảm khác thu hút hết mọi chú ý: Dịch tả lợn đến Pháp và các nhà chăn nuôi gây sức ép để có thể tiếp tục xuất thịt sang Trung Quốc.

Thử vắc-xin trên người
Tuy nhiên, P4 Vũ Hán không hề ngồi im từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Theo hai nguồn tin đáng tin cậy, dù không được chính quyền Trung Quốc xác nhận, vào cuối tháng 12/2019, giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đã xác định được loại virus corona mới từ mẫu phẩm lấy từ 5 người bệnh ở các bệnh viện thành phố Vũ Hán. Ngày 03/01/2020, việc xác định trình tự hoàn chỉnh của bộ gen được bắt đầu trong một phòng thí nghiệm khác, P3 của Bệnh viện y tế công Trung ương ở Thượng Hải và bệnh viện này sau đó đã chia sẻ với nhiều nước khác trên thế giới.
Cùng lúc, P4 Vũ Hán nghiên cứu trên một con khỉ thí nghiệm nhiễm virus nhằm thu huyết thanh. Về điểm này, ông Gilles Salvat, tổng giám đốc nghiên cứu của Cơ quan an toàn dịch tễ về thực phẩm, môi trường và lao động (ANSES) của Pháp, nhận định: “Người Trung Quốc là những ứng viên ưu tú để sản xuất vac-xin. Họ có sinh viên trên khắp thế giới. Họ có 40 nhà nghiên cứu về một chủ đề khi mà chúng ta chỉ có hai. Họ có hỏa lực đáng sợ về mặt sáng tạo và sinh học”.
Về mặt chính thức, P4 Vũ Hán đóng cửa ngày 23/01, khi lệnh phong tỏa được áp dụng ở thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Nhưng rất nhiều nguồn tin Pháp và Trung Quốc, được Bộ phận điều tra của Đài Phát thanh Pháp liên lạc, cho biết vào giữa tháng Ba, một cuộc thử nghiệm vắc-xin đã được tiến hành kết hợp với một công ty công nghệ sinh học Trung Quốc. Trước tiên, một loại virus đã được tiêm vào nhiều con khỉ, trước khi được bất hoạt và tiêm vào những người tình nguyện của Viện mà phòng thí nghiệm trực thuộc.
Tiến sĩ Zhao Yan, đồng điều hành Bệnh viện Chung Nam (Zhongnan) ở Vũ Hán, xác nhận với ban điều tra của Đài phát thanh Pháp: “Những người đầu tiên được tiêm là những người tình nguyện và mọi chuyện diễn ra suông sẻ. Có một số bác sĩ tham gia. Tôi biết là một đợt thử thứ hai đang được tiến hành trên khá nhiều người”. Tuy nhiên, theo Frédéric Tangy, thuộc Viện Pasteur, đối với loại vac-xin virus bất hoạt này, “có nguy cơ làm trầm trọng bệnh thêm. Đó là một thảm họa. Đó là điều tồi tệ nhất”.

P4 trong cuộc đua thế giới
Như vậy, P4 Vũ Hán tham gia cuộc đua tìm vắc-xin chống Covid-19, giống như nhiều nước khác. Ngày 16/03, công ty Mỹ Moderna ở Cambridge, do Stéphane Bancel, người Pháp, điều hành, thông báo cũng bắt đầu thử lâm sàng tại Seattle trên 45 bệnh nhân khỏe mạnh. Sanofi cũng nghiên cứu với một nhóm quân đội Mỹ. Trong khi đó, vào tháng 07, Viện Pasteur sẽ khởi động thử lâm sàng trên những người tình nguyện với một loại vac-xin biến thể từ vac-xin chống bệnh sởi.
Để một vắc-xin được công nhận, phải trải qua ba giai đoạn thử, với tỉ lệ khỏi bệnh hơn 60-70% số bệnh nhân gốc và độ tuổi khác nhau.

19/04/2020
Thu Hằng - RFI
______________
 

Pháp bác nghi ngờ siêu vi corona thoát ra

từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Vào lúc Trung Quốc bị chất vấn về đại dịch Covid-19 và bị quy trách nhiệm gián tiếp gây ra thảm họa trên toàn cầu, một nhà khoa học Pháp đưa giả thuyết siêu vi corona chủng mới chính là do người chế tạo, phối hợp với gen của virus HIV/SIDA. Nhưng Paris bác bỏ nghi ngờ virus gây bệnh Covid-19 đã thoát ra từ phòng thí nghiệm do Pháp cung cấp cho Trung Quốc.

Trong bối cảnh tranh cãi về nguồn gốc dịch Covid-19, một nhà khoa học Pháp, giải Nobel Y học 2008 Luc Montagnier, cho rằng siêu vi corona chủng mới, tên khoa học SARS-CoV-2, là do người chế tạo, trong đó có phần gen của virus HIVSIDA.
Trên đài truyền hình CNEWS ngày 16/04/2020, giáo sư Luc Montagnier, một trong ba nhà khoa học tìm ra siêu vi HIV, lý giải: SARS-CoV-2 phải do một chuyên gia cừ khôi về sinh hóa phân tử chế tạo ra. Phải giỏi lắm mới có thể cấy ghép một đoạn gen của HIV. Để làm gì ? Giáo sư Luc Montagnier nói ông không biết, nhưng cho rằng rất có thể mục đích của tác giả là tìm cách chế tạo vaccin ngừa SIDA.
Tuy nhiên, lập luận trên và giả thuyết về virus "nhân tạo" không thuyết phục được cộng đồng khoa học gia quốc tế. Gaetan Bargio, chuyên gia di truyền học, đại học Australia, bác bỏ giả thuyết của đồng nghiệp Luc Montagnier như sau, theo trích dẫn của Le Monde ngày 17/06/2020: siêu vi corona chủng mới và HIV có quá ít điểm tương đồng, nên khó có thể kết luận có chuyện "đổi gen", theo nghĩa là do người cố ý chế tạo.

Pháp không có "yếu tố cụ thể" cho phép nghi ngờ có quan hệ nhân quả giữa phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán và siêu vi SARS-CoV-2, đang gây thảm họa y tế toàn cầu. P4 là mức độ an toàn cao nhất của loại phòng thí nghiệm và nghiên cứu siêu vi.
Theo Le Monde và Reuters, một nguồn tin từ điện Elysée khẳng định như trên hôm qua, sau khi Washington và truyền thông tại Hoa Kỳ đòi phải điều tra xem có thật sự là phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã để lọt siêu vi ra ngoài.

Phòng thí nghiệm P4 do Pháp cung cấp cho Trung Quốc và đặt tại Vũ Hán, theo một thỏa thuận vào năm 2004, một năm sau khi dịch viêm phổi cấp tính SARS, cũng phát xuất từ Hoa lục, lan ra 29 nước, lây bệnh cho 8000 người và làm hơn 700 nạn nhân tử vong./ Tú Anh - RFI

18/04/2020
Hoài Phương Phạm - RFI 


 

Một Nuremberg lương tâm cần phải có

Trần Trung Đạo

Hôm 14 tháng 4, 2020 TNS Ron Johnson (CH, Wisconsin) Chủ tịch Ủy Ban Nội An (Homeland Security) Thượng Viện cho biết ủy ban sẽ tiến hành điều tra nguồn gốc của Coronavirus và đáp ứng của Trung Cộng cũng như của WHO trước nạn dịch.
Trước đó, hôm 18 tháng Ba, TNS Josh Hawley (CH, Missouri) đã kêu gọi quốc hội Mỹ tiến hành điều tra đến “tận đáy” của đại dịch. Ông cũng cảnh cáo Trung Cộng sẽ phải “trả giá” cho hành động che đậy và lừa dối.
Nhưng Trung Cộng ngay trong ngày đầu của "Hán virus" (người viết dùng Hán theo nghĩa đại Hán chứ không phải Vũ Hán) đã, đang và sẽ tiếp tục che đậy vì đó là bản chất của chế độ CS.
Việc khởi tố Trung Cộng ra tòa án quốc tế ở cấp chính phủ đang được các luật gia đem ra bàn.

Một quan điểm cho rằng theo công pháp quốc tế các chính phủ nạn nhân của "Hán virus" không thể kiện vì lý do quyền “quyền miễn trừ quốc gia” (sovereign immunity). Theo tài liệu lưu trên Oxford Bibliographies, “quyền miễn trừ quốc gia” là nguyên tắc trong đó một quốc gia có chủ quyền không thể bị kiện trước tòa án của quốc gia khác nếu không có sự đồng ý của quốc gia bị kiện (one sovereign state cannot be sued before the courts of another sovereign state without its consent).
Dĩ nhiên làm gì có chuyện Tập Cận Bình đồng ý. Khi bị kiện “cường quốc lớn thứ hai trên thế giới” này sẽ chui vào hang như đã từng làm khi Philippines kiện chủ quyền trên Biển Đông chứ đâu dám ra công khai đối chất.
Một số luật gia khác cho rằng nếu chính phủ không thể kiện thì các công ty Mỹ, Ý, Đức, Anh, Pháp v.v.. bị thiệt hại do "Hán virus" gây ra có thể kiện các công ty Trung Cộng với tư cách tư nhân. Đừng quên các công ty Trung Cộng bị kiện như cơm bữa và dưới chế độ CS kiện các công ty quốc doanh cũng không khác gì kiện nhà nước CS. Nhiều nhà bình luận cũng đồng ý rằng trong lịch sử nhân loại thời hiện đại chưa có một tai họa nào do người của một quốc gia gây ra làm ảnh hưởng đến nhân mạng và tài sản các nước khác trầm trọng hơn "Hán virus" nên các quốc gia bị thiệt hại có thể phải nghĩ ra cách gì đó để đền bù. Chuyện kiện thưa về tài chánh chắc sẽ còn được tiếp tục bàn.

Dù có thể không thắng Trung Cộng về mặt vật chất, kiện Trung Cộng để cả thế giới thấy, để nhiều ngàn năm sau ghi vào lịch sử nhân loại tội ác của một chế độ phi nhân, độc ác, hèn mọn Trung Cộng là một việc nên làm.
Vạch trần bản chất xấu xa của Trung Cộng còn là cách hữu hiệu để ngăn chặn khả năng bành trướng của Trung Cộng trên thế giới hiện nay.

Một số báo chí quốc tế đã vạch rồi.
Tờ India Times sửa lại kế hoạch “One Belt, One Road” đầy kiêu hãnh của Tập Cận Bình thành “One Belt, One Road, One Virus”.
Tờ báo uy tín của Ấn Độ này chứng minh Iran và Ý là hai trong số những quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất do "Hán virus" gây ra vì hai nước này đã ký kết thỏa hiệp để tham gia vào kế hoạch “One Belt, One Road” năm 2019, và ngay sau đó đã cho phép nhiều ngàn công nhân xây dựng Trung Cộng sang làm việc.
Những công nhân này chứ không phải du khách đã mang "Hán virus" từ Trung Cộng vào Ý và Iran. Trong thời buổi chiến tranh Mỹ và Iran này ai đi du lịch Iran?

Trong lúc Tập Cận Bình có thể buộc phải tiếp tục kế hoạch “One Belt, One Road” vì đó canh bạc của đời y nhưng họ Tập sẽ sa lầy. Mức lỗ 8.2 tỉ dollar tại Pakistan, 3 tỉ dollar tại Bangladesh có thể chỉ mới bắt đầu.
Nhưng như người viết trình bày ở trên, trong lúc chưa trừ được con rắn độc Trung Cộng, phải giải thích cho mọi người biết đó là rắn độc, khuyên mọi người nên xa lánh và khinh bỉ nó.
Tập Cận Bình, tràn ngập trong "Tập App", một loại Mao Tuyển thời internet, luôn nhắc đến một Trung Quốc vĩ đại.
Họ Tập hãnh diện vì Trung Cộng có nền kinh tế với GDP năm 2019 là 14 ngàn 300 tỉ dollar, có dự trữ ngân hàng cao nhất thế giới với 27 ngàn 300 tỉ dollar, có số lượng tỉ phú nhiều thứ hai trên thế giới và nhiều cái nhất, cái nhì khác.
Nhưng liệu cựu bí thư huyện ủy Tập Cận Bình hiểu thế nào là một quốc gia vĩ đại.

Nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tố gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
Trung Cộng của Tập không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên.
Nhưng nếu phải xếp hạng Trung Cộng vào thứ tự nào đó, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mác trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.
Bởi vì cách đây không lâu nếu không phải Đặng Tiểu Bình thì cũng bà con, đồng hương Tứ Xuyên của y đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày.
Bởi vì cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước Tiến Nhảy Vọt và Công Xã Nhân Dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. Khi Mao đến thăm một nhà máy luyện thép do Nhật dựng ở Mãn Châu mới biết mình ngu nhưng quá trễ.
Bởi vì ngay cả ngày nay, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng thai nhi là thức ăn phổ biến.
Trong lúc những sắc dân hoang dã sống lạc hậu từ nguyên thủy không biết có chọn lựa khác dành cho họ thì việc ăn thịt thai nhi và sống dơ là một phần của văn hóa Trung Cộng thời Tập Cận Bình.
Một Nuremberg lương tâm cần phải có.

Trần Trung Đạo
(Đặc San Lâm Viên)

Ghi chú:
Nuremberg là thành phố Đức, nơi đồng minh xử các viên chức và tướng lãnh Đức Quốc Xã đã vi phạm các tội ác chống lại nhân loại mà họ đã gây ra trong Thế Chiến Thứ Hai.




Đừng vì ghét hay thương một Tổng thống Dân chủ

mà chọn phía Độc tài

Trần Trung Đạo

Đầu tháng 2.2020, trong bài viết “Từ Đại Dịch Coronavirus, Quan Sát Mối Tương Quan Giữa Văn Hóa Và Phát Triển Kinh Tế Tại Trung Cộng” đăng trên trang FB Chính Luận, người viết nhấn mạnh: “Trung Cộng nơi phát sinh các nạn dịch có nguồn từ thú vật và các nạn dịch này sẽ tồn tại mãi cho đến khi nào các điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội còn dung dưỡng chúng.”
Dịch này là dịch Trung Cộng. Người viết không viết theo đuôi chỉ nhằm tung hô hay đả đảo một ai dù người đó là tổng thống.

Lý do?
Chế độ chinh trị không tạo ra một căn bịnh nhưng chịu trách nhiệm trong việc chữa trị và ngăn ngừa căn bịnh bằng các phương tiện y học và văn hóa giáo dục.
Với chủ trương “Làm giàu là vinh quang”, Đặng Tiểu Bình nghĩ rằng con người khi giàu có, nhiều tiền của tư cách của họ cũng thay đổi, tự động sống có “văn hóa” hơn.
Trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình “America’s 60 Minutes” năm 1986 Đặng nói: “Theo tư tưởng Marx, xã hội CS đặt trên cơ sở một xã hội thừa thãi vật chất. Chỉ khi nào sự dư thừa vật chất thì nguyên tắc của xã hội CS ‘làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu’ mới được áp dụng. Xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu để tiến tới chủ nghĩa CS.”

Đạo lý cũng như thực tế chỉ ra tiền bạc không làm nên một đất nước hay một con người văn hóa.
Những thành công kinh tế ngắn hạn của Trung Cộng chỉ là kết quả của tham vọng và mưu đồ của giới cai trị chứ không do sự phát triển tự nhiên, hài hòa phù hợp với dòng văn minh nhân loại.
Trong lịch sử loài người không có chế độ độc tài nào thật sự mang lại hạnh phúc lâu dài cho dân tộc. Một nước đại kỹ nghệ như Liên Sô đã sụp đổ chỉ trong vòng vài tháng.
Sai lầm của Đặng Tiểu Bình và đảng CSTQ khi đặt toàn bộ sự phát triển xã hội trên ý thức hệ Marxism dẫn đến thảm trạng đại dịch trên toàn thế giới hiện nay.
Liên Sô thời cực thịnh chỉ có 4 phần trăm tổng sản lượng nội địa (GDP) phụ thuộc vào mậu dịch quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa ngày nay, Trung Cộng với gần 40 phần trăm GDP dựa vào mậu dịch quốc tế, đang đe dọa trực tiếp đến an sinh của nhân loại.
Sự hẹp hòi, ích kỷ và tham vọng bành trướng của các lãnh đạo Trung Cộng từ Đặng cho tới Tập đang ảnh hưởng đến sinh mạng của con người, không chỉ những cụ già ở Ý, Mỹ mà cả em bé vừa mới chào đời vài phút đã bị chẩn đoán dương tính Coronavirus ở Anh hôm 14 tháng 3, 2020.

Ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm hàng đầu, chính phủ Mỹ hay tập đoàn lãnh đạo đảng CSTQ?
Khi phải đối diện với một biến cố ngoài dự liệu, ngoài sự hiểu biết và ngoài tầm kiểm soát, che đậy và lừa dối trở thành một phản ứng tự nhiên của chế độ CS.
Những ai quen thuộc với chánh sách đối nội của Tập Cận Bình đều biết y đang dùng tới trang cuối cùng của bộ sách tẩy não để cố đánh lạc hướng dư luận không phải quốc tế mà dư luận Trung Quốc khi đổ lỗi nguồn gốc của ‘virus’ cho Mỹ bằng một loại thuyết âm mưu cũ rích chỉ lừa gạt được những ai thiếu hiểu biết.

Làn sóng ngầm chống đảng CSTQ đang âm ỉ trong lòng người dân TQ.
Tiếng thét “Chúng tôi muốn tự do phát biểu” trên mạng chính thức của Trung Cộng nằm bên trong bức tường lửa của Weibo ngày 6 tháng 2, 2020 cho thấy con người không còn sợ hãi khi chính bản thân họ, gia đình họ và đồng bào họ bị đe dọa trực tiếp.
Những kẻ đang lo sợ là họ Tập và giới cai trị tại Trung Quốc.
Hai câu văn chống chế độ CSTQ dưới đây giống như trích trong cùng một tuyên ngôn.
Câu thứ nhất:
“Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay.”
Câu thứ hai:
“Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”
Câu trước phát biểu ngày 6 tháng 2, 2020 và câu sau được viết vài hôm sau ngày 4 tháng 6, 1989 trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu.
Thời gian cách nhau 31 năm nhưng cả hai đều thống thiết và phẫn uất.
Nhưng quan trọng hơn, cả hai câu văn có một chữ giống nhau đó là “tương lai”. Điều đó cho thấy, nhiều thế hệ người Trung Quốc vẫn ôm một khát vọng, một ước mơ và một hứa hẹn không bao giờ chết.

Tự do là quyền bẩm sinh của con người dù đó là bác nông dân Việt Nam, người thợ mỏ Nam Phi hay anh chăn cừu Mông Cổ.
Đúng vậy, phong trào Thiên An Môn bùng nổ và đã bị dập tắt nhưng chắc chắn một Thiên An Môn khác đang được hình thành tại Trung Quốc bởi vì khát vọng tự do dân chủ là ngọn lửa thiêng âm thầm cháy trong lòng người dù đang sống ở đâu trên mặt đất này.
Do đó không lạ gì khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian) trong ‘tweet’ bằng Anh Ngữ “Đại dịch có thể do lính Mỹ mang tới Vũ Hán” (it may be us army who brought the epidemic to Vu Han)”.
Theo nội dung trong ‘tweet’ của Triệu Lập Kiên Coronavirus là dịch Mỹ. Y còn xúc phạm tới quân đội Mỹ khi cho rằng “do lính Mỹ mang tới Vũ Hán”.
Triệu Lập Kiên không phải ‘tweet’ một lần mà nhiều lần.
‘tweet’ của y được “dư luận viên” và các thành phần ghét Mỹ chuyền đi nhiều ngàn lần. Báo chí Nga và báo chí có khuynh hướng chống Mỹ ở Châu Âu cũng hò theo cùng một giọng như Triệu Lập Kiên.
Nếu câu nói đó phát xuất từ một thường dân Trung Quốc đang nóng giận hay thậm chí một tờ báo đảng thì không nói làm chi, đằng này Triệu Lập Kiên là tiếng nói của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng thay mặt chính phủ lên tiếng về các chính sách đối ngoại.
Những phát biểu của y cho thấy sau giai đoạn hốt hoảng đảng CSTQ đang tuyệt vọng tìm một lối thoát.
Lẽ ra Triệu Lập Kiên phải biết đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và mọi người nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề của con người và hỗ trợ lẫn nhau như con người bất kể họ sống ở đâu trên khuôn mặt của hành tinh này.
Lẽ ra Triệu Lập Kiên phải biết dù nguyên nhân sâu xa là gì hay liệu chính phủ Trung Quốc có cố tình sản xuất ‘virus’ hay không sẽ được thảo luận tại các hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ sau đó.
Lẽ ra Triệu Lập Kiên phải biết không chính phủ nào, một chủ tịch nào, một tổng thống nào nên thao túng thời điểm khó khăn này vì lợi thế tuyên truyền của chính họ.
Trước khi Triệu Lập Kiên tuyên bố, trong chính phủ Mỹ không ai trực tiếp nhắc đến Trung Quốc là nước duy nhất chịu trách nhiệm cho ‘virus’ ngoài việc khi truy tìm thời điểm và địa danh nơi xuất phát là Vũ Hán. Chính chính phủ Trung Cộng cũng thừa nhận Vũ Hán khi cô lập thành phố 11 triệu dân này.
Triệu Lập Kiên liên tiếp đổ lỗi cho binh lính Mỹ và cố tình chuyển trách nhiệm sang Mỹ. Mỹ có nên chấp nhận sự đổ lỗi và nhận trách nhiệm của mình? Dĩ nhiên là không.

Do đó, việc TT Trump “tweet” câu “Chinese Virus” là đúng. Ông không là người đầu tiên và tự động "tweet" những chữ đó mà chỉ là phản ứng của một tổng thống mà nhiều người biết cá tính của ông. Kết án ông “phân biệt chủng tộc” là quá đáng. Chuyện gì ra chuyện nấy, trường hợp nào nhận xét theo trường hợp nấy.
Trung Quốc trong "Chinese Virus" là Tập Cận Bình, là một nước cộng sản, là chế độ toàn trị không phải là người dân Trung Quốc tại lục địa hay đang sống ngoài lục địa.
Là những người đã phải chịu đau khổ dưới chế độ độc tài, chúng ta nên đứng về phía con người, phía nhân dân Trung Quốc chứ không nên vì ghét hay thương một tổng thống với nhiệm kỳ chỉ vài năm mà chọn đứng về phía độc tài.

Trần Trung Đạo
(Đặc San Lâm Viên)


 

Báo Đức BILD đáp trả

khi bị Đại sứ quán Trung cộng lăng mạ  

Đại sứ quán của ông tại Berlin đã gửi cho tôi một bức thư ngỏ vì tờ báo BILD của chúng tôi đã đặt vấn đề rằng Trung Quốc có phải bồi thường thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona hiện đang gây ra trên toàn thế giới hay không.
Đại sứ quán của ông gọi đó là “bỉ ổi” và buộc tội tôi là “kích động chủ nghĩa dân tộc“. Hãy để tôi nói một vài điều về việc đó.

1. Ông cai trị nước ông bằng cách theo dõi, kiểm soát. Ông sẽ không trở thành tổng thống nếu không có sự theo dõi, canh chừng. Ông có thể theo dõi mọi thứ, mọi người dân, nhưng ông không theo dõi các chợ thú vật có nguy cơ dịch bệnh cao ở nước ông. Ông đóng cửa bất cứ tờ báo nào hay trang web nào mà chỉ trích phê bình, nhưng ông không đóng cửa quán bán cháo dơi. Ông không chỉ theo dõi nhân dân của ông, mà còn gây nguy hại cho họ – và qua đó với cả thế giới.

2. Theo dõi kiểm soát dẫn đến mất tự do. Con người không có tự do thì không thể sáng tạo. Con người không sáng tạo thì không thể phát minh ra bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao ông đã biến đất nước của mình trở thành nhà vô địch thế giới về trộm cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc làm giàu cho chính mình bằng những phát minh của người khác thay vì phát minh ra chính nó. Nguyên do là vì ông không để những người trẻ tuổi ở đất nước ông tự do suy nghĩ. Món hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc mà không ai muốn, nhưng mặc dù thế nó đã đi khắp thế giới, đó là virus Corona.

3. Khi ông, chính phủ của ông và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu rằng virus Corona được truyền từ người sang người, nhưng ông lại để thế giới trong bóng tối của sự bưng bít. Các chuyên gia hàng đầu của ông đã không trả lời điện thoại, không trả lời email khi các nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán. Do quá tự hào dân tộc, nên ông không dám nói ra sự thật, vì ông cảm thấy sự thật đó là một sự ô nhục của quốc gia.

4. Tờ Washington Post tường thuật rằng các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã nghiên cứu virus Corona ở dơi mà không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao phòng thí nghiệm độc hại của ông không được bảo đảm an toàn như nhà tù chính trị? Ông có thể giải thích điều đó với những góa phụ đau buồn, con gái, con trai, chồng, cha mẹ của các nạn nhân Corona trên khắp thế giới?

5. Ở đất nước của ông, mọi người đang thì thầm về ông. Quyền lực của ông đang sụp đổ. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mập mờ, không minh bạch, từ một quốc gia giám sát và kiểm soát một cách vô nhân đạo và bây giờ là nước làm lây lan dịch bệnh chết người. Đây là di sản chính trị của ông.

Đại sứ quán của ông viết rằng có lẽ tôi không xứng đáng với “tình hữu nghị truyền thống giữa 2 dân tộc chúng ta“. Tôi giả sử rằng ông coi đó là một “tình hữu nghị” vĩ đại khi hiện nay ông hào phóng gửi khẩu trang đi khắp thế giới. Tôi không gọi cái đó là tình hữu nghị, mà là một thứ chủ nghĩa đế quốc nực cười. Ông muốn làm Trung Quốc mạnh lên bằng một dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng qua đó quyền lực cá nhân của ông còn có thể cứu vãn được. Tôi tin rằng sớm hay muộn Corona sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.
Trân trọng
Julian Reichelt
Tổng biên tập báo Bild
17/04/2020

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)

Nguồn: https://www.bild.de/…/corona-krise-bild-chef-schreibt-an-ch…


Bút chiến giữa tờ Daily Telegraph và

Toà Lãnh Sự Trung Quốc tại Sydney

Tuần rồi, tờ báo Daily Telegraph (DT) của Australia đã nhận được một lá thư của Toà Lãnh Sự Trung Quốc than phiền về việc tờ báo này đã có thái độ thù địch với Trung Quốc (TQ) liên quan đến dịch Covid-19.
Tờ báo Daily Telegraph đã phản đòn bằng cách trả lời từng vấn đề mà bức thư nêu lên. Xin quý vị theo dõi đối đáp của hai bên qua thư than phiền và thư trả lời.

TQ: Gần đây báo Daily Telegraph đã có một số bài viết và ý kiến về việc TQ đối phó với dịch Covid-19 trong đó đầy thành kiến, thiên vị và kiêu ngạo.
DT: Nếu một tờ báo quốc doanh ở TQ mà nhận được một lá thư than phiền kiểu này thì trong vài ngày sẽ có những người viết bài cho tờ báo bị tống vào nhà tù, bị giết để lấy nội tạng.

TQ: Xác định nguồn gốc virus là vấn đề khoa học cần được các chuyên gia kết luận dựa trên bằng chứng khoa học.
DT: Chắc chắn là vậy. Các chuyên gia nào tại TQ đã dựa trên những bằng chứng khoa học nào mà vào ngày 12/03/2020 đã giúp Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố quân đội Hoa Kỳ đã mang Covid-19 đến Vũ Hán?

TQ: Nguồn gốc virus Vũ Hán vẫn chưa rõ, và WHO đã chính thức gọi tên con virus là Covid-19..
DT: WHO đã bổ nhiệm tên sát nhân độc tài của Zimbabwe Robert Mugabe làm Đại sứ Thiện chí của WHO và ngày 02/03/2020 đã tuyên bố rằng những gì liên quan đến con virus đáng sợ hơn bản thân con virus nhiều.

TQ: Động cơ thực sự của quý vị là cái gì khi quý vị cứ cố tình gắn liền con virus với TQ và còn thậm chí nói rằng con virus là “made in China”.
DT: Động cơ của chúng tôi là sự chính xác. Chính vì thế mà chúng tôi đâu có nói con virus này xuất từ Bỏgno Regis và “made in Panama”.

TQ: Người dân Vũ hán đã hy sinh rất nhiều để chận đứng sự lây lan của con virus.
DT: Bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán đã làm mọi cách để thông báo với mọi người về sự xuất hiện của con virus. Thế mà đầu tháng Giêng ông đã bị Bộ Y tế và công an mời lên buộc ông phải ký lời khai rằng những lời báo động của ông là lếu láo và không đúng sự thật cố tình gây rối loạn xã hội. Nay ông đã chết. Có phải quý vị đang nói đến sự hy sinh này?

TQ: Thêm nữa, nhằm gây chú ý và để quảng cáo cho tờ báo, quý vị còn gọi thành phố Vũ hán là thành phố xác sống và gọi chợ hải sản Vũ hán là Chợ Dơi.
DT: Trong thế giới văn minh, các chữ như “Bradman bats and bats and bats” là khẩu hiệu của một tờ báo danh tiếng (Ở đây là cách chơi chữ của người Úc trong đó Bradman là danh thủ khúc côn cầu của Úc và bat cũng là cây côn khúc lừng danh của ông - được dùng để châm biếm chữ bat có nghĩa là dơi trong thư của toà lãnh sự TQ. Lưu ý việc dùng từ “trong thế giới văn minh”). Ở Vũ Hán đó là tên của một nhà hàng.

TQ: Thành công của việc phòng dịch và chống dịch xác định tính đúng đắn của triết lý lấy dân làm gốc của Đảng Cộng sản TQ và chứng minh ưu thế của hệ thống chính trị ở TQ.
DT: Trong năm 2018 thế giới biết rằng TQ hành quyết một số người nhiều hơn tổng số phạm nhân bị hành quyết của thế giới cộng lại. Xin quý vị nói rõ thêm cho chúng tôi cái gọi là triết lý lấy dân làm gốc và cần bao nhiêu viên đạn để thực hiện triết lý đó.

TQ: Thay vì công nhận sự thật tờ báo của quý vị đã tấn công Đảng Cộng sản TQ và chính quyền TQ bằng những ngôn từ ác độc..
DT: May mà chúng tôi chưa bị giam tù và xử bắn. Công lý ở đâu trong chuyện này?

TQ: Sự xét đoán của quý vị dựa trên sự giàu nghèo của người khác hay quý vị có thành kiến chính trị với chúng tôi.
DT: Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có thành kiến với mọi chế độ độc tài. ĐÓ là yếu điểm của chúng tôi.

TQ: Từ ngày 3/1/2020 TQ đã cập nhật với WHO và cộng đồng thế giới đúng theo quy định.
DT: Ngày 14/1/2020 tức là 11 ngày sau khi quý vị cập nhật theo quy định, WHO đã có một thông báo lừa bịp dư luận TQ như sau:
Những cuộc điều tra sơ khởi do các cơ quan có thẩm quyền của TQ thực hiện đã cho thấy là không có một cái gì rõ ràng chứng minh rằng có sự lây nhiễm từ con người sang con người tại Vũ Hán.

TQ: Vụ dịch đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và TQ đang làm hết sức mình để giúp các nước khác chống dịch. Hàng ngàn bộ thử chế tạo tại TQ đã được gửi qua Tây ban nha, Thổ nhĩ kỳ, Hà lan.
DT: Những bộ thử này toàn đồ kém chất lượng không dùng được.. Vừa qua Úc cũng tịch thu 800 ngàn khẩu trang làm tại TQ mà chất lượng chỉ đáng vứt vào sọt rác. Cám ơn lòng tốt của TQ.

TQ: Virus không có biên giới
DT: Vậy thì tại sao đã thành công chống dịch mà quý vị lại tuyên bố đóng cửa biên giới ngày 28/03/2020?

TQ: Quý vị luôn nêu những vấn đề về WHO nhưng đây là tố chức uy tín nhất về y tế thế giới, trong đó Úc cũng là thành viên và hơn 190 quốc gia khác.
DT: Cứ theo dõi con số quý vị nêu ra.

TQ: Thay vì nghiên cứu các thông báo của TQ, WHO quý vị lại trích dẫn những phân tích từ các nguồn khác. Quý vị có biết là WHO nhận nhiều tài trợ từ Hoa Kỳ.
DT: Vâng, năm ngoái Hoa Kỳ chi cho WHO 900 triệu đô. Quý vị nêu ra vấn đề này có ý gì.

TQ: Báo chí quý vị nói về vụ dịch bên TQ toàn thành kiến, tin đồn thất thiệt, và đầy ý đồ chính trị.
DT: Ý quý vị nói chúng tôi không nghiêm túc? Xin quý vị gửi cho chúng tôi biên bản mà bác sĩ Lý Văn Lượng ký xác nhận ông tung tin đồn nhảm phá hoại an ninh trật tự xã hội và chúng tôi sẽ ký bên cạnh bác sĩ Lượng.

(Người dịch - "khiết bông")
08/04/2020

The Daily Telegraph this week received a letter from the Australian Consulate General of the People's Republic of China, who took gentle issue with our excellent coverage of the coronavirus crisis.
Following is a point-by-point response to the Consulate General and China’s communist dictatorship:
https://www.dailytelegraph.com.au/blogs/tim-blair/via-local-commie-underlings-beijing-officially-disapproves/news-story/491b415795fbbdc526d33d5b569134a4?fbclid=IwAR33TXzRiISGhvFaBRsZrgkVElHURK5SrC2fUpHAOCC-xEq8lw_RjqobeBk

 

 



Hong Kong Free Press:

“Hãy cùng gọi nó là virus corona Trung Cộng”

Minh Nhật   

Ngày 19/3 vừa qua, tờ Hong Kong Free Press đăng tải bài viết “Hãy cùng gọi nó là virus corona Trung Cộng” (Let’s call it the Communist Party coronavirus) của tác giả Grayson Slover, một nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền về các vấn đề Trung Quốc. Bài viết kêu gọi thế giới đặt tên cho virus corona mới đang gây ra đại dịch toàn cầu là “virus corona Trung Cộng”, và trình bày các nguyên nhân cho nhận định này.
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Bản gốc tham khảo tại đây.

*
Thế giới đã gục ngã bởi một chủng virus corona mới, COVID-19, và dịch bệnh mà nó gây ra. Chỉ trong hơn 2 tháng kể từ khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên về sự bùng phát của dịch bệnh tới cộng đồng quốc tế, Iran đã bắt đầu phải đào đất tạo một số lượng lớn mộ chôn người, bệnh viện của Ý đang phải lựa chọn người bệnh để chạy chữa cho các ca nguy cấp, và thị trường chứng khoán khắp thế giới đang bổ nhào. Tin xấu là: tình hình gần như chắc chắn là sẽ còn tệ hơn.
Ưu tiên cao nhất của các nhà lãnh đạo hiện nay là sự an toàn của dân chúng. Các cá nhân cũng nên đặt sự an toàn của bản thân và người yêu thương lên hàng đầu. Hiện tại nhiều người Mỹ có vẻ như đang có những ưu tiên khác, nhưng họ rất có thể sẽ hối hận trong những tuần tiếp sau. Nhưng thậm chí đối với những ai nhận ra nguy cơ tiềm tàng đối với nhân loại, có một điều thường hay bị lãng quên trong khi chúng ta đang cố gắng làm dịu bớt ảnh hưởng tồi tệ mà COVID-19 sẽ gây ra. Đó là việc chúng ta tới bước đường này là bởi vì sự bất lương cực độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Người ta vẫn chưa chắc chắn về virus và nguồn gốc thực sự của nó, nhưng có một điều chúng ta chắc chắn, đó là virus bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Rất có thể là ở một chợ buôn bán động vật hoang dã, hiếm hoi, trong tình trạng bẩn thỉu.
Kể từ thời điểm đầu tiên chúng ta được biết về vụ bùng phát virus vào cuối tháng 12, quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc cố gắng một cách cật lực để trấn áp bất cứ nỗ lực nào toan cảnh báo công chúng và thậm chí cảnh báo cộng đồng y tế về dịch bệnh. Họ bịt miệng các bác sĩ, như bác sĩ Lý Văn Lượng, người cố gắng cảnh báo các đồng nghiệp về thảm họa đến gần, họ ép buộc ông phải viết thư kiểm điểm, công nhận “tác động tiêu cực” mà mình đã gây ra. Trớ trêu thay, bác sĩ Lý đã mất tại bệnh viện Vũ Hán, sau khi bị lây nhiễm chính căn bệnh mà ông cố gắng cảnh báo mọi người.


Bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán, trong thời gian điều trị bệnh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ngăn không cho những người lãnh đạo bệnh viện cảnh báo nhân viên về dịch bệnh do virus gây ra – bởi vì theo Đảng, làm như vậy sẽ phạm tội “lan truyền tin đồn”. Sau cùng, các nhà chức tránh y khoa tại Vũ Hán quyết định rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố công khai về tình trạng bùng phát dịch bệnh. Nhưng các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn im lặng cho tới ngày 9 tháng 1 – 2 ngày sau khi tờ Wall Street Journal công bố báo cáo đầu tiên của các cơ quan truyền thông phương Tây về tình trạng lây lan virus tại Vũ Hán. Thậm chí ngay cả sau đó, trong vài tuần, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn lặp lại lời cam đoan giả dối rằng virus không thể lây nhiễm giữa người với người– một quyết định chắc chắn đã giết chết thêm hàng nghìn người Trung Quốc nữa.
Khi những sự thực này đã được đưa ra ánh sáng, đáng lẽ bước tiếp theo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là phải xin lỗi thế giới vì đã hành xử tệ hại trong giai đoạn đầu cực kỳ quan trọng của vụ bùng phát virus. Thật không may, điều này đã không xảy ra.
Khi virus lan khắp toàn cầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc, ít nhất là phải chính thức đứng ra chịu trách nhiệm, nhưng Đảng lại tập trung vào một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn nhằm đùn đẩy trách nhiệm của chính mình cho nước khác.
Chiến dịch này bắt đầu bằng việc các quan chức Cộng sản Trung Quốc khăng khăng cho rằng đại dịch tuy khởi phát từ Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là virus cũng bắt nguồn từ đây. Một cách biện hộ nực cười. Tuy nhiên thái độ kỳ dị và vô căn cứ này đã chuyển thành một thứ còn nham hiểm hơn nhiều.
Dòng Tweet viết: “Ngày 2/2, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Ngăn chặn Dịch bệnh của Mỹ) bị bắt quả tang. Bệnh nhân số 0 tại Mỹ xuất hiện vào lúc nào? Bao nhiêu người đã bị lây nhiễm? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể lính Mỹ đã mang đại dịch tới Vũ Hán. Hãy minh bạch! Hãy công khai dữ liệu! Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích.”

Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian, đã viết bình luận về khả năng “Lính mỹ mang đại dịch tới Vũ Hán”. Khi các phóng viên hỏi Tổng thống Trump về cáo buộc này, Tổng thống đã cam đoan với họ rằng nó không phản ánh cuộc nói chuyện của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên không có quan chức Trung Quốc nào công khai lên án những gì ông Zhao nói.
Thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang rất tích cực thuyết phục người dân Trung Quốc thông qua các tuyên truyền trên mạng xã hội rằng chính Mỹ đã mang virus corona mới tới Trung Quốc. Chủ tịch Tập đã đặc biệt yêu cầu quan chức các tỉnh và địa phương phải củng cố việc “chỉ đạo định hướng dư luận”, và bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Vũ Hán thậm chí còn cho rằng nên thực hiện “giáo dục lòng biết ơn” để người dân Vũ Hán biết ơn đầy đủ cho sự hy sinh của “chúa tể” Đảng trong đại dịch.
Cũng có rất nhiều thông tin thất thiệt về virus, và mặc dù chúng không trực tiếp liên quan tới quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng chúng ta có thể cảm thấy họ đứng sau để gián tiếp góp phần. Theo một báo cáo chưa công bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “khoảng 2 triệu tweet lan truyền các thuyết âm mưu về virus corona trong vòng 3 tuần khi virus bùng phát bên ngoài Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết một phần trong các bình luận này cho thấy “bằng chứng về hoạt động lan truyền tin giả, có sự hợp tác điều phối”. Ít nhất với một số tweet, chúng ta có lý do để tin rằng chúng là sản phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nếu nhìn vào nỗ lực tung tin giả và lịch sử can thiệp chính trị sử dụng internet của họ.
Chiến dịch tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc về dịch virus corona mới cũng được củng cố bởi các học giả và tay viết phương Tây, những người ngây thơ lặp lại lời của Đảng. Trong hầu hết các trường hợp, các tay viết này tránh các thuyết âm mưu sai rành rành, mà ưu tiên những thứ có vẻ như là lòng tốt. Ví dụ, họ sẽ không phủ nhận nguyên nhân dịch bệnh tới từ chính quyền Trung Quốc, nhưng họ sẽ làm mờ điều đó đi, và làm nổi bật những sai lầm của chính quyền địa phương nơi họ sống. Điều này kỳ thực là đúng những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc mong muốn.
Người ta nói Đảng Cộng sản Trung Quốc “thi thoảng đàn áp chúng ta” bằng phương pháp cách ly tàn bạo mà Đảng này sử dụng khi quyết định hành động. Điều này thật là một sự sỉ nhục cho di sản của các bác sĩ Trung Quốc như Lý Văn Lượng, người có thể vẫn còn sống nếu chính quyền chịu nghe cảnh báo của ông, thay vì trấn áp nó.
Vì những lý do này, chúng ta phải làm mọi cách có thể để phản đối cách đổ tội dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và phản đối cả những ai lặp lại lời dối trá đó. Chúng ta phải truyền đạt sự thật một cách chính xác nhất, bằng một cách làm thực tế nhất có thể. Và không có cách gì chính xác, có thể lan rộng hơn cái tên mà chúng ta sẽ đặt để gọi virus trong khi nói chuyện hàng ngày.
Tên “corona virus Trung Quốc”, cũng như “corona virus Vũ Hán” đã trở thành một đề tài tranh luận gần đây. Những người bảo vệ cách đặt tên truyền thống nói rằng họ tuân theo đúng cách chúng ta sử dụng để đặt tên virus trong lịch sử – đặt theo nơi virus bắt nguồn. Tuy nhiên những người phản đối cũng đúng khi nói rằng cách đặt tên này có thể gây ra sự phân biệt đối với những người dân Trung Quốc là nạn nhân của virus, giống như toàn thế giới. Đã có những trường hợp tấn công thù ghét người nước ngoài, và rất có thể chúng sẽ còn tồi tệ hơn theo quỹ đạo lây lan ngày càng rộng của virus.
Tuy nhiên nếu gọi đây là “Novel corona virus” hay một điều gì đó tương tự thì cũng có vấn đề. Mặc dù cách gọi tên này đúng về mặt kỹ thuật, nhưng chúng không cho chúng ta biết về nguồn gốc virus – bởi điều chúng ta mong muốn là phơi bày sự thật về virus trong cuộc chiến thông tin này.
Có một cách gọi có thể trung hòa tất cả, chúng ta hãy gọi nó là “virus corona Trung Cộng”. Cách gọi này sẽ làm dịu sự thù ghét người nước ngoài, và cũng nhấn mạnh sự thật rằng đại dịch là hệ quả của những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc làm ra. Quả thực, đó là một “virus nước ngoài”, như Tổng thống Trump mô tả. Nhưng không phải “nước ngoài” nào cũng phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của virus, mà cũng không phải một quốc gia cụ thể nào phải chịu trách nhiệm về nó. Những người phải chịu trách nhiệm về nó nằm trong một nhóm cụ thể – đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta phải làm rõ điều này trong mọi tình huống.
Xuyên suốt lịch sử, trong các thảm họa, những người trải qua thảm họa đều tin rằng các sự kiện chính sẽ là không thể tẩy xóa trong ký ức của mọi người. Nhưng trong thực tế, rất nhiều trường hợp sau khi thảm họa lớn lao qua đi, nhiều người đã quên mất những sự thật quan trọng nhất.
Dĩ nhiên, các nhà sử học tương lai chắc hẳn sẽ tìm hiểu về sự kiện này, và biết rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc có tội lớn trong đại dịch COVID-19 2020. Nhưng không thể chắc chắn rằng cách nhìn này cũng sẽ tự động trở thành cách nhìn phổ cập của công chúng – kể cả bây giờ lẫn trong tương lai. Vì vậy việc củng cố sự thật này bằng cái tên mà chúng ta gọi dịch bệnh là điều cần thiết: Bằng việc gọi nó là “virus corona Trung Cộng”, người ta sẽ không bao giờ lãng quên thủ phạm đã cẩu thả và tàn nhẫn khởi đầu một ngọn lửa mà sau đó đã nhấn chìm thế giới.

Grayson Slover
Minh Nhật biên dịch

Nguồn: Trí Thức Vn     Ngày đăng: 2020-04-05

 

 

Đăng ngày 20 tháng 04.2020

Bổ túc ngày 23 tháng 04.2020