VN để tang Fidel !

castro

Hỡi ôi! Tồng chí Phi Đeo
Cát tờ Rô đã đi theo bác Hồ
Từ nay hai đảng cầm đồ
Mất ông, thành một lũ mồ côi cha
Từ nay đất nước Cu ba
Đã giải phóng khỏi cha già rậm râu
Năm mươi năm cũng khá lâu
Ông ngồi trường trị trên đầu nhân dân
Cu Ba căng thẳng vô ngần
Bởi trong quần chúng; từ quần chúng ra
Việt Nam cùng với Cu Ba
Cu thức cu ngủ, ngủ và thức thôi
Fidel ; ông chết đi rồi
Bên Cu Ba bắt mọi người quốc tang
Cớ sao ở nước Việt Nam
Lại lú đến nỗi quốc tang anh xồm
"Thương cha, thương mẹ, thương chồng...
Thương mình, thương một,thương ông thương mười"(1)
Xưa nay đảng lú chết cười
Thương người ngoại quốc hơn người nước ta
Nghĩ gần lại thêm nghĩ xa
Giờ mình tang nó (mai mốt) nó qua tang mình (trọng lú).

Cao Nguyên

(1) Tố Hữu khóc Xít ta lin

*

Cu ba căng thẳng vô cùng
Vì cứ phải thức canh dùm Việt Nam
Cu ba khác với cu mình
Cu mình có cái ba đình thật to
Cu ba nó đốt ra tro
Bụi phi đen nó bay vô cu mình
Cu mình bị ngứa thình lình
Nên mần cuốc táng linh đình thật to
Trong lăng bác cũng phát ho
Sao không cho nó táng vô nằm cùng
Bác ơi bác chết giờ trùng
Nên con cháu bác nửa khùng nửa điên.

Cao Nguyên
ĐĐSN


 

Mồ cha không khóc,

đi khóc đống mối !

Tự nhiên lại muốn chửi thề
Cu ba chó chết nước mình để tang
Đúng là cái đảng chó hoang
Quốc tang đâu phải cho dân nước ngoài...
Dân thì đóng thuế miệt mài
Để cho đảng chó nó xài thiệt sang
Họa thì dân vẩn cứ mang
Đảng thì ngoảnh mặt,xài sang cho người
Lại làm những chuyện buồn cười
Đúng là dã thú,đười ươi,khỉ rừng
Tiền dân đóng thuế bổng dưng
Đem làm quốc táng,để tang thằng khùng
Nhìn lại thảm cảnh miền trung
Cái lũ đảng thúi lại chui gầm giường
Quốc hội cho đến phố phường
Thà chui lổ cống chớ hề cứu dân
Lại còn làm chuyện giựt gân
Năm ngàn tấn gạo cho dân xứ người
Địt mẹ cái đảng buồn cười
Chuyên làm chuyện thúi như là đống phân
Xứ người vì nước,vì dân
Đảng ta vì đảng, quên thân ngu hèn.
Trí Diệp
(29-11-2016)

castro

Việt cộng có những thằng khùng.
Fidel nó chết đùng đùng khóc thuê.
Việc gì phải khóc mải mê.
Thằng Del nó chết dân phê thấy mồ.
Chỉ có Việt cộng nó rồ
Xếp hàng cả lũ viếng lồ Castro.
Cu Ba dân chúng hoan hô.
Từ đây thằng trưởng cộng nô chết rồi.
Người dân trông đứng trông ngồi.
Sao cho ngày ấy đến rồi dân vui.
Chỉ có Việt cộng nó đui.
Cho nên khóc lóc xả xui nhiều người.
Thế giới nhìn họ chê cười.
Việt nam cộng sản hơn mười thằng ngu.
Toàn là một lũ cầm cu
Khóc mình không khóc lại ru khóc người.

Trí Diệp
(29-11-2016)


Chính quyền CSVN tổ chức

quốc tang cho Fidel Castro !

Cali Today News– Ngày 28/11, Trung ương đảng CSVN đã ra thông cáo đặc biệt, trong đó nói rằng họ sẽ tổ chức nghi thức quốc tang một ngày dành cho lãnh tụ Cộng sản Cuba Fidel Castro. Quyết định của Trung ương đảng CSVN đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dân trong nước.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến chia buồn với nhân viên Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Ông Nguyễn Phú Trọng đến chia buồn với nhân viên Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Thông cáo đặc biệt của Trung ương đảng CSVN nói: “Đồng chí Fidel Castro là người bạn lớn, người đồng chí, anh em vô cùng gần gũi và thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”. Do đó, để biểu lộ sự thương tiếc, Trung ương đảng CSVN đã tổ chức nghi thức quốc tang dành cho ông này.
Quốc tang được xác định sẽ diễn ra vào ngày 4/12. Trong ngày đó, các cơ quan, công sở trong trên khắp cả nước và cơ quan đại diện của chính quyền CSVN ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tăng theo đúng quy định. Không được tổ chức vui chơi, giải trí ở những nơi công cộng.
Chưa hết, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, người có quyền lực đứng hàng thứ tư trong nội bộ đảng CSVN sẽ đại diện sang Cuba dự tang lễ theo nghi thức cấp nhà nước.
Việc chính quyền CSVN tổ chức quốc tang được cho là tiếp nối một số quốc gia có mối quan hệ thân thiết với nhà nước Cộng sản Cuba, đó là Bắc Hàn, Venezuela. Tuy nhiên, việc làm này của chính quyền CSVN đã gặp phải làn sóng phản đối rất lớn từ những người dân trong nước.
Những người lên tiếng chỉ trích cho rằng, việc tiếc thương hay biết ơn là chuyện của những người Cộng sản với nhau. Ở đây là chuyện nội bộ của đảng CSVN và đảng Cộng sản Cuba. Do đó, chỉ nên dừng ở mức độ “đảng tang” thay vì quốc tang.
Hơn nữa, Fidel không giúp gì trong việc phát triển cho Việt Nam. Có chăng chỉ là việc giữa những người Cộng sản. Đó là chưa nói, trong suốt 47 năm nắm quyền của mình, Fidel đã biến Cuba trở thành một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, đời sống người dân trở nên kiệt quệ vì đeo đuổi mô hình kinh tế Cộng sản.
10 ngày trước khi Fidel Castro qua đời, ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Việt Nam đã đến Cuba và tặng ảnh cho Fidel Castro. Ảnh: Người Lao Động

10 ngày trước khi Fidel Castro qua đời, ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Việt Nam đã đến Cuba và tặng ảnh cho Fidel Castro. Ảnh: Người Lao Động

Sự độc tài cai trị của Fidel Castro là niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ lãnh đạo đảng CSVN. Vậy nên từ đó đến nay Việt Nam vẫn là một quốc gia độc tài đảng trị, nghèo nàn lạc hậu, cho dù thế giới đã thay đổi theo chiều hướng văn minh hơn.
Một số ý kiến khác cho rằng, việc tổ chức quốc tang cho một người ngoại quốc là làm theo kiểu “thương vay khóc mướn”, trong khi tại Việt Nam rất nhiều biến cố tang thương xảy ra rất cần phải được tổ chức theo nghi thức quốc tang thì chính quyền lại không đáp ứng.
Còn nhớ, vào năm 2007 xảy ra vụ sập cầu Cần Thơ, 55 công nhân đã phải bỏ mạng để xây dựng công trình nối đôi bờ sông Hậu. Rất nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền CSVN cần phải tổ chức quốc tang để tưởng nhớ những người này. Đây là việc làm mà rất nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới đều làm. Bỏ ngoài tai những ý kiến trên, chính quyền CSVN vẫn không tổ chức quốc tang cho 55 công nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ.
Bất chấp làn sóng phản đối của người dân, chính quyền CSVN vẫn tổ chức quốc tang cho Fidel Castro.
Nguoi Quan Sat

http://baocalitoday.com/


Máu Cuba trong cơ thể Việt Nam

Trần Trung Đạo

Báo Thanh Niên ngày 27 tháng 11 đăng một bài viết của Phạm Tiến Tư, nguyên Đại sứ CSVN tại Cuba với tựa “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”.
Câu nói đó là của Fidel Castro phát biểu để ủng hộ CS miền Bắc trong chiến tranh thôn tính miền Nam. Năm 1973, khi trở lại Việt Nam lần thứ ba, Castro đã lần nữa lập lại lời cam kết sẵn sàng góp máu. Trước khi trình bày việc “góp máu” Cuba, thiết nghĩ nên lượt qua tình trạng và số lượng tù nhân chính trị tại Cuba vì số lượng tù ảnh hưởng đến số lượng máu. Theo nhà xã hội học Juan Clark, chuyên gia hàng đầu về tình trạng áp bức tại Cuba, đã có khoảng 60 ngàn tù nhân bị giam trong các trại “cải tạo” khắp Cuba trong thập niên 1960. Cuba có hơn 550 nhà tù trên khắp đảo. Theo cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi, nhà cầm quyền CS Cuba giam giữ 15 ngàn tù nhân. Tuy nhiên, cơ quan Stasi không tính các nhà tù quân sự, trong đó giam khoảng 25 ngàn tù nhân thuộc giới đồng tính, lãnh đạo các tôn giáo, các thành phần “chống phá cách mạng”, v.v.. Mặc dù chiếm Cuba từ tháng Giêng 1959, mãi đến 2006, nhà cầm quyền CS Cuba vẫn còn giam giữ khoảng từ 339 đến 1000 tù nhân chính trị.

Trở lại với tuyên bố của Fidel Castro “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. Đó không phải là câu để cổ võ tinh thần mà là câu nói thật. Cuba đã từng “đóng góp” máu của người Cuba để chuyền cho thương binh CSVN trong thời chiến. Tuy nhiên, có hai điểm chính của sự kiện góp máu Fidel Castro cố tình che giấu; thứ nhất, đó không phải là máu của dân Cuba tự nguyện hiến mà là máu của những tù nhân bị chế độ CS Cuba kết án tử hình, và thứ hai, không phải máu tặng không mà CS Bắc Việt phải trả lại Cuba 50 đô-la cho mỗi túi. Với 7 túi máu, mỗi tử tù đem lại cho nhà nước CS Cuba một thu nhập 350 đô-la. Như đã viết ở trên, Cuba có nhiều ngàn tử tù bị hành quyết tập thể; do đó, thu nhập từ xuất cảng máu hàng năm không phải nhỏ. Tin tức này rất dễ gây xúc động cho các thương binh miền Bắc nên người viết xin ghi nguồn thật chi tiết. Độc giả chỉ cần google là đọc được nguyên văn. Theo điều tra của Wall Street Journal ngày 30 tháng 12, 2005, bà Mary Anastasia O'Grady đăng lại báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ Châu (InterAmerican Human Rights Commission) ngày 7 tháng Tư, 1967: "Vào 27 tháng Năm, 1966, 166 người Cuba, gồm dân sự và quân sự, bị tử hình, và phải tiến hành thủ tục y tế rút máu trung bình bảy túi mỗi người. Lượng máu này được bán cho Cộng Sản Việt Nam với giá 50 đô-la mỗi túi với hai mục đích vừa kiếm tiền đô và vừa đóng góp vào cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng." “Mỗi túi máu tương đương nửa lít. Việc trích một lượng máu như vậy từ một người bị kết án tử hình gây cho nạn nhân tình trạng mất máu não, không còn ý thức, và tê liệt. Khi máu được trích xong, nạn nhân được hai người lính đặt lên cáng và khiêng tới địa điểm hành quyết.”

Chủ trương rút máu này có lịch sử bắt đầu từ nước CS anh em Đông Đức trước đây khi cơ quan an ninh nổi tiếng tàn ác Stasi rút máu tù để bán cho Hồng Thập Tự Bavarian. Cộng Sản Cuba áp dụng phương pháp của CS Đông Đức nhưng với tầm mức quy mô hơn. Đề án Cuba Archive, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận trích lời một cựu tù nhân Cuba bị tù từ 1963 đến 1968 tại nhà tù Boniato, Santiago de Cuba kể lại: “Nhà tù Boniato vào năm 1963 có khoảng 5,000 tù nhân. Mỗi buổi sáng hai hay ba tù nhân trên đường ra pháp trường phải ghé lại trạm rút máu của bịnh viện nhà tù, phía sau phòng đóng kín. Bởi vì tôi là một tù nhân tật nguyền, không thể đi bộ nên tôi bị giữ tại bịnh viện nhà tù. Dù họ không cho thấy nạn nhân, tôi chỉ đứng cách đó 20 mét và có thể nghe mọi thứ. Chúng làm tương tự như thế cho mọi tù nhân bị tử hình.”

Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ (OAS) trong báo cáo vào tháng Tư 1967 cũng đã tố cáo thực tế rút máu tù nhân tại nhà tù La Cabaña Fortress. Ngoài máu tử tù, thân nhân của tù nhân cũng phải bị “hiến máu” trước khi được phép thăm viếng. Con số thân nhân thăm tù và bị rút máu lên đến nhiều chục ngàn người. Rút máu trong cơ thể người sống trước khi bắn chết là hành động dã man, phi nhân và vi phạm mọi luât quốc tế trong đó có The Code of Ethics of Blood Donation and Transfusion thuộc International Society of Blood Transfusion (ISBT) đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận. Tử hình tập thể chấm dứt vào khoảng năm 1967 sau khi có cuộc nổi dậy của nông dân, nhưng kỷ nghệ xuất cảng máu của Cuba vẫn được tiến hành và nhận mức thu trung bình 30 triệu đô-la từ năm 1995 đến 2012. Giới cầm quyền CS Cuba không chỉ xuất cảng máu sang Việt Nam mà còn sang nhiều quốc gia khác trong đó có Canada. Trong một bài viết ngắn trên Facebook mới đây, người viết có nhấn mạnh với những tội ác tày trời như thế, lẽ ra Fidel Castro, dù cao tuổi bao nhiêu, cũng phải sống để đối diện với sự thật và trả lời những câu hỏi của người dân Cuba. Người dân bao giờ cũng là những người thực sự có quyền phán xét cuối cùng. Không một lãnh tụ thế giới nào tránh khỏi bị kết án nếu họ làm sai. Nhưng không, Fidel Castro chết nhẹ nhàng, chết êm thấm sau khi thọ đến 90 năm. Castro qua đời mà không bị ai rút hết máu trong người cho đến khi bất tỉnh, như trường hợp anh nông dân 24 tuổi Angel Moisés Ruíz Ramos hay không đau đớn như trường hợp cô gái Lydia Peacuterez 25 tuổi có thai 8 tháng, bị cai tù đá vào bụng, máu của cô và của hài nhi cùng chảy cho đến khi hai mẹ con chết trong nhà tù Cuba.

Nhiều người phê bình nhà cầm quyền CSVN tổ chức “Quốc tang” đúng ra nên gọi là đảng tang dành cho Fidel Castro, nhưng nghĩ cho cùng việc Nguyễn Phú Trọng và giới cầm quyền CSVN khóc cho Fidel Castro, lãnh tụ CS cuối cùng của thế kỷ 20 còn sót lại, cũng phải. Họ khóc cho Castro và cũng khóc cho chính họ.

Castro có may mắn chết già nhưng liệu giới cầm quyền CSVN có được may mắn như thế hay không. Chưa chắc.

Trần Trung Đạo

Tham khảo: - Paul Hollander. (Oct 15, 2008). Political Violence: Belief, Behavior, and Legitimation. Political Science. (trang 148-150) - Cuba: Forced blood extraction from political prisoners before execution. Report of July 2015. Cuba Archive. - Mary Anastasia O'Grady. (Dec 30, 2005) Counting Castro's Victims. The Wall Street Journal. - Cuba’s blood exports: a scandalous business (2004). Cuba Archive. - Thanh Niên, 27/11/2016, "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình".

http://www.trantrungdao.com/


Cuộc cách mạng của Fidel Castro

chỉ là trò bịp bợm

Joe Klein

Cách đây 40 năm tôi có dịp gặp ông Fidel Castro.Trông ông rất kiêu hùng, đáng nể. Khi đó, tôi đang đi theo phái đoàn Mỹ do Thượng Nghị Sĩ McGovern cầm đầu sang thăm Cuba. Chúng tôi gặp ông tại trang trại của người em trai ông, Raul Castro. Ông lái chiếc xe jeep mui trần, bám đầy bụi đường, trông rất phong trần. Còn ông thì mặc bộ đồ lính mầu cứt ngựa quen thuộc. Ông dẫn chúng tôi đi thăm một tỉnh ở gần bên. Nơi đây ông đúng là một chính khách tài giỏi, một thủ lãnh đảng, một ngụy quân tử, được dân chúng kính yêu. Ông luôn luôn mỉm cười, bắt tay dân chúng ra đón chào ông. Họ thân mật gọi ông là “Fidel”. Một người đàn bà lên tiếng nói chuyện với ông: “Hey, Fidel. Lần trước đồng chí đến đây, đồng chí hứa cho chúng tôi cái xe buýt, sao không thấy đem lại?.”. Ông Castro nói với đám phụ tá tháp tùng hãy ghi vào sổ tay về thắc mắc của bà này, và ông ta mua tặng cho bà một cây cà rem.
Đó là hình ảnh về một Fidel mà người Mỹ đã đánh bóng, đã huyền thoại hóa, một cách vô duyên, không biết xấu hổ. Phong cách của Fidel thật là đẹp, lôi cuốn, nhưng về thực chất thì….chấm chấm, có lẽ chẳng nên nói tới nữa. Chính hai anh chàng đi làm cách mạng Fidel Castro và Che Guevara chế ta cái kiểu râu xồm, tóc dài, trước cả nhóm ca sĩ Beatles. Cũng chính hai chàng này đẻ ra kiểu áo công nhân liền với quần, trông rất ư là lao động. (Bạn phải nhớ là hồi thời 1950’s chỉ có nông dân, và thợ máy mới mặc loại quần áo một miếng, từ trên xuống dưới). Bước sang đến thời thập niên 1960’s, người ta mặc kiểu quần áo may cắt thật đẹp.Bạn nhìn những tấm hình của đám đông đi biểu tình thời ông Mục Sư King Jr. sẽ thấy, lúc ông King đọc diễn văn ở đền thờ Tổng thống Lincoln hồi năm 1963. Sau đó, Fidel chế ra kiểu quần áo ‘lính chiến”. Khi đến New York để dự đại hội Liên Hiệp Quốc, ông đã văng tục chửi thề: “Đ.M bọn tư bản nhà chúng mày” vào đám đông mặc sơ mi cà vạt, thế hệ cha ông của tôi. Ông lấy phòng nghỉ ở một khách sạn trong khu bình dân Harlem. Hình ảnh của ông mới đáng mến làm sao!!
CHÚ Ý NHIỀU VÀO KIỂU DÁNG phong cách hơn là thực chất, là nét đặc thù của những người thiên tả trong suốt 50 năm qua. Thực ra, họ cũng làm được nhiều việc rất đáng kể, nhưng đa số chỉ liên quan đến vấn đề xã hội. Quyền phá thai là ví dụ rõ nhất. Đó là thành tựu lớn của phe Dân Chủ kêu gọi sự đồng ý của đông đảo cử tri. Quyền dân sựcũng là một thành tựu đáng kể, được nhiều khán giả tán đồng trong lúc trà dư tửu hậu. Quyền của người đồng tính đưa đến việc lập ra nhà vệ sinh cho người chuyển giới, cuộc tranh đấu giành sự bình đẳng cho người da mầu đạt được luật về “affirmative action” (bênh vực, nâng đỡ người thiểu số da mầu, và di dân). Quyền của giới nghệ sĩ khiến họ có thể nói sự thật trước mặt ông Mike Pence khi trình diễn vở tuồng Hamilton . Nếu bạn lắng nghe những phần tử “cấp tiến” bàn chuyện chính trị xã hội, bạn sẽ thấy họ chẳng có gì để nói ngoài những đề tài như tình trạng nghèo đói,về giới tiểu thương, giáo dục công cộng, và cải tiến dịch vụ của chính quyền như việc làm ở Bộ Cựu Chiến Binh hay ở Sở Bưu Điện. Họ luôn luôn ở vị thế ‘tạo dáng” hơn là vị thế bắt tay vào làm việc. Họ nhiệt tình ủng hộ những “nhà hoạt động” hoa lá cành. Những nhà hoạt động này thỏa mãn đúng mối tức hận của họ, song thường thì không đại diện cho ai cả. Những nhà hoạt động này thường có dáng dấp giống như Fidel hơn là Nelson Mandela. Ông Castro tự tạo dáng cho mình như một thiên thần trong các loại phim ảnh thời thượng. Anh chàng tài tử Sean Penn xuất hiện ở Iraq cũng là để bắt chước Fidel. Tất cả họ đều đóng kịch tạo dáng hơn là đem lại kết qủa cụ thể, giống như việc người đàn bà Cuba đòi có xe buýt cho tỉnh của bà, nhưng đồng chí Fidel lại cho bà cây cà rem.
Trong lịch sử ứng cử tổng thống Mỹ, chưa có ai nặng phần kiểu dáng hơn là thực chất như ông Donald Trump. Những ý kiến của ông viết trên Twitter về gian lận bầu cử, về việc đốt cờ Mỹ nói lên cuộc tranh chấp giai cấp hiện đang xảy ra ở nước Mỹ. Việc ông đi tìm kiếm người để bổ nhiệm là Bộ trưởng Ngoại Giao giống như trong các vở tuồng trên TV show: The Policy Bachelor. Chính vì vậy, tôi vô cùng cảm động, hơn là ngạc nhiên, khi ông Trump đưa ra lời tuyên bố rất sáng suốt, đúng đắn về cái chết của Fidel Castro: “Hôm nay thế giới đánh dấu sự ra đi của một nhà độc tài tàn ác, kẻ đã sát hại chính người dân của ông ta trong suốt gần sáu thập niên. Di sản của Fidel Castro là những tiểu đội ám sát, ăn cắp tài sản nhà nước, và nhiều đau khổ không lường được của dân chúng, nạn nghèo đói, và sự khước từ những điều cơ bản về nhân quyền.”.
Chúng ta cần thêm nhiều lời tuyên bố như vậy.

TRỞ LẠI HỒI NĂM 1975, tôi có dịp đi thăm chính thức nước Cuba, và tôi đã tách ra đi đến một nhà thờ Công Giáo ở Havana để gặp các nhân vật đối kháng. Tôi gặp một nhân vật từng bị cả hai phía đánh đập hành hạ, bỏ tù: chế độ độc tài hữu khuynh của Fulgencio Batista, cũng như chế độ Castro. Tôi hỏi ông ta người Mỹ nên có chính sách như thế nào đối với Cuba. Ông lập tức trả lời: “Hãy chấm dứt cấm vận. Và công nhận nước chúng tôi.”. Chế độ Castro cần mượn hình ảnh con qủi Satan Mỹ để họ có lý do áp đặt chế độ xã hội chủ nghĩa nghèo đói, và luật khẩn trương. Bọn chúng sẽ không thể nào chịu nổi trước ngọn thủy triều tự do- và thương mại - ào ạt đổ vào hòn đảo Cuba. Nhạc Mỹ, quần jean, và TV mầu là những vũ khí vô song, đập tan chế độ toàn trị. (Câu nói đầu tiên khi ông Castro gặp chúng tôi, ông hỏi ngay: “Barbara đâu rồi, sao không thấy?. Ý ông muốn đi tìm bà ký giả Barbara Walters của chương trình truyền hình Today Show, chương trình tin tức buồi sáng của Mỹ ông rất khoái.)
Tôi nghĩ những hình ảnh đẹp đẽ về cách mạng xã hội chủ nghĩa của thời thập niên 1960’s kết thúc trong tim tôi trong chuyến đi thăm Havana kỳ đó. Cái kiểu cách mạng nặng phần trình diễn chẳng qua chỉ là một trò bịp bợm. Tâm niệm của nhóm người thiên tả là đem lại “sự công bằng về xã hội”, nhưng thực tế, nó đưa đến: “sự bình đẳng trong nghèo đói.”, như lời thì thầm của một cư dân trẻ ở Mạc Tư Khoa nói với tôi hồi năm 1989. Cần phải có sự cân bằng giữa Tự do và Công bằng nhưng Tự Do luôn luôn quan trọng hơn.

Bài nhận định của Joe Klein trên báo TIME ngày 12/12/2016
Nguyễn Minh Tâm dịch

 


Fidel Castro từng

bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam


Thụy My
29-11-2016

h1
Fidel Castro và Che Guevara tại trại Cabana. Ảnh panoramio.com
 
“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Câu nói đầy cảm động của Fidel Castro lâu nay vẫn được lưu truyền, và báo chí Việt Nam thường xuyên nhắc lại. Sự thật có lẽ phũ phàng hơn nhiều: Cuba đã từng chuyển giao máu cho Việt Nam, nhưng máu không phải được hiến mà được bán!
Tác giả Gilles William Godlnadel trong bài viết mang tựa đề “Cái chết của Fidel Castro: Chống cộng là nhân đạo, ngoại trừ tại Pháp” đăng trên trang web của nhật báo cánh hữu Le Figaro ngày 28/11/2016, kịch liệt phê phán những tên tuổi Pháp đã khóc thương lãnh tụ Cuba vừa qua đời.

h1
Một người tình nghi là gián điệp bị bắn tại chỗ. Ảnh internet
 
Luật sư kiêm nhà văn, chủ tịch Hội Pháp-Israel tố cáo: “Castro không chỉ là một nhà độc tài Nam Mỹ, mà còn là một đao phủ. Không tự hài lòng với việc tra tấn và hành quyết các nhà đối lập, ông ta còn bán máu của họ. Tờ Wall Street Journal trong một bài viết đề ngày 30/12/2005 cho biết: Ngày 27/05/1966, theo lệnh của Fidel Castro, 166 người tù đã bị rút ba lít rưỡi máu mỗi người và bán cho nước Việt Nam cộng sản với giá 100 đô la một lít. Sau khi bị lấy máu, 166 tử tội trong tình trạng thiếu máu não, tê liệt và bất tỉnh, bị đưa đi trên các băng-ca và giết chết.”

h1
Linh mục gặp tử tội trước lúc hành quyết. Ảnh tư liệu của cubanet.org
 
Tác giả bài viết không dẫn link, nhưng một số trang web khác như truthbarrier.com, blog cubaexilequarter có trích nguồn. Bạn đọc nào có đăng ký Wall Street Journal có thể tham khảo bài “Counting Castro’s Victims” tại link sau: http://www.wsj.com/articles/SB113590852154334404

h1
Một cảnh xử bắn trong trại Cabana. Ảnh tư liệu của cubanet.org
 
Báo cáo bằng tiếng Tây Ban Nha của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ ngày 07/04/1967, mục E Extracción de sangre a condenados a muerte“ (Lấy máu của tử tù), có ghi rõ sự việc. Nhờ Google dịch giùm từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Pháp, thì được biết nội dung đại thể như sau:
  1. Chúng tôi nhận được các thông tin từ Cuba cho biết, thân nhân các tù nhân chính trị bị đòi hỏi phải “hiến” máu nếu muốn được đi thăm họ. Những ai từ chối thì không được thăm người thân đang ở tù.
  2. Ngày 27/05/1966 từ khoảng sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều, đã diễn ra cuộc hành quyết tại trại Cabana ở La Habana. Đội thi hành án gồm ba quân nhân và một sĩ quan, tử tội là các chính trị phạm, quân nhân và thường dân. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi biết rằng những người bị xử bắn trước đó đã bị rút lấy máu hàng loạt để cung ứng cho ngân hàng máu.
Số 166 thường dân và quân nhân Cuba đã bị lấy trung bình 7 pint máu mỗi người. Số máu này được đem bán cho nước Việt Nam Cộng sản với giá 50 đô la một pint, với hai mục đích cùng lúc là kiếm ngoại tệ đồng thời đóng góp cho cuộc chiến của Việt Cộng.
Một pint tương đương khoảng nửa lít máu. Trích xuất 7 pint, tức ba lít rưỡi máu dẫn nạn nhân đến cái chết – não thiếu máu, bất tỉnh và tê liệt.
Một khi máu đã được rút, người tù bị hai dân quân cùng với đội hành quyết khiêng trên băng-ca đến nơi xử bắn.
Tại trại Cabana có một đơn vị y tế gồm các nhà huyết học Cuba và Liên Xô, phụ trách các thủ tục y khoa, thử nghiệm khoa học với máu và các nhân viên được đào tạo để trợ thủ (…)
Cùng ngày với việc hành quyết 166 người Cuba, khoảng bảy chuyến xe tải đã chở xác đi chôn tại một khu vực ở ngoại ô thành phố Marianao, gần La Habana, trong một hố chôn tập thể. Địa điểm chôn xác người này của chế độ Castro không được người dân biết đến.
Động cơ của vụ xử bắn hàng loạt hôm 27/5, không chỉ nằm trong loạt các hành động tàn bạo, thủ lợi (máu của người Cuba bị xử bắn đã bị bán đi), mà còn nhằm triệt tiêu các đối thủ đáng gờm nhất của chế độ, dù là dân sự hay quân sự, bị cầm tù vì đã tranh đấu chống lại chủ nghĩa Castro cộng sản.
Các cao nhân tiếng Tây Ban Nha nếu có thời gian có thể kiểm tra giúp tiết lộ động trời này tại link sau đây, xin cảm ơn rất nhiều: http://www.cidh.org/countryrep/Cuba67sp/cap.1a.htm#E
29/11/2016
 
 

Fidel Castro: hoang dâm, đạo đức giả

Cá mè một lứa với Hồ già!
Chết rồi mới lòi mặt chuột.


Hình từ New York Press Photographer's Ball, New York City, April 23, 1959

Tom Leonard (The Daily Mail) * Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) phóng dịch

Fidel Castro, một nhà cách mạng không nghỉ ngơi, không có thì giờ cho những thú vui của mình, coi ngày nghỉ là của bọn trưởng giả, ông sống trong túp lều như người câu cá. Sự xa hoa duy nhất của ông là hút thuốc xì gà luôn miệng.
Trong suốt thời gian cai trị, người dân Cuba trải qua nhiều thập niên khốn khổ, nhà cửa đổ nát, thực phẩm được cung cấp theo qui định. Riêng ông có cuộc sống xa hoa mà báo chí, truyền thông không bao giờ được cho phép biết đến. Bàn tay sắt của ông che kín mọi sinh hoạt riêng của ông.
Một người háo gái, sành điệu với những thức ăn sang trọng đã sở hữu 20 căn biệt thự sang trong vùng bờ biển Trung Mỹ (Caribbean), và cả một hòn đảo riêng, thơ mộng mà ông dùng một du thuyền sang trọng, dài 88 bộ, để đi dạo nơi nầy. Castro, con người vô cùng gian xảo!
Castro cả đời xỉ vả bọn tư bản hoang phí, sống như ông hoàng, trụy lạc trên sự khốn cùng của dân họ.
Nhưng những nhà quan sát Tây phương đã từ lâu nghi ngờ ông Tổng Tư Lệnh Cuba nầy, ông đã bòn rút tiền của từ những doanh nghiệp quốc doanh, kể cả từ một mỏ vàng nhỏ của nhà nước. Tạp chí Forbes trong năm 2006 liệt kê Castro là người giàu nhất trong những vị vua, hoàng hậu, kẻ độc tài trên thế giới, và Fidel tức giận bảo rằng ông chỉ sống nhờ vào đồng lương 20 bảng Anh mỗi tháng.
Trong quyển sách do người cựu nhân viên bảo vệ, ông Juan Reinaldo Sanchez tiết lộ về cuộc đời bí ẩn của Castro, cho biết tài sản riêng của Fidel ước lượng khoảng 100 triệu bảng Anh.
Sanchez tiết lộ những chi tiết về sự hoang phí làm kinh hoàng người dân Cuba nghèo khổ như việc Castro giải trí bằng cách đi xiên/ chỉa cá trong những vùng nước biển trong xanh tại hòn đảo riêng tên Cayo Piedra của ông, theo cung cách vua Henry XV đi săn thú trong vùng núi gần điện Versailles vậy.
Castro hàng ngày thức dây vào khoảng 11 giờ sáng và người hầu quì xuống bên cạnh để mặc cho ông bộ trang phục bó sát của người thợ lặn, ông đi ra chiếc du thuyền màu sáng nhạt, trên đó có đầy đủ loại whisky mà ông thích với tôm hùm loại cỡ nhỏ như tôm hùm Na Uy để ra chỗ xiên cá mà nơi nầy đã được nhóm cận vệ kiểm soát an ninh trước, và phải là nơi có nhiều cá để ông xiên giải trí.
Sanchez mô tả đây là nơi thần tiên để mua vui cho những người khách Castro ái mộ, như nhà văn Gabriel Garcia Marquez. Một vùng nước trong xanh, có nhiều rùa và cá heo, trên chiếc du thuyền sang trọng làm bằng loại gỗ đặc biệt lấy từ rừng Angola.
Người có vinh hạnh đi xiên cá với ông, còn có nữ tài tử Ý Đại Lợi Gina Lollobrigida, ông cẩn thận giấu tin nầy với các bà vợ hiện sống với ông.

Italian actress Gina Lollobrigida.
Những người tình của ông còn có những cô gái vị thành niên ở những hộp đêm, họ cho biết rằng khi làm tình với Fidel Castro ông vẫn liên tục hút thuốc xi gà!
Những hành vi quái dị đó đã tạo cho ông một hỗn danh là “con ngựa”. Ông đã dày xéo thân xác của những người đàn bà Cuba thuộc đủ loại sắc tộc, đủ loại màu da, đủ loại địa vị xã hội. Một nhà báo nói nửa đùa nửa thật là hành vi dâm loạn khủng khiếp đó đã phủ nhận ông là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Những câu chuyện như vậy loan truyền ở thủ đô Havana và những lần ông “kết hôn” với những cô gái vừa đến tuổi thành hôn thì ông cho đội bảo vệ tuyên truyền rộng rãi về thành tích cách mạng của quân giải phóng Cuba.
Castro luôn lừa gạt những người vợ đang sống với ông, nhất là bà vợ lớn tên Mirta Diaz-Balart, bà nầy kết hôn với ông lúc ông còn là sinh viên. Bà có với ông một đứa con trai, sau đó đã ly dị. Dù đã ly dị, nhưng Castro đã gạt bà cho phép đứa con trai đó tên Fidelito sang thăm ông ở Mexico, và đứa con không bao giờ trở lại. Đứa nhỏ đã gởi đi Nga học và sau nầy trở thành nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Cuba, nhưng Fidelito bị Castro cách chức.
Môt trong những người tình đầu tiên của Castro là bà Natalia Revuelta, môt bác sĩ về tim, đã có với ông một người con gái tên Alina, cô nầy đã tạo nhiều tai tiếng trong các hộp đêm ở Havana. Sau cùng cô trốn khỏi thiên đường xã hội chủ nghiã của ba cô bằng cách đội đầu tóc giả, dùng hộ chiếu Mễ Tây Cơ giả để trốn đi.




One of Castro’s early mistresses was Natalia Revuelta,
a cardiologist’s wife who gave him a daughter.

Người tình kế tiếp của Castro là bà thư ký lâu đời của ông, tên Celia Sanchez, bà chết năm 1980, liền sau đó ông lấy bà Dalia, một cô giáo. Bà nầy có với ông năm người con. Bà sống một cách bí mật tại ngôi nhà riêng ở ngoại ô Havana.
Theo ng ười cận vệ thì Castro và bà Sanchez đã gặp nhau lần đầu tiên trong cuộc diễn thuyết ngoài trời, ông đã thấy vẽ đẹp rực rỡ của bà, người ngồi hàng ghế đầu. Castro nhanh chóng nhìn trộm bà và gọi Sanchez!.
Ông còn có tên là “con dê gìa”, người năng dùng thuốc Viagra (thuốc cường dương) trong lúc về gìa. Những lời chế diễu lan truyền từ các tay thông dịch viên tiếng Anh và Pháp của ông, kể cả các nữ tiếp viên hàng không đi theo ông trong những chuyến công tác.
Những thèm khát đĩ điếm gây khó khăn cho những đồng minh cộng sản của ông. Theo lời kể của Makus Wolf, cựu giám đốc tình báo của Đông Đức, thì nhân viên bảo vệ bị một phen kinh hoàng khi phát hiện Castro biến mất khi đang thăm Berlin. Castro leo cửa sổ khách sạn ban đêm đi tìm nhà chứa gái. Ông Wolf nói rằng ông có thể cung cấp cho Castro một người đàn bà, “nhưng đơn giản đó không phải là cách Castro muốn”.
Theo bà Sanchez thì Castro luôn miệng nói rằng ông sống trong cảnh tiện tặn, nhưng ông đã sống trong xa hoa mà người Cuba không thể hình dung nổi.
Bà nói tiếp, bóng dáng Castro sẽ rời khỏi cuộc đời người Cuba, nhưng họ sẽ sớm khám phá ra rằng những đau thương vô hạn mà Castro còn để lại lâu dài trong cuộc đời người dân Cuba.
Những người tình cũ âm mưu giết Castro bằng loại kem thoa mặt có chất độc.
Trong nhiều thế hệ, những nhân viên CIA Mỹ và người Cuba lưu vong tìm cách ám sát Fidel Castro, có chừng 638 trường hợp riêng rẽ, bao gồm cả việc thuê mướn những tình nhân của Castro giết ông trong khi cùng chăn gối với ông. Bà Marita Lorenz, 77 tuổi, định dùng hai viên thuốc ngộ độc thịt (botulism pill) để giết ông. Những viên thuốc này do mafia cung cấp, bà đã dấu trong cái lọ đựng kem thoa mặt. Bà nằm chung giường với Castro, nơi ông cất khẩu súng bazooka bên dưới. Lúc ra tay thì bà không thể tách lớp vỏ đông lạnh ra khỏi viên thuốc, nên bà bỏ hai viên thuốc vào bồn cầu và giội nước đi.
Trường họp khác là chất nổ đã gài vào vỏ sò đặt vào chỗ Castro sẽ đến xiên cá, người thợ lặn sẽ cho nổ cái vỏ sò đựng chất nấm nhiễm da, sẽ làm cho da Castro nhiễm độc nặng. Trường họp khác, chất nổ đã nhồi vào điếu thuốc xi gà khi Castro đi dự hội nghị Liên Hiệp Quốc tại New York. Nhân viên CIA cũng có lần đã bỏ loại vi khuẩn độc trong trà, cà phê, hoặc cà rem của ông, nhưng chưa bao giờ kế hoạch được thành công.


Lorenz (pictured in 2001) wrote a book, Dear Fidel,
about her affair with the Cuban leader

Nhân viên bảo vệ tiết lộ rằng năm 1963 một nhân viên khách sạn Havana Hilton bỏ thuốc độc vào sô cô la pha sữa để giết Castro, nhưng cuộc đầu độc bị thất bại vì viện thuốc độc bị rớt ra ngoài máy đông lạnh (freezer).
Một số dữ kiện được chánh phủ Hoa Kỳ lưu lại cho biết CIA đã cung cấp nhiều loại vũ khí khác nhau cho nhân viên của họ tại Cuba trong thập niên 60, như súng liên thanh cực nhanh, những cây bút bi với viên bi hình cây kim chích vào da mà nạn nhân không thể nhận dạng, nhưng tất cả đều không có dịp dùng.
CIA còn đưa ra một tình huống khác nữa là nếu không giết được Castro, họ sẽ tìm cách làm hắn bị mất mặt nơi công cộng. Những nhân viên kỳ cựu nầy bàn đến cách xịt hoá chất gây ảo giác (hallucinogenic drug LSD) trong phòng thu hình của Castro, hay rắc bột hoá học làm rụng lông mày, rụng râu trước công chúng trên đôi giày Castro mang. Tình huống nầy được xếp đặt khi Castro công du nước ngoài và để đôi giày trong khách sạn, nhưng ông ta thoát nạn vì chuyến đi cuối cùng bị hủy bỏ.
Một lần CIA bố trí tay bắn khi Castro đến coi trận đấu bóng chày năm 2000, số ông còn đem thảm hoạ cho dân Cuba, nên ông đổi ý vào giờ chót. Một âm mưu khác nữa là CIA đã đặt 200 cân Anh thuốc nổ dưới gầm bục thuyết trình của Castro, nhưng ông ta không phát biểu gì vào hôm đó.
Hôn nay ông thực sự nằm xuống. Khen chê lẫn lộn, riêng ở Hoa Kỳ thì Tổng Thống Obama tuyên bố lịch sử sẽ ghi nhận, phán xét những tác động lớn lao (của Castro) với người dân Cuba, còn vị Tổng Thống tân cử Trump tuyên bố rằng Castro là nhà độc tài tàn bạo.

http://www.dailymail.co.uk/new