banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền,

nhân dân nhận thảm họa


Người Quan Sát (Danlambao) - Formosa nhận lỗi nhưng chưa nhận tội. Cũng không cho biết trong những lỗi đó đã thải xuống biển những chất độc gì và hàm lượng bao nhiêu. Đảng nhận tiền nhưng không biết những thiệt hại đối với môi trường đến kinh tế, sức khoẻ và đời sống của người dân nghiêm trọng ra sao. Đảng cũng cương quyết không nhận lỗi lẫn nhận tội khi đã biết rõ nguyên nhân cá chết cả tháng trước, nhưng vẫn phớt lờ để ngư dân ra biển, vẫn không một cảnh báo chính thức về hiểm họa tiêu thụ thức ăn hải sản có nguy cơ nhiễm độc. Chỉ có người dân là đóng vai trò nạn nhân lẫn khán giả và nhận thảm hoạ trong bi kịch Cá Chết Formosa.
Chiều 30/6/2016, các cơ quan chức năng đã có câu trả lời chính thức cho toàn thể nhân dân Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời báo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà công bố nguyên nhân như sau:
“Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành. Nhưng có thể nói, mấu chốt chính là phát hiện: Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình. Điều đó khiến chúng tôi tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh.
Sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay không. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý.” (1)

Chen Yuan-cheng chủ tịch HĐQT Formosa và Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Formosa Hà Tĩnh là một nhà máy được đầu tư với số tiền lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Và thảm hoạ môi trường xảy ra do nhà máy 10 tỷ đô bị chập điện trong 5 ngày?
Hiện nay, Formosa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm chứ chưa hoạt động hoàn toàn hết công suất.
Và hãy thử tưởng tượng, với sự cố chập điện tương tự lần này thì hậu quả sẽ xảy ra thế nào khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất như kế hoạch?
Thành tích hủy hoại môi trường ở các nước mà Formosa xây dựng nhà máy có lẽ ai cũng biết.
Vào năm 2009, một tổ chức môi trường Đức là Quỹ Ethecon - tự tuyên bố là một tổ chức vì đạo đức và kinh tế - đã bình chọn và trao giải “Hành tinh Đen năm 2009” cho Formosa Plastics và tập thể lãnh đạo Formosa vì hành động thải chất độc hại ra môi trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.
Chẳng hạn ở Mỹ, tại bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng đất, gây ô nhiễm nước ngầm và thậm chí thải những chất độc hại xuống sông Mississippi.
Ngay tại Đài Loan, mặc dù có công đóng góp lớn cho sự phát triển về kinh tế và công nghiệp hóa cho lãnh thổ này, nhưng Formosa lại “nổi tiếng” với thương hiệu tập đoàn phá hoại môi trường
Vào năm 1998, Formosa đưa 3.000 tấn chất thải độc hại (nhiễm thủy ngân vượt gấp nhiều lần so với mức cho phép, cực kỳ độc hại cho con người) đến cảng thành phố Sihanoukville, Campuchia, với âm mưu để số chất thải này xuống biển. Khối chất thải này khiến nước biển, đất tại đây bị nhiễm độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh; sau đó có 5 người tử vong. Vụ việc này đã châm ngòi làn sóng bạo loạn phản đối. (2)
Ông Trần Hồng Hà tiếp tục thừa nhận trên VnExpress:
“Sau rất nhiều khảo sát, đánh giá, các nhà khoa học đã xác định, chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại phenol, xyanua vào nó. Chúng ta hình dung một cách đơn giản là nó như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt.”
Những ai am hiểu về kiến thức sinh thái biển đọc đoạn trên sẽ hiểu đơn giản như sau: Nơi có cá chết hàng loạt trong sự cố thảm hoạ môi trường tháng 4 vừa qua là những vùng biển chết. Và hiện tượng biển nhiễm độc khó có thể kiểm soát khi các dòng hải lưu và nước ngầm trôi qua.
Trong vài năm tới, những người đã ăn cá và tắm biển trong suốt thời gian ô nhiễm môi trường xảy ra liệu có được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe như những nạn nhân thảm hoạ ở các nước khác hay không? Trong vài năm tới liệu có ông lớn nào dám bảo đảm cho sự an toàn của ống xả thải khổng lồ nằm dưới lòng biển Vũng Áng hay không?
Sau khi Formosa “nhận lỗi” trước đảng và chính phủ theo chỉ đạo một ngày trước buổi họp báo công bố nguyên nhân chính thức thì tập đoàn tai tiếng này đã kịp khẳng định "công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong bất kỳ tình huống nào" như một lời tuyên bố thách thức với toàn thể người dân Việt Nam (3).
500 triệu đô được quy đổi thành 11 ngàn tỷ tiền đồng là số tiền đền bù mà các lãnh đạo đảng Cộng sản đã đứng ra “nhận giùm” nhân dân Việt Nam bất chấp các thành tích huỷ hoại môi trường. Nhà máy 10 tỷ đô Formosa không thể bị đóng cửa bởi số tiền bôi trơn cho các quan chức từ trung ương đến địa phương ngay từ khi đặt bút phê duyệt dự án đến nay là không thể hoàn lại. Vì thế, màn trình diễn “nhận lỗi” chỉ là khúc dạo đầu để đảng Cộng sản tiếp tục trục lợi trên lưng người dân Việt Nam - những người sẽ tiếp tục nhận thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng cộng sản.
01.07.2016

Người Quan Sát
danlambaovn.blogspot.com
 


BÁO HONG KONG CÔNG BỐ TẬP ĐOÀN FORMOSA BỒI THƯỜNG 16.1 TỶ YUAN TỨC 2.4 TỶ USD VỀ VỤ CÁ CHẾT..

TẠI SAO NHÀ NƯỚC CSVN NÓI CHỈ 500 TRIỆU USD?

Friday, July 01, 2016:


VietPress USA (01/7/2016): Một Nhật báo Hoa văn xuất bản tại Hong Kong số ra ngày 01/7/2016 như bản chụp trên đây đã tiết lộ rằng tập đoàn Formosa của Đài Loan đã đầu tư nhà máy Thép tại Nghệ Tĩnh với tống vốn đầu tư là 300 Tỷ tiền Đài Loan nhưng chưa hoạt động được gì thì đã bị dân chúng biểu tình và sau các cuộc thương thuyết thì nay Formosa đã bồi thường số tiền 16.1 Tỷ đồng Yuan là tiền Nhân Dân Tệ của Trung Quốc.
Bản tin ghi rõ khoản tiền đầu tư nhà máy là 300 Tỷ tiền Đài-Loan; trong khi nói rõ tiền bồi thường sau các thu xếp là 16.1 Tỷ tiền Yuan là tiền Trung Quốc có mệnh giá cao hơn tiền Đài Loan. Xin vào Link sau đây để đọc nguyên bản của Báo Hong Kong vụ Formosa bồi thường 16.1 Tỷ Yuan tức tương đương 2.4 Tỷ USD:
Xin xem phần hoa văn mà VietPress USA copy ra nguyên văn bên dưới để đọc giả có thể đưa vào Google dịch thuật sẽ thấy rõ bản tin phân biệt tiền Đài-Loan cho vốn đầu tư nhà máy Formosa và tiền 16.1 Tỷ Yuan bồi thường cho đảng và nhá nước CsVN về vụ xả độc làm cá chết và hủy hoại môi trường Biển các tỉnh Miền Trung Việt Nam.

台塑賠越南161億元 幕後原因曝光

2016年07月01日08:31

台塑集團斥資3000多億台幣,在越南河靜省投資鋼鐵廠,還沒投產,得先賠161億元。
今日出刊的《蘋果》報導,越南政府昨召開記者會,指發生在今年4月河靜海域的死魚事件,禍首為台塑廠排放廢水;台塑上月28日已承認,同時願賠償。
這個被越南政府形容為「史無前例的環境污染」,引來當地民眾抗議,且帶給台塑極大困擾,原定上月25日首支高爐點火,由於越方不肯核發運轉執照,點火時程延宕至今。
今日出刊的《聯合報》報導,台塑集團總裁王文淵與副總裁王瑞華上周飛抵越南處理點火延宕一事,沒想到越南官方禁止兩人離境,施壓台塑必須為死魚事件負責。
為了讓已投資3000多億元的鋼鐵廠順利點火,台塑被迫接受越南官方調查結果。對於媒體詢問相關疑點,台塑一律以「尊重調查結果」6字帶過。(王嘉慶/綜合報導)

【看了這則新聞的人,也看了……】
比一比:人類精子與抹香鯨有什麼不同
【是姦情】超強正宮 當街扒光小三衣服逼露奶
【更新】全美首例自駕車死亡車禍!司機看《哈利波特》失神

有話要說 投稿「即時論壇」
Theo mệnh giá chuyển đổi từ tiền Nhân Dân Tệ Yuan qua Đô-la Mỹ trong ngày hôm nay thì 1 Yuan bằng 0.15 USD
(https://www.google.com/search?sourceid=chrome-psyapi2&ion=1&espv=2&ie=UTF-8&q=1%20CNY%20to%20USD&oq=money%20converter&aqs=chrome..69i57j0l5.5412j0j8).
Như vậy tổng số tiền mà tập đoàn Formosa bồi thường cho CsVN về vụ gây ô nhiểm môi trường tại Nghệ Tĩnh và các tỉnh Miền Trung sau các thương thuyết mật dàn xếp đã được trả là 16.1 Tỷ Yuan x 0.15 USD/Yuan = 2.4 Tỷ USD.


Mệnh giá chuyển đổi 1 đồng Yuan Trung Quốc bằng 0.15 USD theo thời giá hiện nay
Thế mà chiều 30/6/2016, các Bộ Trưởng, ban bệ chính quyền CsVN họp báo nói dong dài và công bố số tiền Formosa bồi thường chỉ có 500 Triệu USD mà thôi.

VietPress USA công bố Bản tin chính thức của báo Hong Kong đăng theo tiết lộ của Tập đoàn Formosa xác nhận đã bồi thường 16.1 Tỷ Yuan tương đương 2.4 Tỷ Đô-la Mỹ (USD) để nhân dân Việt Nam được biết.
Vậy xin hỏi ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn Cầm Q, CsVN hãy trả lời cho dân biết ai đã ăn chia số tiền 1.9 Tỷ USD (1.900 Triệu USD) mà Formosa đã bồi thường?



Hình trích từ Video của Báo Hoa Văn Hong Kong vụ Cá Chết tại Miề Trung.

Tiền Đài-Loan (Taiwanese Money - Đài Tệ)

Tiền Yuan của Trung Quốc (Chinese Yuan - Nhân dân Tệ)


Hết cá, tới rong biển chết dày đặc Quảng Bình

Rong biển chết dạt vào bờ dày đặc cả đoạn bờ biển. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)
Rong biển chết dạt vào bờ dày đặc cả đoạn bờ biển. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)

QUẢNG BÌNH (NV) – Ngày 2 tháng 7 người dân huyện Quảng Trạch, cho truyền thông trong nước biết, dọc bờ biển giáp ranh hai xã Quảng Đông và Quảng Phú, rong biển chết khô trôi dạt vào bờ dày đặc.
Theo mô tả của phóng viên báo Sài Gòn giải phóng, ngày 3 tháng 7, tại vùng giáp ranh 2 xã biển bãi ngang này xuất hiện vệt rong biển bị sóng đánh vào bờ chết khô kéo dài vài trăm mét, có nơi chất xếp lớp dày đặc. Lẫn trong lớp rong biển chết này là nhiều vỏ ngao, sò cùng một số xác cua, ghẹ nhỏ.
Bà Nguyễn Thị Lài (57 tuổi), ở xã Quảng Đông cho hay, người dân vùng biển này thường khai thác rong biển tươi, phơi khô, bán để làm thực phẩm. Mùa rong biển bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Mỗi tạ rong khô bán giá 500,000 đồng, vì vậy mỗi người làm cật lực cũng thu được 7-10 triệu đồng/tháng.
Khu vực người dân thường khai thác là từ biển Vũng Chùa vào đến vùng biển giáp xã Cảnh Dương. Tuy nhiên năm nay, hàng trăm hộ dân theo nghề hoàn toàn thất thu, giới thu mua rong biển cũng bị đình trệ, người dân chuyển công việc qua làm ruộng để duy trì cái ăn.
Nói với báo Sài Gòn giải phóng, cùng ngày, ông Phan Ngọc Duy, chủ tịch huyện Quảng Trạch cho biết, đã cho lấy mẫu rong gửi cơ quan chức năng xét nghiệm. “Mọi năm cũng có rong biển dạt vào bờ nhưng vẫn còn tươi, năm nay thì rong khô quắt nên địa phương cho chôn lấp,” ông Duy xác nhận. (Tr.N)

http://www.nguoi-viet.com/


Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

30.06.2016
Các quan chức Formosa cúi đầu xin lỗi trong đoạn video chiếu trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6.
Các quan chức Formosa cúi đầu xin lỗi trong đoạn video chiếu trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6.

Chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và cho biết rằng công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng “trên 100 nhà khoa học của 30 cơ quan trong và ngoài nước tham gia điều tra vụ cá chết, cùng sự phản biện độc lập của chuyên gia quốc tế”.
Quan chức này nói rằng thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật tự".
Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nói rằng "nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế".
Theo quan chức này, cuộc điều tra phát hiện ra Formosa Hà Tĩnh "có một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép".
Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”.
Theo ông Dũng, Formosa "nhận trách nhiệm sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý nước thải".
Ông Mai Thạnh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, nói rằng kết luận của chính phủ Việt Nam về sự liên quan của Formosa là “chính xác” và “đúng với cảm nhận” của ông.
Ông Thạnh nói thêm rằng tập đoàn của Đài Loan này phải “đền bù thỏa đáng cho dân”, vì “ba bốn tháng nay ông không làm được gì”.

'Đóng cửa vĩnh viễn'
Trước khi chính phủ Việt Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.
Bức thư có đoạn: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ".
Bức thư viết tiếp: "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam".
Về tuyên bố này, ông Thạnh nói: “Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dân sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.
Cho dù Formosa đã “nhận trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh.
Trong khi đó, phát biểu khai mạc phiên họp trực tuyến chính phủ thường kỳ chiều 30/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là “vấn đề dân rất quan tâm” và “cần phải rút ra những bài học” từ vụ này.
Tờ VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ rằng ông “vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu”.

http://www.voatiengviet.com


Việc nhà nước VN từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ

trong vụ cá chết đã nói lên tất cả!

 

 

 

 

 

Mai Tú Ân (Danlambao) - Thật không tin nổi, và cũng thật buồn quá khi nghe ông Đại sứ Mỹ Ted Osius nói rằng phía Mỹ đã đề nghị giúp Việt Nam về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung nhưng phía nhà nước Việt Nam đã từ chối, không cần.
Thật sự tôi đã ngẩn người ra khi đọc tin này. Tại sao lại từ chối một đề nghị tốt đẹp đến thế từ phía Mỹ. Vì sao lại từ chối sự giúp đỡ của người Mỹ. Đừng nói là không tin người Mỹ nhé. Họ đang là đối tác kinh tế nước ngoài quan trọng nhất bậc nhất của Việt Nam với cán cân thương mại luôn nghiêng về phía VN hàng chục tỷ đô la.

Khi vụ cá chết kéo dài xảy ra, chúng ta điều tra không ra hay chưa ra, mà tình thế khẩn cấp đe dọa đến người ngư dân, và người dân thường VN thì cho dù có đi cầu cứu thiên hạ thì cũng nên đi để cứu dân. Ấy thế mà chính người bạn như nước Mỹ lại chìa tay ra xin giúp thì sao không nắm lấy cơ hội để giải quyết vấn đề chưa từng có này. Và tại sao chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng nói, sẽ làm quyết liệt và cần cả bên nước ngoài tham gia. Vậy mà giờ đây mới lòi ra là Mỹ đã đề nghị giúp Việt Nam về vụ khủng hoảng này từ lâu rồi. Nhưng họ đã bị VN từ chối. Và bây giờ vụ cá chết đó vẫn lững lờ treo niêu trước mắt người dân, và muốn khóc khi cơ hội được người Mỹ giải cứu đã bị chính quyền lạnh lùng cho qua. Không hiểu các ông ở chính quyền còn tìm được ai giải quyết vụ khủng hoảng môi trường này tốt hơn người Mỹ. Và nói thẳng ra kết luận của người Mỹ cũng khiến cho người dân tin hơn bất cứ ai. Cũng nhắc lại vì vụ cá chết này, chính người dân đã ký tên 100.000 người thỉnh nguyện TT Obama lên tiếng về vụ cá...
Chắc chắn có vấn đề gì uẩn khúc của chính quyền ông Phúc trong vụ khủng hoảng cá chết này. Chắc chắn có vấn đề gì mờ ám không trong sáng nên chính quyền trên dưới cứ lúng ta lúng túng trong vụ cá chết này. Những lời tuyên bố của các quan Bộ đối choi nhau và càng khiến cho tình thế rối tinh lên. Ông nói gà, bà nói vịt và cho đến giờ đã hơn 2 tháng sau sự kiện thì vụ việc vẫn dậm chân tại chỗ. Và những lời nói của ông Đại Sứ Mỹ, mà tôi tin chắc là những lời nói thật, lại càng khiến cho những người dân thêm ngơ ngẩn. Than ôi, không muốn nói nhưng không thể không nói vì sự thật đang phơi bày dần ra. Chỉ nội việc chính quyền từ chối sự giúp đỡ này đã nói lên tất cả. Ngấm ngẩm từ chối như thế rồi im luôn, không cho dân biết thì bằng chính quyền cầm dao đâm vào sau lưng rồi còn gì.
Tại sao chính quyền VN lại xử sự hồ đồ như thế khi từ chối lời đề nghị của phía Mỹ. Trước đó thì phớt lờ đề nghị giúp của LHQ. Mà việc cá chết này đã không còn là việc của nhà nước nữa mà là của người dân. Liên quan đến tính mạng, sức khỏe cũng như công ăn việc làm của bao triệu người dân chứ không phải của chính quyền nữa rồi. Và chính quyền làm sao có thể thản nhiên từ chối bàn tay thân thiện muốn giúp của bạn bè. Và như một kẻ gian hành động gian, chính quyền cũng lờ đi không nói gì đến sự giúp đỡ quí giá nhưng bị bỏ qua này. Khốn khiếp thật.
Việc cần làm mạnh mẽ, cần cương lên như tuyên bố thảm hoa để cứu ngư dân thì không cương. Còn vài trăm, vài ngàn người dân xuống đường biểu tình ôn hòa cũng vì vụ cá chết này, chả làm hại ai thì bị chính quyền thẳng ta đàn áp, cho người đánh dân như đánh kẻ thù vậy...
Nhưng còn vụ cá chết này thì không biết có còn cương nữa được hay không. Nhưng dù cương hay không thì cuối cùng chính quyền cũng phải sòng phẳng trả lời cho người dân biết hết tất cả về vụ việc này. Lúc đó thì chúng ta mới có thể biết được nhiều hơn, khi những cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa trong chính quyền rơi ra trong một vở tuồng tồi, nhưng lại ác với dân.
Cá cần nước sạch, chính quyền cần minh bạch.

11.06.2016


Lời ngư dân Hà Tĩnh nhắn nhủ chính quyền 

 

Đăng ngày 03 tháng 07.2016