banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

 Làn sóng "bất tuân dân sự" lan tới Việt Nam

VOA Tiếng Việt

 xuongduong

Những cuộc xuống đường rầm rộ, đẩy chính quyền ở cả nam lẫn bắc vào thế buộc phải thương lượng những ngày qua, đã khiến giới quan sát lạc quan nhiều hơn về một làn gió mới từ xã hội dân sự ở Việt Nam.

Hàng nghìn công nhân, thậm chí có báo nói là hàng chục nghìn người, làm việc cho công ty Pou Yuen của Đài Loan, đã tuần hành ở Sài Gòn để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới.
Cuộc biểu tình ôn hòa quy mô lớn hơn nhiều lần so với những đợt đình công trước đây gây đình trệ hoạt động tại khu công nghiệp Tân Tạo, khiến nhà nước phải tìm cách trấn an và xoa dịu.

Đích thân Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã có buổi đối thoại trực tiếp với đại diện các công nhân hôm 31/3. Nhưng hiện vẫn chưa rõ kết quả của cuộc làm việc nhằm hóa giải căng thẳng này. Một tờ báo đưa tin công nhân đã “vỗ tay đồng tình”, trong khi tờ khác lại đưa tin rằng “cuộc đối thoại bất thành”.

Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đồng tình với nhận định cho rằng người Việt đang học hỏi các phương thích tranh đấu bất bạo động từ nhiều nơi khác trên thế giới.
Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn.
Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định.

Nhà bất đồng chính kiến này nói: “Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, những thông tin về các cuộc biểu tình, các cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người ở khắp nơi trên thế giới, đều được chuyển tải tới người dân ở trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Thế nên nó tác động rất nhiều đến tâm lý. Khi những sự kiện tương tự, hay những sự kiện xảy ra ở trong nước, tác động trực tiếp tới người dân, thì họ biết rằng họ phải làm gì đó để bảo vệ quyền lợi của họ, giống như là người dân trong khu vực cũng như trên thế giới từng làm".
Ông Đài nói thêm: "Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn”.
Luật sư Đài nói thêm rằng tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam ngày càng xuống cấp, tác động trực tiếp tới người dân, nên công nhân ở Sài Gòn “xuống đường với thái độ quyết liệt hơn để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân”.
Ông cũng nhấn mạnh tới quyết tâm bày tỏ thái độ bảo vệ môi trường của người dân Hà Nội trong vụ chặt cây xanh gây tranh cãi vừa qua, khiến chính quyền thủ đô buộc phải dừng triển khai việc thay thế cây.

Dù các cuộc diễu hành vì cây xanh thu hút sự tham gia của nhiều người với sự hậu thuẫn của truyền thông trong nước, trả lời báo chí mới đây, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lại cho rằng “có trang mạng kích động nhân dân xuống đường biểu tình, nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ”.

Blogger Anh Chí, người mới xuống đường kêu gọi chính quyền Hà Nội minh bạch hóa thông tin về vụ chặt cây, không đồng tính với ý kiến của ông Nghị.
Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả.
Blogger Anh Chí nói.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả. Thực tế, dự án này đi ngược lại chủ trương mà chính quyền đưa ra. Họ chặt cây mục, cây cong, cây xấu, gây nguy hiểm thì đó là chuyện bình thường. Nhưng thực tế, họ lại chặt những cây rất to, những cây tuổi tới trăm năm, mấy chục năm".
Blogger Anh Chí nói thêm: "Ông bí thư thành ủy Hà Nội nói là có phần tử kích động, thì tôi nói thẳng đó chính là những quan chức chịu trách nhiệm phát ngôn. Chính những lời nói của họ kích động nhân dân vì người dân cảm thấy bị xúc phạm, bị lừa dối và bị coi thường. Việc bảo vệ môi trường sống, tài sản chung, việc chung của xã hội, người dân phải có quyền tham gia. Chứ còn đảng cộng sản Việt Nam hay phía chính quyền, chỉ là một nhóm người rất ít trong xã hội này. Họ không thể nào làm hết được”.

Trong một bài viết đăng tải hôm nay, 1/4, với tựa đề “Mở rộng dân chủ qua cách lắng nghe dân”, tờ Tia sáng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng cuộc đình công của công nhân hay xu hướng phản đối của người dân Hà Nội trước việc chính quyền triển khai chặt hạ 6.700 cây xanh trong thành phố là “những ví dụ cho thấy nhà nước chỉ tiếp thu tiếng nói của người dân khi chính sách đã hoặc sắp sửa đi vào đời sống, và nhân dân hầu như không được thông tin từ sớm để có cơ hội tham gia góp ý dự thảo chính sách”.

Trong khi đó, nhận định trên Facebook về cuộc đình công của công nhân công ty Pou Yuen, luật sư Lê Công Định viết: “… Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?”

Chính phủ Việt Nam tháng trước đã đề nghị cho phép lùi trình luật Biểu tình thêm một năm rưỡi so với dự kiến trước đó.
Dự luật này được nhiều người kỳ vọng sẽ hợp pháp hóa việc xuống đường bày tỏ quan điểm và nguyện vọng của người dân.

_______________

 

Hàng ngàn người dân xuống đường ở Vĩnh Tân

 


Có một đường hầm dưới giàn giáo bị sập ở Formosa (Hà Tĩnh)
 
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/
 
[23 giờ 16] Thượng úy Tăng cho biết tai nạn xảy ra khi các công nhân đang thi công giàn giáo bằng sắt thép cao khoảng 30-40m. Giàn giáo bị sập đổ vùi lấp các công nhân trong đống đổ nát.
 
Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 23
Bên ngoài khu vực sập giàn giáo - Ảnh: Nguyên Dũng
 
"Phía dưới giàn giáo còn có một đường hầm nên công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang huy động tối đa cần cẩu, máy khoan, máy cắt để cưa cắt sắt thép, tìm kiếm và đưa các công nhân mắc kẹt ra ngoài", thượng úy Tăng nói.
PV Thanh Niên Online đang có mặt tại khu vực hiện trường cho biết trời đang mưa nên công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Hiện các lực lượng đã phong tỏa hiện trường, ưu tiên các phương tiện cứu hộ cứu nạn, xe cứu thương. Các phóng viên chưa thể tiếp cận sát khu vực giàn giáo bị sập.
 
Tai nạn giàn giáo sập tại khu kinh tế Vũng Áng hôm nay làm tử vong 14 và bị thương 30 Công Nhân Việt Nam.
Chuyện bất ngờ là nhờ sập giàn giáo, làm lộ một đường hầm bí mật ! Công Nhân cho biết ĐƯỜNG HẦM BÍ MẬT rộng gần 2 mét chiều ngang, sâu 2 mét và dài 50 mét chạy ra cửa biển. (báo DT đã xóa phần tin nầy)
Có thể  đây  là đường hầm bí mật để Trung Quốc đổ bộ lính và đưa vũ khí qua ngã Vũng Áng để cắt đứt Hã Tĩnh và Hà Nội khi có chiến tranh xảy ra ? Hiện nay nhân công Trung Quốc (có thể là binh lính) ở Vũng Áng là 13.426 người !!!
Bạn nghĩ gì? Âm mưu Hội nghị Thành Đô? - Chính quyền CSVN sẽ nói gì về điều nầy?
________________

Sập giàn giáo ở Formosa Hà Tĩnh: Tiếng máy cắt sắt buốt lòng đêm lạnh

[10 giờ 20] Đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức từ Hà Nội nhận lệnh của Bộ Y tế đã vào tới Hà Tĩnh, thăm khám và hội chẩn với các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh và đưa ra các phác đồ điều trị cho các bệnh nhân là nạn nhân trong vụ sập giàn giáo thảm khốc tại công trường Formosa.
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, trong số các nạn nhân được đưa vào bệnh viện này cấp cứu và điều trị, hiện có 4 người đang bị thương nặng. Số còn lại đa phần bị gãy tay, gãy chân, chấn thương phần mềm, tràn dịch màng phổi... Một số bệnh nhân vẫn còn hoảng loạn sau những gì vừa xảy đến với bản thân và các đồng nghiệp.
[10 giờ 15] Lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể của một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát. Tính đến thời điểm này, vụ tai nạn thảm khốc đã làm 15 người chết.

Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 1Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 2

Ảnh hiện trường sáng 26.3 - Ảnh: Nguyên Dũng

Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 3

Lúc 9 giờ 30 (26.3) Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã đưa 2 con chó nghiệp vụ xuống gần hiện trường - Ảnh: Nguyên Dũng

[9 giờ 50] Theo nguồn tin của phóng viên Thanh Niên Online, đầu giờ chiều nay, Hà Tĩnh sẽ tổ chức họp báo thông tin về vụ tai nạn thảm khốc này.
[9 giờ 30]Lực lượng cứu hộ cứu nạn rất nỗ lực nhưng vẫn chưa đưa được thi thể một nạn nhân được phát hiện trước đó ra khỏi đống đổ nát. Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh điều 2 chó nghiệp vụ đến hiện trường, nhiều khả năng để thực hiện việc tìm kiếm các nạn nhân.
[7 giờ 30] Lực lượng cứu hộ phát hiện một thi thể đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, tuy nhiên chưa tiếp cận được do bị một khối lượng sắt rất lớn đè lên người. Lực lượng cứu hộ đang tiếp tục cưa sắt để đưa thi thể này ra ngoài.
Phía đơn vị thi công cũng cho biết, hiện còn khoảng 3 công nhân khác đang bị mất tích, nghi đang bị khối sắt này đè lên. Lực lượng cứu hộ khoảng 500 làm việc thâu đêm vẫn đang tiếp tục giải cứu những người bị mắc kẹt. Đã có 43 người được đưa ra khỏi đống đổ nát, trong đó có 14 người tử vong. Khối lượng giàn sắt bị sập rất lớn, nằm trên diện tích khoảng 1.000 m2, đây là loại sắt cứng nên rất khó phá dỡ. Lực lượng cứu nạn phải dùng kìm điện để cắt các khối sắt, dùng 3 máy múc loại lớn để đưa số sắt này ra ngoài nhằm giải cứu các nạn nhân bị khối sắt đè lên. Theo ghi nhận tại hiện trường của PV Nguyên Dũng, hiện khối lượng sắt bị sập đã giải phóng được khoảng 70%.
Ông Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết tính đến 7 giờ 30 sáng 26.3, đã có 14 người chết, 29 người bị thương.

Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 4Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 6

Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 10

[7 giờ 20] PV Thanh Niên Online truyền hình ảnh từ Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh cho thấy các y, bác sĩ đang khẩn trương cấp cứu cho các nạn nhân của vụ sập giàn giáo.
[7 giờ]Anh Lê Đình Quyết, trú tại xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), người chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc, cho biết giàn giáo bị sập là giàn giáo LAM2 để đúc trụ bê tông, cao khoảng 30 m, dài 50 m và nặng hàng ngàn tấn. Trụ bê tông này sau đó sẽ được đưa ra biển làm cầu cảng đê chắn sóng. "Khi các công nhân đang hàn kết cấu thì nghe tiếng nổ lớn phát ra tại khu vực giàn giáo. 3-4 giây sau thêm một tiếng nổ tương tự trước khi giàn giáo đổ sập" anh Quyết kể.
Theo anh Quyết, khi tai nạn xảy ra, trên giàn giáo có khoảng 40 người, phía dưới có khoảng 40 người nữa đang làm việc. [4 giờ 20]: Phóng viên Thanh Niên Online có mặt tại hiện trường vụ sập giàn giáo tường thuật: Lực lượng cứu hộ cứu nạn khoảng 500 người vẫn đội mưa khoan, cắt, di dời các thanh sắt để tìm kiếm các nạn nhân được cho là vẫn còn bị mắc kẹt. 3 cần cẩu cỡ lớn, nhiều xe chuyên dụng và máy xúc đang hoạt động hết công suất. Tuy nhiên từ khoảng 1 giờ sáng cho đến thời điểm này, lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn chưa phát hiện thêm người nào bị vùi lấp dưới đống đổ nát. [2 giờ 40] PV Khánh Hoan cho biết có thêm một công nhân gặp nạn được chuyển từ hiện trường vụ tai nạn tới Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu. Nạn nhân là Phạm Anh Dũng (30 tuổi, quê huyện Diễn Châu, Nghệ An), nhập viện trong tình trạng rất nặng.
Tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh có 3 nạn nhân đang trong cơn nguy kịch. Các nạn nhân khác chủ yếu bị đa chấn thương, gãy xương, tràn dịch màng phổi, chấn thương phần mềm. Các bệnh nhân này đều đang rất hoảng loạn trước những gì vừa xảy đến với bản thân và các đồng nghiệp.

[2 giờ 32] PV Thanh Niên Online có mặt tại hiện trường cho biết các lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm, đưa những người bị mắc kẹt ra ngoài. Có khoảng 500 cán bộ chiến sĩ bộ đội, công an, công nhân, các lực lượng khác đang khoan, cắt và dùng cần cẩu cẩu các thanh sắt của giàn giáo ra khỏi hiện trường. Hiện trời đang mưa to, gây khó khăn cho công tác cứu hộ cứu nạn. 5 xe cấp cứu và đội ngũ y bác sĩ luôn túc trực để sẵn sàng đưa nạn nhân đi cấp cứu.
[1 giờ 23] Ông Trần Quang Tiến (43 tuổi, quê Triệu Sơn, Thanh Hóa), bị thương đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh kể lúc tai nạn xảy ra có gần 100 công nhân đang thi công hạng mục giàn thép tại cảng biển Sơn Dương. Giàn thép này cao khoảng 30 m, nặng hàng ngàn tấn. Nhiều công nhân đang làm việc thì nghe tiếng rắc nhưng các công nhân chủ quan cho rằng giàn giáo không thể sập và tiếp tục làm việc. Khoảng 20 phút sau thì giàn giáo sập.

Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 15Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 16

Hiện trường vụ sập giàn giáo - Ảnh T.Minh

[0 giờ 22] Từ hiện trường các PV Thanh Niên Online cho biết đã có thêm 2 người tử vong qua đó nâng số người chết trong vụ tai nạn lên 14 người.
[0 giờ 12 ngày 26.3] Thông tin chúng tôi vừa nhận được số người thiệt mạng trong vụ tai nạn đã tăng lên 12 người.
(thông tin cập tiếp theo trong ngày 26.3)
[23 giờ 23] Thông tin từ Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh cho biết đã có thêm 3 nạn nhân trong vụ tai nạn tử vong, nâng số người thiệt mạng lên 10 người. Tại bệnh viện này hiện còn có hàng chục nạn nhân bị thương đang cấp cứu.
[23 giờ 16] Thượng úy Tăng cho biết tai nạn xảy ra khi các công nhân đang thi công giàn giáo bằng sắt thép cao khoảng 30-40m. Giàn giáo bị sập đổ vùi lấp các công nhân trong đống đổ nát.

"Phía dưới giàn giáo còn có một đường hầm nên công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang huy động tối đa cần cẩu, máy khoan, máy cắt để cưa cắt sắt thép, tìm kiếm và đưa các công nhân mắc kẹt ra ngoài", thượng úy Tăng nói.
PV Thanh Niên Onlineđang có mặt tại khu vực hiện trường cho biết trời đang mưa nên công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Hiện các lực lượng đã phong tỏa hiện trường, ưu tiên các phương tiện cứu hộ cứu nạn, xe cứu thương. Các phóng viên chưa thể tiếp cận sát khu vực giàn giáo bị sập.
Trước đó, sáng 27.7.2014, khi một nhóm công nhân của Công ty V.N.C.N đang xây dựng hạng mục nhà máy nước tại dự án Formosa thì xảy ra vụ sập giàn giáo nghiêm trọng.
Hậu quả, vụ tai nạn khiến anh Bùi Viết Thảo (23 tuổi, trú TP.Phủ Lý, Hà Nam) và anh Nguyễn Kim Tuấn (45 tuổi, trú huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tử vong tại chỗ.
Riêng 3 anh Vũ Văn Lập (24 tuổi, trú tỉnh Thái Bình), Mai Văn Châu (24 tuổi, trú tỉnh Thanh Hóa) và Phạm Văn Toàn bị thương được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cấp cứu.
[22 giờ 35] Theo thông tin ban đầu, trong lúc hàng chục công nhân đang tiến hành tháo vật liệu ở cột bê tông thì bất ngờ giàn giáo cao hàng chục mét đổ sập.
Rất nhiều công nhân đang thi công tại đây đã bị thương, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Một số khác bị vùi lấp dưới đống đổ nát.
Các công nhân may mắn thoát nạn đang cố gắng đưa số công nhân bị thương đi cấp cứu.
Thông tin từ đại diện Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh cho biết có 30 công nhân nhập viện cấp cứu, hiện đã có 7 người tử vong.
Thượng úy Nguyễn Huy Tăng, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, người đang có mặt tại hiện trường cho biết còn khoảng 100 công nhân đang bị mắc kẹt trong đống đổ nát.
“Tỉnh đang huy động tối đa lực lượng để giải cứu các công nhân bị mắc kẹt”, ông Huy Tăng nói.
Dự án Formosa là tổ hợp dự án bao gồm các hạng mục chính là nhà máy luyện gang thép, hệ thống cảng biển nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn và nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW, trong đó quy mô nhà máy thép giai đoạn 1 đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm. Formosa đã cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.
Dự án có tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt đất và mặt biển (cảng Sơn Dương), tổng số tiền cho thuê đất, mặt nước trong thời gian 70 năm là khoảng hơn 96 tỉ đồng. Để phục vụ cho dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ thuộc 9 xã của H.Kỳ Anh.
Tính đến tháng 12.2014, có tổng cộng khoảng 40.000 lao động đang làm việc tại dự án Formosa, trong đó có gần 7.000 người nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tạm trú, chủ yếu là lao động Trung Quốc với 5.659 người.


Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý

Đó là một trong những nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án tại Hà Tĩnh vào chiều 25.3.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.
Nguyên Dũng
Ngày 4.6.2014, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) có văn bản gửi Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) về việc xin cấp phép xây dựng miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng. Công ty FHS quy hoạch xây dựng miếu thờ ở phía trước bên phải tòa nhà hành chính và phía trước bên phải khu nhà 9 tầng. Diện tích miếu thờ khoảng 18 m2; chiều rộng 3,6 m; chiều dài 5,1 m; cao 4,5 m. Dù chưa được phép nhưng FHS vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng.
Đến ngày 19.7.2014, ông Trần Đình Thuyên, Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh, cho biết Tỉnh ủy Hà Tĩnh có chỉ đạo về việc dừng xây miếu thờ trái phép trong dự án Formosa.

Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 24

Miếu thờ mà FHS xây dựng trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng - Ảnh: Nguyên Dũng

Ngày 27.7.2014, một nhóm công nhân của Công ty V.N.C.N đang xây dựng hạng mục nhà máy nước tại Dự án Formosa, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì xảy ra vụ sập giàn giáo nghiêm trọng. Vụ tai nạn khiến 2 người chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng.
Ngày 29.7.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị chấp thuận cho phép các nhà thầu của 28 gói thầu sử dụng 8.426 lao động nước ngoài.
Ngày 5.9.2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản về việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại 9 gói thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh theo đề xuất của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Tại văn bản gửi Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã đồng ý về nguyên tắc cho phép 9 nhà thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh tuyển dụng 2.976 lao động nước ngoài vào làm việc theo như đề xuất của Công ty Formosa.
Ngày 20.10.2014, liên quan đến đề xuất xin thành lập đội tàu chạy các tuyến đường thủy nội địa của Công ty gang thép Formosa, Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết dự kiến cùng ngày Bộ GTVT có văn bản trả lời Formosa, trên tinh thần không chấp nhận cơ chế riêng với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Phúc Hậu
(tổng hợp)

 Đăng ngày 02 tháng 04.2015