Khi cơn ác mộng mang tên Trung Quốc

Phát súng đầu tiên, nước Ý “gục ngã”

Xuân Trường
    
Với con số 4.825 người chết, nước Ý đã “vượt mặt” Trung Quốc trở thành quốc gia có số người tử vong vì con virus Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Vì sao Ý lại trở nên nông nỗi này? Vì sao chủng virus này lại lây lan nhanh ra toàn thế giới, khiến một quốc gia như Pháp phải ban bố lệnh Chiến tranh ngay giữa thời bình? Vì sao biên giới dài nhất thế giới Mỹ-Canada phải đóng cửa, và vì sao một siêu cường như nước Mỹ phải ban bố lệnh khẩn cấp quốc gia trong điều kiện thiếu hụt nguồn thuốc và vật tư y tế?
Vì sao?... Vì sao?... Tất cả đều là vì: Trung Quốc.

Nước Ý mộng mơ: Từ thiên đường tới địa ngục trần gian
Nước Ý vừa trải qua những ngày cuối tuần với danh xưng đầy nghiệt ngã: Quốc gia có số người chết vì bệnh viêm phổi Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Thiên tạo đã “bao bọc” nước Ý trong không khí ấm nồng của vùng biển sâu Địa Trung Hải, nơi có những bờ biển dài cát trắng tuyệt đẹp và một nền ẩm thực vô cùng phong phú. Tạo hóa cũng ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ…
Tạo hóa ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ…


Tạo hóa ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ… (Ảnh: Getty)

Nhưng nay “thiên đường” Ý phút chốc trở thành “địa ngục” bởi con virus đến từ Trung Quốc. Số liệu công bố ngày 22/3 cho thấy, trong vòng 24h, virus Trung Quốc đã cướp đi mạng sống của 793 người dân Ý, nâng tổng số 4.825 người đã mất mạng so với 3.245 người tử vong tại Trung Quốc. Nên nhớ, dân số của nước Ý chỉ có 61 triệu người so với 1,45 tỉ người tại Trung Quốc. Tính đến nay, tại Ý đã có 53.578 người bị lây nhiễm và khoảng 2.300 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Với khoảng cách địa lý cách tâm chấn dịch bệnh Trung Quốc hơn 10.000km và được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải, vì sao nước Ý lại trở thành ổ dịch nguy hiểm nhất của thế giới vào lúc này và bị các quốc gia châu Âu khác đóng cửa biên giới và xa lánh?
Để hiểu được điều này, cần phải “dò lần” lại hành trình đã đưa nước Ý tới cơn “bĩ cực” như hiện nay...

Nước Ý “ngây thơ” hay “vô số tội”?
Trong một video đăng vào ngày 12/3, Bộ trưởng Ngoại giao nước Ý Luigi Di Maio đã chỉ vào màn hình và hết lời ca ngợi sự xuất hiện của một chiếc máy bay Trung Quốc đang hạ cánh xuống phi trường nước này: “Chúng tôi sẽ nhớ ai đã giúp chúng tôi như Trung Quốc đã làm." Giữa cơn “giông bão” virus Trung Quốc, mọi thứ mà Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio có thể làm lúc này đều là “cậy nhờ” vào đất nước đã gây ra đại dịch thế giới và cuộc khủng hoảng sức khỏe tại Ý.
Tuy nhiên “lô hàng” mà chiếc máy bay Trung Quốc đem đến Ý ngày hôm ấy gồm khẩu trang và máy trợ thở “chỉ là một giao dịch mua bán của nước Ý” - một cựu quan chức Ý tiết lộ, chứ không phải là “Trung Quốc, vì lòng biết ơn đối với Ý đang cung cấp các thiết bị y tế” như lời Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio nói.
Ngày 10/3, trang ansa.it đưa tin:“Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao cho Ý 1.000 chiếc máy trợ thở mà Ý đang chuẩn bị mua. Việc ký kết hợp đồng để nhận viện trợ có thể đến trong vài giờ tới. Bộ trưởng Di Maio và người đồng cấp Wang Yi đã nói về sự hợp tác giữa Ý và Trung Quốc sáng nay. Về phía Trung Quốc, họ đã bảo đảm với Di Maio rằng, các đơn đặt hàng của Ý sẽ được các công ty Trung Quốc ưu tiên để bán cho máy thở phổi, một yêu cầu không chỉ của riêng nước Ý mà còn của nhiều quốc gia châu Âu khác vào thời điểm này”.
Ngay tại Trung Quốc, niềm tin của dân chúng dành cho chế độ độc tài của Tập Cận Bình hiện đang suy yếu rất nhiều sau cách xử lý khủng hoảng virus Vũ Hán, và các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đang ngày càng hoài nghi về độ tin cậy của các dữ liệu về dịch bệnh của Trung Quốc. Nhưng cũng có những người như ông Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio và chính quyền nơi ông ta phục vụ vẫn tiếp tục ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Nước Ý vẫn ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc bất kể cách xử lý khủng hoảng ở nước này gây nên sự phẫn nộ và hoài nghi trong dân chúng cũng như cộng đồng quốc tế.


Nước Ý vẫn ca ngợi "sự giúp đỡ" của Trung Quốc bất kể cách xử lý khủng hoảng ở nước này gây nên sự phẫn nộ và hoài nghi trong dân chúng cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Getty)

"Chỉ một kẻ bất tài, bất tài và bất tài như Di Maio mới có thể hoan nghênh Trung Quốc - một quốc gia đại diện cho các vấn đề lớn nhất trên hành tinh theo quan điểm của cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm, từ chối các quyền tự do và gây ra sự lây lan của dịch bệnh", Thượng nghị sĩ Maurizio Gasparri đã phát biểu trong một phiên họp tại Quốc hội Ý, vào thời điểm nước này đang dần “quy hàng” trước chủng virus có xuất xứ đến từ đất nước của người bạn quý.
Người dân Ý đã không còn ngạc nhiên trước những lời tán dương Trung Quốc của ông bộ trưởng Luigi Di Maio. Họ gọi ông ta bằng cái tên châm biếm: “Ngài Bộ trưởng Trung Quốc”.
"Trò lừa bịp" của Bộ trưởng Ngoại giao Di Maio về lô "hàng hóa viện trợ" do Trung Quốc gửi đến, một lần nữa xác nhận thêm rằng, Đảng Phong trào 5 sao do ông Luigi Di Maio lãnh đạo đã hoàn toàn phục tùng theo sự chỉ bảo của chính quyền Bắc Kinh, vốn đã gây “dậy sóng” từ việc ký kết thỏa thuận thương mại trong dự án "Con đường tơ lụa mới".

Cách đây đúng 1 năm, vào ngày 23/3/2019, Ý đã chính thức ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - một chương trình ngoại giao kinh tế đầy tham vọng, đã trở thành biểu tượng cho một chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, quyết đoán và độc đoán hơn dưới thời Tập Cận Bình.
Năm 2019, Ý đã ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”.


Năm 2019, Ý đã ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”. (Ảnh: Getty)

Chương trình đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng rộng lớn này đã gây lo ngại trên toàn thế giới về mức độ ảnh hưởng và tầm kiểm soát của Bắc Kinh đối với các cảng biển và hệ thống mạng viễn thông. Và bằng cách thông qua các khoản cho vay rộng lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc và thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia.
Bằng việc ký kết này, nước Ý đã làm nên lịch sử khi trở thành thành viên đầu tiên trong nhóm G7 chính thức tán thành BRI, khiến các đồng minh truyền thống còn lại kinh ngạc và đặc biệt khiến Mỹ phải “thảng thốt”. Bản ghi nhớ mà Ý ký với Trung Quốc có việc cả hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong các lĩnh vực như khai thác cảng biển, vận chuyển, viễn thông và dược phẩm.
Đây chính là cầu nối dẫn đến sự hiện diện lớn hơn của Trung Quốc trong các tài sản mà Liên minh châu Âu (EU) coi là chiến lược nhạy cảm, đặc biệt là an ninh mạng và các cảng biển Bologna và Genova của Ý. Việc ký kết cũng diễn ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm trong quan hệ Trung Quốc-EU, khi cộng đồng khối này kêu gọi Bắc Kinh ngừng đối xử bất công với các công ty châu Âu. Chuyên gia kinh tế người Italia Andrea Goldstein từng nói rằng, việc chinh phục được nước Ý chính là cánh cửa lý tưởng để Trung Quốc đặt chân vào EU.
Dù các chính phủ Ý trước đây đều mong muốn thiết chặt hơn mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng chưa có ai dám rời khỏi “hàng ngũ” G7 bằng cách “tạt” sang BRI. Nhưng chính phủ liên minh dân túy gồm Đảng Phong trào Năm sao do ông Luigi Di Maio lãnh đạo và đảng Liên minh Dân chủ đã áp dụng một cách tiếp cận khác đối với ngoại giao quốc tế kể từ khi lên nắm quyền.
Lãnh đạo của cả hai đảng cầm quyền này đã nhiều lần thể hiện sự sẵn sàng bỏ qua các công ước ngoại giao tiêu chuẩn, bất chấp cả việc đụng độ với Ủy ban châu Âu chỉ để củng cố thêm quyết tâm được sát gần với Trung Quốc. Đảng Phong trào 5 sao và ĐCSTQ đã “ve vãn” nhau bằng một thỏa thuận được ví von như kiểu Ý đã “bán mình” cho Trung Quốc.
Bằng cách thông qua các khoản cho vay rộng lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc và thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia. Ảnh: Sri Lanka nhượng chủ quyền 99 năm cảng Hambantota cho Trung Quốc.



Thông qua các khoản cho vay lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc, thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia. Ảnh: Sri Lanka nhượng 99 năm cảng Hambantota cho Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Kể từ lúc đó, chính quyền Bắc Kinh đã đóng vai trò như là ông chủ “thương hiệu” của chủ nghĩa dân tộc kinh tế, bằng cách giúp quảng bá cái gọi là sản phẩm xa xỉ từng làm nên tên tuổi của nước Ý. Trên con đường tấn tới không còn chướng ngại, “ông chủ” Bắc Kinh đã thâu tóm Công ty sản xuất lốp Pirelli, nhà sản xuất máy trộn bê tông Cifa và Krizia - một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng với bề dày 60 năm đã bị Tập đoàn Shenzhen Marisfrolq của Trung Quốc non trẻ 21 năm tuổi đời thôn tính.
Thành phố Milan nổi tiếng là trung tâm về thương mại và dịch vụ của Italia, đã được “tiếp sức” bởi ngài Thị trưởng Milan Giuseppe Sala, người kể từ khi nhậm chức đã liên tục bay đến Trung Quốc để thắt chặt mối quan quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư của nước này. Từ đây, Milan đã trở thành “vùng đất vàng” có cộng đồng người Hoa tập trung làm ăn đông nhất.
Thêm một cú sốc nữa cho người Ý khi 2 câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng là Inter Milan và AC Milan cũng được chuyển nhượng nốt cho Trung Quốc. Ngoài ra, thành phố Milan cũng chọn một doanh nghiệp Thượng Hải - chứ không phải một công ty châu Âu nào khác - để cung cấp hệ thống dịch vụ dùng chung xe đạp với khoảng 12.000 xe được đưa vào phục vụ vào tháng 10/2017.
Trong nỗ lực tìm kiếm mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện “bức tranh” hợp tác toàn diện, chính phủ Ý tiếp tục mở cửa đón nhận công nghệ 5G của tập đoàn Huawei trước sự e dè của châu Âu và sự phản đối của nước Mỹ.
Nhiều nghị sĩ Ý cũng đã lên tiếng phản đối sự hợp tác này. Ngay cả ông phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Matteo Salvini đã nhiều lần cảnh báo rằng, các ngành công nghiệp nhạy cảm chiến lược của nước Ý cần phải được bảo vệ:
“Các dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, phải được giám sát bởi các tổ chức của Ý. Tôi không muốn dữ liệu điện thoại di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới tính đến những lý do kinh tế”.
Bộ trưởng Matteo Salvini cảnh báo: “Dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, tôi không muốn dữ liệu di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới đến tính đến những lý do kinh tế”.


Bộ trưởng Matteo Salvini cảnh báo: “Dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, tôi không muốn dữ liệu di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới đến tính đến những lý do kinh tế”. (Ảnh: Getty)

Ngày càng có nhiều quốc gia lo ngại rằng, Huawei có thể được chính quyền Bắc Kinh sử dụng vào các mục đích hoạt động gián điệp. Một số chính phủ các nước châu Âu đã công khai loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng hạ tầng mạng không dây 5G vì rủi ro an ninh thông tin.
Thật không may cho nước Ý, khi giới lãnh đạo đã chọn Kinh tế đứng trước nguy cơ An ninh quốc gia thì gói đầu tư trị giá 3,1 tỉ đôla của Huawei “dành tặng” cho nước Ý đã được Thủ tướng Ý Giuseppe Conte ca ngợi hết lời và coi mối quan hệ gần gũi giữa Rome và Bắc Kinh như là một chiến thắng lớn cho chính phủ của ông ta.
Để ca ngợi tình hữu nghị Italia - Trung Quốc, một Viện Khổng Tử đã được khánh thành tại quê hương Macerata của nhà truyền giáo nổi tiếng Matteo Ricci (thế kỷ 17). Có thể nói, nước Ý đã tìm mọi cách để lấy lòng Bắc Kinh nhằm không bị loại ra khỏi “Con đường tơ lụa mới”.

Nhờ mối quan hệ hữu hảo, Virus Trung Quốc tìm đường sang Ý
Ngày 20/1, sau 3 tuần giấu nhẹm thông tin về dịch bệnh, Tập Cận Bình đột ngột lao vào một cuộc chiến tổng lực vô tiền khoáng hậu với con virus Vũ Hán khi vào 20/1 đã ra lệnh: “Kiên quyết chống việc virus corona lan tràn” và đe dọa trừng phạt bất cứ ai giấu thông tin.
Một ngày sau, vào ngày 21/1, khi các quan chức hàng đầu tại Trung Quốc cảnh báo rằng, bất kỳ ai che giấu virus Vũ Hán đều sẽ bị “đóng đinh vào cây cột ô nhục đến muôn đời” thì ở cách đó hơn 10 ngàn cây số, ngài Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch của Ý lại mở “rộng cửa” tiếp đón một phái đoàn Trung Quốc sang thăm nước Ý, trong một buổi hòa nhạc hoành tráng tại Học viện Quốc gia Santa Cecilia để chào đón năm Văn hóa và Du lịch Ý-Trung Quốc.
Tại buổi tiệc tiếp đón ngày hôm đó, Michele Geraci, cựu Thư ký của ông Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Ý và là người “nhiệt tình” thúc đẩy mối quan hệ gần gũi với chính quyền Bắc Kinh vừa nâng ly rượu, vừa lo âu nhìn các chính trị gia hai nước hội tụ trong tâm trạng rối bời: “Chúng ta có chắc chắn muốn làm điều này không? Hôm nay chúng ta có nên ở đây không?”.
Tuy nhiên với lợi ích kinh tế to lớn mà chính quyền Bắc Kinh đem lại cho nước Ý, cùng nhận thức muộn màng của các quan chức Ý về sự nguy hiểm “không thể đùa” khi kết giao với ĐCSTQ, có lẽ họ trả lời chắc chắn là: “Không”.
Nhưng mâu thuẫn ở chỗ, bên cạnh nỗi lo kinh tế bị ì trệ, các chính trị gia Ý cũng lại khó lòng chấp nhận một thực tế là họ đang phải bất lực khi đối mặt với virus Trung Quốc đang tấn công quốc gia mình.
Thành phố Mortara, nằm cách thành phố Milan khoảng 1 giờ tàu chạy giờ đây đã trở thành một thành phố sôi động kể từ khi được Tập đoàn Changjiu Group (Trung Quốc) chọn làm ga cuối cùng của những chuyến tàu đến từ Trung Quốc. Năm 2018, mỗi tuần có 3 chuyến tàu từ Thành Đô (Tứ Xuyên), chuyên chở đủ các loại mặt hàng vượt 10.800 km để tới thành phố Mortara thuộc vùng Lombardy và ngược lại. Cả hai thành phố Milan và Mortara đều thuộc vùng Lombardy trù phú.
Trong những tháng đầu năm 2020 này, vùng Lombardy đã trở thành ổ dịch virus Vũ Hán lớn nhất của nước Ý. Ngay từ đầu tháng 2, Thống đốc vùng Lombardy - ông Attilio Fontana đã yêu cầu kiểm dịch đối với tất cả những người đến từ Trung Quốc, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio cho đấy là màn phân biệt chủng tộc và nhấn mạnh phải coi trọng "một sự đoàn kết tuyệt vời đối với chính phủ Trung Quốc".
Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio xem việc kiểm dịch những người đến từ Trung Quốc là màn phân biệt chủng tộc và nhấn mạnh phải coi trọng một sự đoàn kết tuyệt vời đối với chính phủ Trung Quốc.


Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio xem việc kiểm dịch những người đến từ Trung Quốc là màn phân biệt chủng tộc và nhấn mạnh phải coi trọng "một sự đoàn kết tuyệt vời đối với chính phủ Trung Quốc". (Ảnh: Getty)

Nhiều nghị sĩ quốc hội Ý đã thúc giục Thủ tướng Giuseppe Conte phải có các biện pháp bảo vệ các trường học, như việc phải cách ly những học sinh ở khu vực phía bắc đang trở về từ các kỳ nghỉ ở Trung Quốc, mà nhiều người trong số họ đến từ các gia đình nhập cư Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức Ý đã nhanh chóng đăng đàn để trấn an người dân Ý. Ngày 27/2, lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền - ông Nicola Zingaretti đã thách thức sự lây lan của virus Trung Quốc khi tham gia sáng kiến #Milanononsiferma. Ông đã uống rượu khai vị, bắt tay với những người trẻ tuổi tại Pinch Ripa di Porta Ticinese và tiếp tục có mặt ở Bollate để ăn tối trong một tiệm pizza.
"Chúng ta phải cách ly các ổ dịch nhưng chúng ta không được phá hủy cuộc sống hoặc lan truyền gây ra sự hoảng loạn. Vì vậy, chúng ta phải đưa ra các dấu hiệu phục hồi và hồi sinh, điều quan trọng nhất là khơi dậy nền kinh tế của đất nước bằng các biện pháp phi thường, nhưng trước tiên là tái tạo niềm tin, hy vọng và hợp tác, tái cấu trúc để tạo động lực cho nền kinh tế ".
Cùng ngày hôm đó, Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio đã tổ chức một cuộc họp báo ở Rome, chỉ trích truyền thông đã phóng đại mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm: “Tại Ý, chúng tôi đã đi từ nguy cơ dịch bệnh sang dịch bệnh, và chỉ có 0,089% dân số Ý bị cách ly”.
Với sự “tự tin” và lạc quan của hai quan chức, người dân ở nhiều địa phương trên nước Ý đã mạnh dạn mở cửa cửa hàng trở lại sau khi hoảng loạn đóng cửa một loạt bởi những trường hợp khẩn cấp do virus Trung Quốc đem tới. Có điều chỉ 1 tuần sau đó, chính ông Zingaretti đưa ra thông báo nhiễm bệnh trong một video đăng trên Facebook: "Tôi đã nhiễm virus corona".
Nicola Zingaretti nói: Chúng ta phải cách ly các ổ dịch nhưng chúng ta không được phá hủy cuộc sống hoặc lan truyền gây ra sự hoảng loạn. Một tuần sau đó, chính ông đã tuyên bố mình bị nhiễm virus.


Nicola Zingaretti nói: "Chúng ta phải cách ly các ổ dịch nhưng chúng ta không được phá hủy cuộc sống hoặc lan truyền gây ra sự hoảng loạn." Một tuần sau đó, chính ông đã tuyên bố mình bị nhiễm virus. (Ảnh: Getty)

Tròn một năm “bắt tay” làm bạn với Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio từng đắc thắng tuyên bố rằng, bản cam kết được ký giữa Ý và Trung Quốc với nhau có điều khoản “Trung Quốc sẽ tăng xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc”. Nhưng vào những ngày cuối tháng 3 này, “món hàng” duy nhất mà Trung Quốc cho “nhập khẩu” vào nước Ý chính là Virus Trung Quốc.

Khi bạn quý gian xảo, liệu “tình bạn” còn có bền vững?
Khi bệnh dịch bùng phát dữ dội tại Trung Quốc, người Ý đã không nhìn nhận đó là một lời cảnh báo vô cùng thực tế, “mà chỉ xem như là một bộ phim khoa học viễn tưởng không liên quan chút gì đến chúng tôi. Và khi virus bùng phát, giờ đây châu Âu đang nhìn chúng tôi giống như cách chúng tôi đã nhìn vào Trung Quốc”, cô Zampa, Thư ký của Bộ Y tế Ý chua chát nói.
Khi nước Ý trở nên “bất lực” trước sự hoành hành ghê gớm của dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền nước này đã bắt đầu áp dụng những biện pháp phong tỏa. Người dân Ý bị kẹt ở trong nhà không ra ngoài được, và dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo, chất nghệ sĩ lãng mạn vẫn được dung dưỡng trong mỗi hơi thở, nhịp sống của người dân Ý.
Họ đã ra ban công nhà mình hát những bài ca ngẫu hứng, họ hướng về những nhân viên y tế  - những người tuyến đầu không màng hiểm nguy để cứu mỗi từng sinh mạng. Họ vừa hát vừa vỗ tay để hàm thị sự cảm ơn, trong đó có cả nhân viên y tế Trung Quốc đến Ý chi viện.
Người châu Âu nói chung và người Ý nói riêng đều được nuôi dưỡng trong một nền giáo dục đề cao ý thức hợp tác và kỷ luật tự giác, hẳn nhiên đã vô cùng sốc trước sự dối trá trắng trợn của chính quyền Bắc Kinh, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết trên Twitter rằng, người Ý ra ban công để cảm ơn Trung Quốc và hát quốc ca Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter rằng, người Ý ra ban công để cảm ơn Trung Quốc và hát quốc ca Trung Quốc khiến người Ý sửng sốt.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter rằng, người Ý ra ban công để cảm ơn Trung Quốc và hát quốc ca Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Ngày 15/3, trên trang Linkiesta của Ý đã viết:
"Hoa Xuân Oánh là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, nghĩa là bà nằm trong số những nhà lãnh đạo tuyên truyền hàng đầu của Trung Quốc. Vai trò của bà vô cùng rõ ràng, bao gồm phát tán tin tức giả, giống như phát ngôn trên Twitter chính thức của bà”.
“Người phát ngôn của Bắc Kinh nói rằng, những người dân nước Ý ra ngoài ban công vào trưa thứ bảy để hát cảm ơn các bác sĩ bệnh viện, trong đó có cả nhân viên y tế Trung Quốc đến Ý để chi viện. Bà này đã giải thích rằng người Ý đã đến cửa sổ để hát "Cảm ơn Trung Quốc" và phát cả  bài quốc ca Trung Quốc trên đường phố Rome để biết ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc đánh bại virus… Cấp phó của bà ta, ông Triệu Lập Kiên cũng làm điều tương tự”.
Không có gì khó hiểu, đây chỉ là một phần trong nỗ lực tuyên truyền sâu rộng của ĐCSTQ, buộc cả thế giới tin rằng Trung Quốc không những không chịu trách nhiệm mà còn ứng phó tốt nhất với đại dịch. Và mục đích của ĐCSTQ chính là nhằm để “đánh bóng” Trung Quốc là một nhà lãnh đạo toàn cầu hào phóng và đáng tin cậy.

Cách đây đúng tròn 1 năm, ngày 23/3/2019, ông Tập Cận Bình đã trích dẫn về “tình cảm” của người Trung Quốc dành cho những món hàng xa xỉ của Ý như  là một trong những “kết nối văn hóa quan trọng giữa hai quốc gia”. Tập Cận Bình nói rằng: “Made in Italy cũng đồng nghĩa với các sản phẩm chất lượng cao, thời trang và nội thất của Ý hoàn toàn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc, những người trẻ Trung Quốc rất thích pizza và tiramisu”.
Nhưng giờ đây, pizza, tiramisu và cả món rượu vang nổi tiếng của nước Ý hẳn đã có thêm vị “cay nồng” và “đắng ngắt” mà ông bạn - ĐCSTQ mang tới cho họ. Có câu ngạn ngữ: Chọn bạn mà chơi, chọn người mà tin. Lịch sử đã từng ghi nhận, những quốc gia nào từng kết giao và đặt trọn niềm tin vào ĐCSTQ đều phải nhận kết cục “tê tái” và thảm thương. Quả là rất đúng với “tâm trạng” nước Ý đang phải trải qua lúc này, khi cái giá đánh đổi bằng tổn hại sinh mạng dân chúng là quá lớn...

25/03/2020
Xuân Trường



Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền - Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc - tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005...

(Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009)

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á. Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.


Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.
Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa Trước đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc...
Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó.
Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều. Đã có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.

Như mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng(Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay.
Tuy vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản.
Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải. Xin nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.
Giả dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng. Đặc biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà nước phát xít Đức và Nhật Bản.
Tất nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới. Người Trung Hoa có là chủng tộc thượng đẳng Như vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ không phải những chủng tộc ưu việt nhất. So sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với người Đức trước kia.
Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một nhà lãnh đạo, và một học thuyết. Nhân dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa vô thần và sự thống nhất vĩ đại.
Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này. Hai di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây. Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế của chúng ta. Ví dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn.
Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.

Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên truyền thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp Trung ương.
Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã. Có một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản.
Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn. Có thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh một mất một còn. Tất nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ.
Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước. Quét sạch nước Mỹ Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ. Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn.
Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ?

Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá. Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau.
Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.
Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc. Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức.
Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người!
Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án.
Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc./.

Nguồn: Internet



Cán bộ lãnh đạo Cộng sản Tàu biện minh

những lý lẽ cần thiết để hủy diệt dân Mỹ

Diễn văn của Trì Hạo Điền, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương đảng CSTàu

Trúc Đông Quân phiên dịch

LGT: Sau đây là một bản dịch của bài diễn văn được tin là của Trì Hạo Ðiền, Bộ trưởng Quốc phòng và Phó chủ tịch Ủy ban Quân Ủy Trung Ương. Ta không thể phối kiểm cách độc lập xem ai thiệt sự là tác giả của bài diễn văn này. Bài này đáng để đọc vì người ta tin rằng nó trình bày chiến lược của đảng Cộng sản Tàu trong việc phát triển nước Tàu. Bài này biện minh những lý lẽ cần thiết cho Tàu dùng cuộc chiến tranh sinh học để tiêu diệt dân Hoa Kỳ và chuẩn bị cho Tàu chiếm nhiều thuộc điạ rộng lớn trong tương lai. “Chiến Tranh Không Xa Chúng Ta Và Là Bà Mụ Của Thế Kỷ Người Tàu” được đăng trên mạng điện tử www.peacehall.com và được đăng trên mạng điện tử www.boxun.com ngày 23 tháng 4 năm 2005. Bài diễn văn này và một bài diễn văn liên hệ, “Cuộc Chiến Ðang Gần Chúng Ta” đã được phân tích trong tờ Epoch Times với bài nguyên bản “Trò Chơi Ðến Cùng Của Ðảng Cộng Sản Tàu: Chiến Tranh Nguyên Tử Và Sinh Hóa”.

***


"Chiến tranh không xa chúng ta

và là Bà Mụ của kỷ nguyên Người Tàu"

Trì Hạo Ðiền


Các đồng chí,
Ngày hôm nay tôi rất là phấn khởi, bởi vì cuộc thăm dò ý kiến rộng lớn trên mạng điện tử Sina.com đã được thực hiện, cho thấy là thế hệ kế tiếp của chúng ta đầy hứa hẹn và chính nghĩa của đảng chúng ta sẽ được tiếp tục tiến hành. Trong việc trả lời cho câu hỏi “Chúng ta sẽ bắn vào những phụ nữ, trẻ em và tù nhân chiến tranh”, hơn 80% người trả lời rất tích cực, vượt quá những sự kỳ vọng của chúng ta(1).
Hôm nay tôi muốn tập trung vào lý do tại sao chúng ta yêu cầu Sina.com mở cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử này trong dân chúng ta. Bài nói chuyện hôm nay của tôi là phần tiếp nối của bài phát biểu kỳ trước của tôi (2), lúc đó tôi bắt đầu bằng một sự thảo luận về vấn đề “ba hòn đảo” (3), nhắc lại rằng 20 năm của khúc nhạc bình dị “hoà bình và phát triển” đã tới hồi chấm dứt, và kết luận rằng hiện đại hóa dưới sự yểm trợ của quân sự là chọn lựa duy nhất của nước Tàu trong bước kế tiếp. Tôi cũng nhắc nhở rằng chúng ta có quyền lợi sinh tử tại hải ngoại. Hôm nay, tôi sẽ nói chi tiết hơn vào hai vấn đề này.
Vấn đề trọng tâm của cuộc thăm dò ý kiến này là xem coi một người nào đó có nên bắn vào những phụ nữ, trẻ em và tù nhân chiến tranh, nhưng ý nghĩa thực sự của nó vượt qua cả nội dung của câu hỏi. Bề ngoài, chủ đích của chúng ta chính là đoán thử xem người Tàu có thái độ gì đối với chiến tranh: Nếu các người lính tương lai này không ngần ngại bắn giết ngay cả những người thường dân, thì theo lẽ tự nhiên, họ sẽ sẵn sàng gấp đôi và tàn ác gấp đôi khi giết những binh sĩ địch. Vì vậy, sự trả lời cho câu hỏi thăm dò ý kiến có thể phản ánh thái độ tổng quát của dân chúng về chiến tranh.
Tuy vậy, thực ra đây không phải là ý định chân thực của chúng ta. Mục đích của bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng trong việc thực hiện cuộc thăm dò ý kiến này là để tìm hiểu những suy nghĩ của dân chúng. Chúng ta đã muốn biết: Nếu công cuộc phát triển toàn cầu của nước Tàu sẽ cần thiết tạo ra những cái chết hàng loạt trong những nước thù địch thì dân chúng ta có yểm trợ tình huống này hay không ? Dân chúng sẽ ủng hộ hay chống đối lại việc này ?
Như mọi người đều biết, tư tưởng chính yếu của đồng chí Ðặng Tiểu Bình (4) là “Phát triển là sự thật hiển nhiên”. Và đồng chí Hồ Cẩm Ðào (5) cũng đã chỉ ra bằng cách lập đi lập lại và đồng tình rằng “sự phát triển là ưu tiên hàng đầu của chúng ta” mà không được lãng quên ngay trong một lúc. Nhưng có nhiều đồng chí có khuynh hướng hiểu chữ “phát triển” trong nghĩa hạn hẹp của nó, cho là nó chỉ giới hạn trong vấn đề phát triển nội địa. Quả thực là “việc phát triển” của chúng ta nói tới sự phục hưng mạnh mẽ của nước Tàu, mà dĩ nhiên không giới hạn trong vùng đất chúng ta đang có nhưng còn bao gồm cả toàn thế giới nữa.

Tại sao chúng ta lại làm như vậy ?
Cả hai đồng chí Lưu Hứa Quỳnh (6), một người là lãnh đạo của thế hệ già trong đảng chúng ta và đồng chí Hà Tân (7), một chiến lược gia trẻ tuổi trong đảng, đã nhấn mạnh lý thuyết về sự dịch chuyển của trung tâm văn minh thế giới. Khẩu hiệu của chúng ta “phục sinh nước Tàu” dựa trên cách suy nghĩ căn bản của ý tưởng này. Các bạn có thể nhìn vào các báo chí và tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua hay vô mạng điện tử để nghiên cứu hầu tìm ra ai là người đầu tiên đưa ra khẩu hiệu phục sinh đất nước. Ðó chính là đồng chí Hà Tân. Các bạn có biết ai là Hà Tân không ? Ông ta có thể trông hung hăng và thô lỗ khi ông ta nói chuyện trước công chúng, với hai tay áo và ống quấn xắn lên, nhưng viễn kiến lịch sử của ông ta là cả một kho tàng mà đảng chúng ta nên nuôi nấng, ấp ủ.

Trong việc thảo luận đề tài này, chúng ta hãy đi từ khởi đầu.
Như mọi người đều biết, theo những quan điểm được tuyên truyền bởi những học giả phương Tây, thì toàn thể nhân loại bắt nguồn từ một bà mẹ ở Phi Châu. Vì vậy, không có chủng tộc nào có thể tự nhận là chủng tộc thượng đẳng. Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu thực hiện bởi hầu hết các học giả Tàu, thì người Tàu khác những chủng tộc khác trên trái đất. Chúng ta không bắt nguồn ở Phi Châu. Thay vào đó, chúng ta bắt nguồn cách độc lập ở nước Tàu. Người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Ðiếm mà chúng ta thân thuộc, tiêu biểu cho một gia đoạn tiến hóa của tổ tiên chúng ta. “Chương trình tìm kiếm những nguồn gốc của nền văn minh Tàu” hiện đang thực hiện trong nước chúng ta nhắm vào cuộc nghiên cứu bao hàm toàn diện và có hệ thống hơn, về nguồn gốc, tiến trình và sự phát triển của nền văn minh cổ đại Tàu. Chúng ta thường nói, “nền văn minh Tàu đã có một lịch sử năm ngàn năm”. Nhưng bây giờ, nhiều nhà chuyên môn tham dự trong cuộc nghiên cứu trong nhiều lãnh vực bao gồm khảo cổ học, văn hóa các dân tộc, và văn hóa khu vực đã đi tới sự đồng thuận là những khám phá mới như di chỉ văn hóa Hồng Sơn ở Ðông Bắc, văn hóa Liangzhu ở tỉnh Triết Giang, những tàn tích Kim Sa Giang ở tỉnh Tứ Xuyên, và điạ điểm văn hóa của hoàng đế Yongzhou Shun ở tỉnh Hồ Nam tất cả là bằng chứng đầy thuyết phục của sự tồn tại nền văn minh ban đầu của nước Tàu, và họ chứng minh rằng riêng chỉ lịch sử nông nghiệp trồng lúa của nước Tàu có thể truy nguồn xa từ 8,000 tới 10,000 năm. Cái này phản bác lại ý tưởng của “năm ngàn năm văn minh của người Tàu” Vì vậy, chúng ta có thể quả quyết rằng chúng ta là sản phẩm của những cội rễ có văn hóa hơn một triệu năm, văn minh và tiến bộ hơn mười ngàn năm, một quốc gia cổ đại gồm năm ngàn năm, và là một thực thể người Tàu riêng biệt gồm hai ngàn năm. Ðây là nước Tàu mà tự gọi mình “con cháu của Yan và Huang”, nước Tàu mà chúng ta hãnh diện. Hitler của nước Ðức đã từng có lần khoác lác rằng chủng tộc Ðức là chủng tộc siêu đẳng trên trái đất, nhưng sự thực đất nước của chúng ta còn siêu đẳng hơn Ðức.
Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng ta, dân chúng ta đã dàn trải qua suốt tới Châu Mỹ và những vùng dọc theo vành đai Thái Bình Dương, và họ trở thành người Da Ðỏ tại Mỹ Châu và những nhóm chủng tộc Ðông Á ở Nam Thái Bình Dương.
Tất cả chúng ta biết điều đó dựa vào những bằng chứng về sự siêu việt của nước chúng ta, trong thời thịnh đạt, lớn mạnh của nhà Ðường nền văn minh của chúng ta nhất thế giới. Chúng ta đã là trung tâm văn minh của thế giới, và không có nền văn minh khác trên thế giới có thể so sánh với nền văn minh của chúng ta. Sau này, bởi vì sự tự mãn của chúng ta, vì đầu óc hạn hẹp, và tự đóng cửa của nước ta, chúng ta đã bị vượt qua bởi nền văn minh Tây Phương, và trung tâm của thế giới đã bị dịch chuyển sang phía Tây.

Trong việc xem xét lại lịch sử, có thể có người hỏi: Trung tâm văn minh của thế giới sẽ dịch chuyển trở lại nước Tàu chăng ?
Ðồng chí Hà Tân đưa câu hỏi này vào trong bản báo cáo của ông ta gửi tới Ủy Ban Trung Ương năm 1988: Nếu sự kiện là trung tâm lãnh đạo của thế giới đã nằm ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 18, và sau này dịch chuyển tới Hoà Kỳ trong giữa thế kỷ 20, rồi thì trong thế kỷ 21 này, trung tâm lãnh đạo của thế giới sẽ dịch chuyển tới phía Ðông của hành tinh chúng ta. Và, “phía Ðông ” dĩ nhiên chính là ám chỉ tới nước Tàu.
Quả thực, đồng chí Lưu Hứa Quỳnh đã đưa ra những quan điểm tương tự trong đầu thập niên 1980. Dựa trên một sự phân tích lịch sử, ông ta đã chỉ ra là trung tâm của văn minh thế giới đang dịch chuyển. Nó đã dịch chuyển từ Phương Ðông tới Tây Âu và sau này là tới Hoa Kỳ; bây giờ nó đang dịch chuyển trở lại tới Phương Ðông. Vì vậy, nếu chúng ta nói tới thế kỷ 19 là thế kỷ của nước Anh, và thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoa Kỳ, thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nước Tàu.
Thông hiểu tận tình định luật lịch sử này và để chuẩn bị chào đón sự xuất hiện của thế kỷ của nước Tàu chính là sứ mạng lịch sử của đảng chúng ta. Như mọi người chúng ta biết, vào cuối thế kỷ vừa qua, chúng ta đã xây dựng bàn thờ cho thế kỷ của nước Tàu ở Bắc Kinh. Vào ngay lúc tân thiên niên kỷ đang đến, bộ phận lãnh đạo tập thể của Ủy Ban Trung Ương Ðảng đã tập hợp ở đó để có một cuộc hội họp lớn, giương cao những ngọn đuốc của Chu Khẩu Ðiếm, để tự mình tuyên thệ chuẩn bị chào đón sự khởi đầu của thế kỷ nước Tàu. Chúng ta đang làm việc này để tuân theo định luật của lịch sử và khơi mào cho sự thực thi thế kỷ của nước Tàu như là mục đích của những nỗ lực của đảng ta.
Sau đó, trong báo cáo chính trị của Quốc Hội Toàn Quốc lần thứ 16 của đảng, chúng ta đã xác minh rằng sự phục sinh đất nước là đối tượng lớn lao của chúng ta và chỉ ra rõ ràng trong hiến pháp mới của đảng ta rằng đảng chúng ta là người tiền phong của nhân dân Tàu. Tất cả những bước này đã đánh dấu một sự phát triển chính yếu trong chủ nghĩa Mác-Xít. phản ảnh sự can đảm và khôn ngoan của đảng ta. Như tất cả chúng ta biết, Mác và những người theo Mác đã không bao giờ giao cho bất cứ đảng cộng sản nào làm một người tiền phong của một lớp người nào đó; Mác cũng không nói rằng sự phục sinh đất nước có thể dùng như là một khẩu hiệu của một đảng cộng sản. Ngay đến đồng chí Mao Trạch Ðông, một người anh hùng quốc gia đầy can đảm, cũng chỉ giơ cao ngọn cờ “cuộc cách mạng vô sản toàn cầu”, ngay cả đồng chí ấy đã không có can đảm để cho quảng bá công khai mạnh mẽ nhất khẩu hiệu phục sinh đất nước.
Chúng ta phải chào đón sự xuất hiện của thế kỷ nước Tàu bằng cách giơ cao ngọn cờ phục sinh đất nước. Chúng ta phải chiến đấu cho việc phục sinh của thế kỷ nước Tàu ra sao ? Chúng ta phải mượn những kinh nghiệm quý báu trong lịch sử nhân loại bằng cách lợi dụng những thành quả nổi bật của văn minh nhân loại và rút ra những bài học từ những cái đã xảy ra cho những nhóm dân tộc khác.
Những bài học này bao gồm sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và Ðông Âu, cũng như sự thất trận của Ðức và Nhật Bản trong quá khứ. Mới đây đã có nhiều sự thảo luận về những bài học của sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và các nước Ðông Âu, vì vậy, tôi sẽ không nhắc chúng ở đây. Hôm nay, tôi muốn nói về những bài học của Ðức và Nhật Bản.
Như tất cả chúng ta biết, Ðức Quốc Xã cũng đã đặt nhiều quan tâm tới chuyện giáo dục dân chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ðảng Quốc Xã và chính quyền đã tổ chức và thiết lập nhiều cơ quan giáo dục và tuyên truyền như “Nha Hướng Dẫn Tuyên Truyền Quốc Gia”, “Bộ Tuyên Truyền và Giáo Dục Quốc Gia”, “Nha Giám Sát về Giáo Dục và Nghiên Cứu Quan Ðiểm Thế Giới”, và “Văn Phòng Thông Tin”, tất cả nhắm vào việc thẩm thấu vô đầu óc dân chúng, từ tiểu học tới đại học ý tưởng rằng dân tộc Ðức là những người siêu đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mạng lịch sử của dòng giống Arian là sẽ trở thành “những chúa tể của trái đất ”, rằng “cai trị khắp thế giới ”. Lúc đó, người Ðức đã đoàn kết nhiều hơn chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, người Ðức đã bị đánh bại cách vô cùng nhục nhã, cùng với đồng minh của nó là Nhật Bản. Tại sao ? Chúng ta đã đi tới vài kết luận tại những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị, trong đó chúng ta đã tìm kiếm những định luật điều khiển những sự thăng trầm của những nước hùng cường, và cố gắng phân tích sự phát triển nhanh lẹ của Ðức và Nhật Bản. Khi chúng ta đã quyết định phục sinh nước Tàu đặt trên khuôn mẫu của nước Ðức, chúng ta không được lập lại những lỗi lầm họ đã mắc phải.
Ðặc biệt, sau đây là những nguyên nhân cơ bản khiến họ bị thất trận: Trước hết, họ đã có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, trong khi đó họ đã lại không tuân thủ nguyên tắc loại bỏ những kẻ thù cùng một lúc; kế đến, họ đã quá hăng tiết, thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì cần thiết để đạt những thành qủa lớn lao; thứ ba, khi tới lúc cần tàn ác thì họ lại trở thành quá mềm yếu. Vì vậy tạo ra những khó khăn rắc rối mà sau này tái xuất hiện cho họ.
Chúng ta hãy giả thiết là vào lúc đó Ðức và Nhật đã có thể giữ cho Hoa Kỳ trung lập và đã đánh một cuộc chiến kéo dài từng bước một trên mặt trận ở Liên Xô. Nếu họ đã thi hành kế sách này, đã kéo dài được thời gian để tiến triển việc nghiên cứu, ngay cả thành công trong việc đạt được kỹ thuật vũ khí nguyên tử và hỏa tiển, và rồi dùng chúng để bất ngờ phóng ra những cuộc tấn công chống lại Hoa Kỳ và Liên Xô, thì Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ không thể tự bảo vệ mình được và sẽ phải đầu hàng. Ðặc biệt Nước Nhật nhỏ bé, đã mắc một sai lầm quá cỡ khi phóng ra cuộc tấn công vụng trộm vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này đã không đánh được những phần quan trọng của Hoa Kỳ. Thay vì vậy, nó kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến, vào hàng ngũ những kẻ đào mồ chôn Ðức Quốc Xã và Nhật.
Dĩ nhiên, nếu họ đã không tự gây ra ba lỗi lầm này và chiến thắng cuộc chiến, lịch sử đã được viết theo một cách khác. Nếu là như vậy, nước Tàu sẽ không ở trong tay chúng ta. Nhật Bản có lẽ đã di chuyển thủ đô của họ tới nước Tàu và cai trị khắp nước Tàu. Sau đó, nước Tàu và khắp Á Châu dưới sự cai trị của của Nhật sẽ thực thi đầy đủ sự khôn ngoan của Phương Ðông, sẽ chiếm Phương Tây đang cai trị bởi Ðức và sẽ thống nhất toàn thế giới. Dĩ nhiên, giả thiết này không có thực. Thôi không lạc đề thêm nữa.
Như thế, lý do cơ bản cho những sự thất trận của Ðức và Nhật là do lịch sử đã không đặt để họ là những “chúa tể của trái đất ”, xét cho cùng ra, vì họ là như vậy, họ không phải là chủng tộc siêu đẳng nhất.
Bề ngoài, khi so sánh, nước Tàu ngày nay có sự tương đồng đáng kinh sợ như là Ðức xưa kia. Cả hai đều coi mình là những chủng tộc siêu đẳng nhất; cả hai có một lịch sử bị bóc lột bởi những thế lực ngoại quốc, vì vậy muốn báo thù; cả hai có truyền thống tôn thờ giới lãnh đạo của mình; cả hai cảm thấy là họ thiếu trầm trọng không gian sinh sống; cả hai giơ cao hai ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và xã hội và tự nhận mình như là “xã hội chủ nghĩa có tinh thần dân tộc”; cả hai tôn thờ “một nước, một đảng, một lãnh tụ, và một học thuyết”.
Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự làm một sự so sánh giữa Ðức và Tàu, thì như đồng chí Giang Trạch Dân nhận xét, Ðức chỉ là “những đứa trẻ con” – quá tầm thường để được so sánh. Dân số của Ðức lớn bao nhiêu ? Lãnh thổ Ðức to lớn ra sao ? Và lịch sử của Ðức dài được bao lâu ? Chúng ta đã loại bỏ tám triệu quân Quốc Dân Ðảng chỉ trong vòng 3 năm. Bao nhiêu quân thù mà người Ðức đã giết ? Họ nắm quyền lực chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhiều hơn 12 năm một chút trước khi họ tan biến, trong khi chúng ta vẫn tràn đầy năng lực sau khi cai trị hơn 80 năm. Dĩ nhiên lý thuyết của chúng ta về sự chuyển dịch trung tâm văn minh thế giới thâm sâu hơn lý thuyết “các chúa tể trái đất” của Hitler. Nền văn minh của chúng ta thâm sâu và rộng lớn đã xác định rõ ràng chúng ta khôn ngoan hơn họ nhiều.

Người Tàu của chúng ta khôn ngoan hơn người Ðức bởi vì, một cách cơ bản, chủng tộc chúng ta siêu việt hơn chủng tộc của họ. Thành ra, chúng ta có một lịch sử lâu dài hơn, nhiều người hơn, diện tích đất đai lớn hơn. Trên nền tảng này, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta hai di sản chính yếu, đó là thuyết vô thần và sự thống nhất lớn lao. Chính Khổng Tử, người khai sáng văn hóa nước Tàu chúng ta, người cho chúng ta những di sản kế thừa này.
Hai di sản này xác định rằng chúng ta có một khả năng mạnh mẽ hơn để sinh tồn so với Phương Tây. Ðó là lý do tại sao chủng tộc Tàu đã có thể thịnh vượng lâu dài. Cho dù thiên tai khốc liệt do thiên nhiên, do nhân tạo và những tai ương của đất nước ra sao, số mạng của chúng ta là “không bị đè bởi trời, chôn bởi đất”. Ðây là lợi thế của chúng ta.
Hãy lấy việc ứng phó với chiến tranh là một thí dụ. Lý do mà Hoa Kỳ tồn tại tới ngày hôm nay là do Hoa Kỳ chưa bao giờ nhìn thấy chiến tranh trên nội địa nước mình. Một khi các kẻ thù của Hoa Kỳ nhắm vào nội địa Hoa Kỳ, trước khi quốc hội Hoa Kỳ làm xong cuộc tranh luận và giao quyền cho tổng thống khai chiến, thì kẻ thù của Hoa Kỳ đã tiến tới thủ đô Washington rồi. Nhưng đối với chúng ta, chúng ta không phí phạm thời gian vào những trò trẻ con này. Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình đã từng nói “bộ phận lãnh đạo của đảng lập tức ra những quyết định. Một khi quyết định đã được đưa ra, nó lập tức được thi hành. Không có phí phạm thời gian vào những việc vụn vặt như tại các nước tư bản. Ðây là lợi thế của chúng ta”. Chế độ trung ương tập quyền dân chủ được xây dựng trên truyền thống thống nhất vĩ đại. Mặc dù Ðức Quốc Xã cũng đã nhấn mạnh vào chế độ trung ương tập quyền ở tầng cao cấp, họ chỉ tập trung vào quyền lực của những người điều hành đất nước, nhưng bỏ quên sự lãnh đạo tập thể của nhóm trung ương. Ðó là lý do tại sao Hitler bị phản bội bởi nhiều người vào lúc cuối đời của ông ta, tạo ra sự suy yếu cơ bản khiến Ðức Quốc Xã mất khả năng chiến đấu.
Cái làm chúng ta khác với Ðức là chúng ta hoàn toàn vô thần, trong khi Ðức chính yếu là một nước Công Giáo và Tin Lành. Hitler chỉ là nửa vô thần. Mặc dù Hitler cũng tin tưởng rằng những công dân bình thường có sự thông minh thấp, vì vậy những nhà lãnh đạo phải làm những quyết định, và mặc dầu dân Ðức tôn thờ Hitler lúc đó, nhưng dân Ðức đã không có truyền thống tôn thờ những nhà hiền nhân trên một căn bản rộng rãi. Xã hội Tàu chúng ta luôn luôn tôn thờ các nhà hiền triết là bởi vì chúng ta không tôn thờ bất cứ thần linh nào. Một khi tôn thờ một thần linh, bạn không thể đồng thời tôn thờ một cá nhân, trừ khi bạn công nhận cá nhân đó như là người đại diện cho vị thần kia, giống như những nước ở Trung Ðông đang làm. Mặt khác, một khi bạn công nhận một cá nhân như là hiền nhân, dĩ nhiên bạn sẽ muốn ông ta là lãnh tụ của bạn, thay vì bạn giám sát và chọn lựa ông ta làm lãnh tụ. Ðây là nền tảng của thể chế trung ương tập quyền dân chủ của chúng ta.

Tóm lại, chỉ có nước Tàu, chứ không phải nước Ðức là lực lượng đáng tin tưởng trong công cuộc chống lại hệ thống dân chủ đặt nền tảng trên sinh hoạt nghị trường. Sự độc tài của Hitler ở Ðức có lẽ không gì ngoài sai lầm thoáng qua của lịch sử.
Có lẽ bây giờ bạn đã hiểu tại sao chúng ta đã vừa quyết định quảng bá thêm cho chủ nghĩa vô thần. Nếu chúng ta để cho thần học Phương Tây vào nước Tàu và làm tâm hồn chúng ta trống vắng, nếu chúng ta để tất cả người Tàu lắng nghe lời Chúa và theo Chúa thì ai sẽ vâng phục, lắng nghe chúng ta và theo chúng ta ? Nếu những dân bình thường không tin đồng chí Hồ Cẩm Ðào là một người lãnh đạo có khả năng, rồi thách thức quyền lực của đồng chí ấy và muốn giám sát đồng chí, nếu các tín đồ tôn giáo trong xã hội chúng ta đặt câu hỏi tại sao chúng ta là Thượng Ðế lãnh đạo trong các nhà thờ, thì thử hỏi đảng chúng ta có thể tiếp tục lãnh đạo nước Tàu được không ?
Giấc mộng của nước Ðức là trở thành “chúa tể của trái đất” đã bị thất bại, bởi vì trên hết, lịch sử đã không trao tặng sứ mạng vĩ đại này cho họ. Nhưng ba bài học kinh nghiệm của nước Ðức là những thứ chúng ta phải ghi nhớ trong khi chúng ta hoàn tất sứ mạng lịch sử của chúng ta và phục sinh nòi giống chúng ta. Ba bài học đó là: Giữ chặt khoảng không gian sinh sống của đất nước, giữ chặt sự kiểm soát của đảng trên toàn đất nước, và giữ chặt đường lối tổng quát nhắm vào việc trở thành “người chúa tể của trái đất ”.

Kế, tôi muốn trình bày ba vấn đề này.

Vấn đề thứ nhất là khoảng không gian sinh sống. Ðây là sự tập trung to lớn nhất của công cuộc phục sinh nòi giống Tàu. Trong bài diễn văn mới đây của tôi, tôi đã nói rằng cuộc chiến đấu về những tài nguyên sinh sống cơ bản (bao gồm cả đất đai và đại dương) là nguyên nhân chính yếu lớn lao gây ra các cuộc chiến tranh trong lịch sử. Ðiều này có thể thay đổi trong thời đại tin học, nhưng không thay đổi một cách cơ bản. Nguồn tài nguyên tính theo mỗi đầu người của chúng ta kém hơn nhiều so với nước Ðức thời Quốc Xã. Thêm nữa, sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm vừa qua đã có một tác động tiêu cực, và khí hậu đang thay đổi mau chóng theo hướng tệ hại. Nguồn tài nguyên của chúng ta chỉ cung cấp được trong ngắn hạn. Môi sinh bị ô nhiễm tệ hại, đặc biệt là đất đai, nước và không khí. Chúng ta không chỉ có khả năng chống đỡ mà còn có thể phát triển giống nòi, nhưng cho dù giống nòi ta vẫn sinh tồn thì nó vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, tới một mức độ còn lớn lao hơn dân Ðức hồi đó.
Bất cứ ai đã từng ở các nước Tây Phương đều biết là khoảng không gian sinh sống của họ tốt đẹp hơn của chúng ta. Họ có những cánh rừng dọc theo các xa lộ, trong khi chúng ta hầu như không có bất cứ cây cối nào dọc các con đường. Bầu trời của họ thường xanh với những đám mây trắng, trong khi bầu trời chúng ta bị bao phủ với một lớp bụi đen mù mịt.
Nước uống từ vòi của họ sạch sẽ đủ để uống, trong khi ngay cả nước dưới lòng đất của chúng ta cũng bị ô nhiễm đến độ ta không dùng chúng được nếu không được lọc sạch. Họ có ít người hơn trên đường phố, và hai hay ba người có thể cư ngụ một căn dân cư nhỏ; trái lại, đường xá chúng ta luôn luôn lúc nhúc người, và dăm bảy người chia nhau một căn phòng.
Cách đây nhiều năm, có một quyển sách mang tựa đề Họa Da Vàng, trong đó tác giả nói rằng vì chúng ta chạy theo lối tiêu thụ của người Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên có giới hạn của chúng ta không còn có thể chống đỡ được dân số và xã hội ta bị sụp đổ, một khi chúng ta đạt tới dân số 1 tỷ 300 triệu. Bây giờ dân số chúng ta đã vượt qua con số giới hạn này, và chúng ta đang lệ thuộc vào nhập cảng để chống đỡ cho sự tiêu thụ của đất nước. Không phải chúng ta không quan tâm tới vấn đề này. Bộ Tài nguyên Ðất đai đã chú trọng tới chuyện này.
Nhưng danh từ “khoảng không gian sinh sống” quá liên hệ gần gũi với Ðức Quốc Xã. Lý do chúng ta không muốn thảo luận chuyện này quá công khai vì chúng ta muốn tránh không bị Tây Phương xem chúng ta giống như Ðức Quốc Xã, vì điều này có thể củng cố thêm quan điểm xem nước Tàu như là một sự đe dọa. Vì vậy, khi nhấn mạnh lý thuyết mới của đồng chí Hà Tân “Nhân quyền chính là những quyền sinh sống”, chúng ta chỉ nói về “sinh sống”, nhưng không nói về “khoảng không gian” để tránh dùng từ “khoảng không gian sinh sống”. Từ cái nhìn bao quát của lịch sử, lý do mà nước Tàu bị đối diện với vấn đề của không gian sinh sống là vì các nước Tây Phương đã phát triển vượt hơn các nước Ðông Phương. Các nước Tây Phương đã thiết lập các thuộc địa khắp thế giới, thành ra họ một lợi thế về vấn đề không gian sinh sống. Ðể giải quyết chuyện khó khăn này, chúng ta phải dẫn dắt người Tàu chúng ta khỏi nước Tàu để họ có thể phát triển bên ngoài nước Tàu.

Vấn đề thứ hai là sự tập trung của chúng ta vào khả năng lãnh đạo của đảng. Chúng ta thực hiện chuyện này tốt hơn đảng Ðức Quốc Xã. Mặc dù Ðức Quốc Xã trải dài quyền lực tới mọi ngõ ngách của chính quyền nước Ðức, họ đã không chú trọng vào vai trò lãnh đạo tuyệt đối của họ như chúng ta chú trọng. Họ không coi vấn đề điều hành quyền lực của đảng là ưu tiên số một, trong khi chúng ta lại có. Khi đồng chí Mao Trạch Ðông tóm tắt “ba bửu bối” thắng lợi của đảng ta trong việc chinh phục đất nước, đồng chí ấy đã coi “bửu bối” quan trọng nhất là việc phát triển đảng Cộng sản Tàu và làm vững mạnh vai trò lãnh đạo của đảng.
Chúng ta phải tập trung vào hai điểm để củng cố vai trò lãnh đạo và cải tiến khả năng lãnh đạo của chúng ta.
Thứ nhất là quảng bá lý thuyết “Ba Ðại Biểu” (8), nhấn mạnh là đảng của chúng ta là đảng tiền phong của nòi giống Tàu, thêm nữa, là người tiền phong của giai cấp vô sản. Trong chốn riêng tư, nhiều người nói “Chúng tôi không bao giờ bầu cho quý vị, cho đảng Cộng sản để đại diện cho chúng tôi. Làm sao quý vị lại tự nhận là đại diện cho chúng tôi ?”. Không cần phải lo âu về chuyện này. Ðồng chí Mao Trạch Ðông đã nói là nếu chúng ta có thể dẫn đưa những đồng minh của chúng ta tới chiến thắng đem lại tư lợi cho họ, họ sẽ yểm trợ chúng ta. Vì vậy, bao lâu chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu, giải quyết sự thiếu thốn khoảng không gian sinh sống, thì dân Tàu sẽ yểm trợ chúng ta. Lúc này đây, chúng ta không phải lo âu về nhãn hiệu “chế độ chuyên chế ” hay “chế độ độc tài ”. Việc chúng ta có thể đại diện cho dân Tàu mãi mãi hay không lệ thuộc vào chuyện chúng ta có thể thành công trong việc dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không.
Ðiểm thứ hai, việc chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không, nó mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất về vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu.

Tại sao tôi lại nói như vậy ?
Mọi người đều biết là nếu không có sự lãnh đạo của đảng ta, nước Tàu sẽ không tồn tại tới ngày nay. Vì vậy, nguyên tắc cao nhất của chúng ta là bảo vệ vai trò lãnh đạo của đảng mãi mãi. Trước ngày mùng 4 tháng 6 (lời người dịch: Ðây là ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn năm 1989) chúng ta đã nhận thấy lờ mờ là bao lâu nền kinh tế của nước Tàu được phát triển, dân chúng sẽ ủng hộ và yêu mến đảng Cộng sản. Vì vậy, chúng ta đã phải dùng nhiều thập niên của thời hòa bình để phát triển kinh tế đất nước. Cho dù chủ nghĩa gì đi nữa, cho dù là một con mèo trắng hay mèo đen, nó là con mèo tốt khi nó có thể phát triển được kinh tế nước Tàu. Nhưng lúc đó, chúng ta không có những tư tưởng rõ ràng là nước Tàu sẽ đối phó ra sao với những tranh chấp quốc tế sau khi kinh tế Tàu được phát triển.
Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình đã nói rằng những chủ đề chính trên thế giới là hòa bình và phát triển. Nhưng cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 đã cho đảng ta một cảnh báo và cho chúng ta một bài học vẫn còn tươi mới. Áp lực của cuộc cách mạng hòa bình của nước Tàu khiến chúng ta tái nhận xét chủ đề chính của thời đại chúng ta. Chúng ta thấy rằng, hai vấn đề này, hòa bình và phát triển không thể giải quyết được cùng một lúc. Các lực lượng chống đối Phương Tây luôn luôn thay đổi thế giới theo các viễn kiến của họ, họ muốn thay đổi nước Tàu và xử dụng cuộc cách mạng hòa bình để lật đổ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ phát triển kinh tế, chúng ta vẫn đối đầu với khả năng mất quyền lãnh đạo.
Cuộc bạo loạn mùng 4 tháng 6 đó gần như đã thành công trong việc chuyển tiếp ôn hòa, nếu không nhờ một số lớn các đồng chí kỳ cựu vẫn còn sống và vào giờ phút sinh tử họ đã loại bỏ Triệu Tử Dương và những người theo ông ta, rồi thì tất cả chúng ta đã bị bắt vào tù. Sau khi chết, chúng ta có lẽ sẽ quá xấu hổ để đi trình diện Mác. Mặc dù chúng ta đã vượt qua sự thử thách ngày mùng 4 tháng 6, nhưng sau khi nhóm các đồng chí lãnh đạo niên trưởng của chúng ta đã qua đời, nếu không có sự kiểm soát của chúng ta, cuộc cách mạng hòa bình có thể vẫn xảy ra cho nước Tàu như nó đã xảy ra tại cựu Liên Xô. Trong năm 1956, Liên Xô đã đè bẹp cuộc nổi dậy của dân Hung Gia Lợi và đánh bại các cuộc tấn công của những kẻ theo chủ nghĩa xét lại là Tito và người của ông ta tại Nam Tư, nhưng Liên Xô đã không chống lại được Gorbachev chừng ba mươi năm sau. Khi các đồng chí niên trưởng tiền phong qua đời, thì quyền lực của đảng Cộng sản Liên Xô đã bị lấy đi bởi cuộc cách mạng hòa bình.
Sau khi cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 bị dẹp tan, chúng ta đã suy nghĩ làm sao để ngăn ngừa nước Tàu không bị cuộc cách mạng hòa bình và làm sao duy trì vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản. Chúng ta đã nghĩ đi nghĩ lại nhưng đã không đưa ra được bất cứ ý kiến hay ho nào, nếu chúng ta không có bất cứ ý kiến hay ho nào, nước Tàu chắc chắn sẽ thay đổi cách hòa bình, và chúng ta sẽ trở thành những tội đồ trong lịch sử. Sau vài suy nghĩ sâu xa, cuối cùng chúng ta đi tới kết luận này: Chỉ bằng cách biến sức mạnh của công cuộc phát triển đất nước của chúng ta thành sức mạnh của một cú đấm hướng ra bên ngoài - chỉ bằng cách dẫn dắt đồng bào chúng ta ra bên ngoài – thì chúng ta mới có thể chiếm được sự ủng hộ và yêu thương của dân Tàu với đảng Cộng sản chúng ta mãi mãi. Ðảng ta sẽ đứng trên vị trí vô địch và dân Tàu sẽ phải lệ thuộc vào đảng Cộng sản ta. Họ mãi mãi sẽ đi theo đảng Cộng sản với con tim, khối óc, như đã được viết trong hai vần thơ mà thường được nhìn thấy ở vùng quê cách đây vài năm: “Hãy nghe lời Mao chủ tịch, hãy đi theo đảng Cộng sản!”. Vì thế, cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 đã khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải phối hợp việc phát triển kinh tế với việc chuẩn bị chiến tranh và dẫn dắt đồng bào đi ra ngoài thế giới. Vì vậy, kể từ đó, chính sách quốc phòng đã quay 180 độ và từ đó chúng ta tập trung thêm và thêm nữa “phối hợp hòa bình và chiến tranh”. Tất cả sự phát triển kinh tế của chúng ta là để sửa soạn cho nhu cầu của chiến tranh. Bên ngoài, chúng ta vẫn nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế là trọng tâm của chúng ta, nhưng trong thực tế, căn bản của phát triển kinh tế chính là chiến tranh!
Chúng ta đã thực hiện một nỗ lực kinh khủng để xây dựng “kế hoạch Vạn Lý Trường Thành” để xây dựng dọc bờ biển, những vùng biên giới cũng như chung quanh các thành phố cỡ lớn và trung bình một bức Vạn Lý Trường Thành vĩ đại, vững chắc dưới mặt đất mà có thể chịu đựng một cuộc chiến tranh nguyên tử. Chúng ta cũng tích trữ tất cả những vật liệu cần thiết cho chiến tranh.Vì vậy, chúng ta không ngần ngại tham gia Ðệ Tam Thế Chiến, để dẫn dắt đồng bào ta ra bên ngoài và bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng ta. Trong bất cứ tình huống nào, chúng ta, ban Trung Ương Ðảng sẽ không bao giờ rút lui khỏi sân khấu lịch sử! Chúng ta chả thà buộc cả thế giới, hay ngay cả toàn thể địa cầu, chia sẻ cái sống, chết với chúng ta hơn là lùi bước khỏi sân khấu lịch sử !!! Bộ không có một lý thuyết “tù nhân của bom nguyên tử” sao ? Nghĩa là vì vũ khí nguyên tử đã dính chặt vào sự an ninh của toàn thế giới, tất cả sẽ cùng nhau chết nếu cái chết không thể tránh được. Theo quan điểm của tôi, có loại “tù tội” khác và số mạng của đảng ta bị cột chặt với số mạng của toàn thế giới. Nếu chúng ta, đảng Cộng sản Tàu bị tiêu diệt, thì nước Tàu cũng sẽ bị tiêu diệt và toàn thế giới cũng sẽ bị tiêu diệt.
Sứ mạng lịch sử của đảng chúng ta là dẫn dắt đồng bào ra ngoài, nếu chúng ta có viễn kiến, chúng ta sẽ thấy rằng lịch sử đã đưa chúng ta vào con đường này. Trước tiên, lịch sử lâu dài của nước Tàu đã tạo ra dân số lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả người Tàu ở tại nước Tàu lẫn ở hải ngoại. Thứ hai, một khi chúng ta mở các cửa, những tay tư bản tìm kiếm lợi nhuận Tây Phương sẽ đầu tư tiền bạc và kỹ thuật vào nước Tàu để giúp chúng ta phát triển để họ có thể thống lãnh thị trường lớn lao nhất thế giới này. Thứ ba, số lượng to lớn người Tàu hải ngoại của chúng ta giúp chúng ta tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu vốn, kỹ thuật và những kinh nghiệm tiên tiến ngoại quốc để đưa vào nước Tàu. Như vậy, nó bảo đảm rằng chính sách cải cách và mở cửa sẽ đạt những thành quả to lớn. Thứ tư, sự bành trướng kinh tế to lớn của Tàu sẽ chắn chắn dẫn đến sự suy giảm khoảng không gian sinh sống tính theo đầu người của dân Tàu, điều này sẽ khuyến khích nước Tàu nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm khoảng không gian sinh sống mới. Thứ năm, sự bành trướng kinh tế vĩ đại của nước Tàu sẽ chắn chắn dẫn tới sự phát triển đầy ý nghĩa về sức mạnh quân sự của chúng ta, tạo ra những điều kiện cho chúng ta bành trướng ra hải ngoại. Ngay trong thời đại của Napoleon, Tây Phương đã được cảnh báo về khả năng có thể thức giấc của con sư tử đang ngủ là nước Tàu. Bây giờ, con sư tử ngủ đang đứng dậy và tiến vào thế giới, và không ai có thể ngăn chặn nó.

Vấn đề thứ ba là cái gì, mà chúng ta phải chú tâm mạnh mẽ để hoàn thành sứ mạng lịch sử phục hưng đất nước ? Ðó là tập trung mạnh mẽ vào vấn đề “Hoa Kỳ”.
Ðồng chí Mao Trạch Ðông đã dạy chúng ta là chúng ta phải có một sự cương quyết và có chiều hướng chính trị đúng đắn. Chiều hướng chính trị đúng đắn và chính yếu của chúng ta là gì ? Ðó là giải quyết vấn đề Hoa Kỳ.
Cái này có vẻ gây chấn động, nhưng lô-gic của nó thì qủa thiệt rất đơn giản.
Ðồng chí Hà Tân đã đưa thẳng một sự xét đoán rất cơ bản và rất hợp lý. Ông ta viết trong bản báo cáo gửi tới Ủy Ban Trung Ương là: Sự phục hưng nước Tàu có những sự xung khắc cơ bản với quyền lợi chiến lược của Phương Tây, vì thế chắc chắn Tây Phương sẽ làm mọi thứ có thể làm được để cản trở sự phục hưng này. Vì vậy, chỉ còn cách là đập tan sự ngăn cản này của Tây Phương mà đứng đầu là Mỹ thì nước Tàu mới có thể phát triển và di chuyển ra ngoài thế giới được!
Hoa Kỳ sẽ cho phép chúng ta tiến ra bên ngoài để lấy khoảng không gian sinh sống mới chăng ? Trước tiên, nếu Hoa Kỳ nhất định chặn chúng ta, sẽ khó lòng cho chúng ta làm được bất cứ cái gì có ý nghĩa với Ðài Loan và vài nước chung quanh ta! Kế đến, ngay cả nếu chúng ta có thể chiếm lấy một ít đất của Ðài Loan, Việt Nam. Ấn Ðộ, hay cả Nhật Bản, chúng ta có thể có thêm bao nhiêu khoảng không gian sinh sống ? Rất là không đáng kể! Chỉ có các nước như Hoa Kỳ, Canada và Úc là có đất đai rộng lớn đủ để thoả mãn cho nhu cầu thuộc địa lớn lao của chúng ta.

Vì vậy, giải quyết vấn đề “Hoa Kỳ” là chuyện căn bản để giải quyết tất cả những vấn đề khác. Trước tiên, chuyện này làm chúng ta có thể có điều kiện đưa nhiều người di cư sang Mỹ và ngay cả thiết lập một nước Tàu khác dưới cùng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu. Nước Mỹ nguyên thủy được khám phá bởi tổ tiên của giống da vàng, nhưng Kha Luân Bố đã dành công trạng cho giống da trắng. Chúng ta là con cháu của nước Tàu được quyền làm chủ mảnh đất Hoa Kỳ này ! Người ta nói rằng những cư dân da vàng có điạ vị xã hội thấp ở Hoa Kỳ. Chúng ta cần giải phóng họ. Thứ hai, sau khi giải quyết “vấn đề Hoa Kỳ”, các nước Tây Phương ở Âu Châu sẽ cúi đầu trước chúng ta, không kể Ðài Loan, Nhật Bản và những nước nhỏ khác. Vì vậy, giải quyết “vấn đề Hoa Kỳ” là sứ mạng được lịch sử chỉ định cho các đảng viên Cộng sản Tàu.
Tôi đôi khi nghĩ thiệt nghiệt ngã làm sao khi để cho nước Tàu và Hoa Kỳ là những kẻ thù của nhau mà lại đụng nhau trên một con đường hẹp! Quý vị có nhớ một cuốn phim về quân đội giải phóng lãnh đạo bởi Lưu Bố Thành và Ðặng Tiểu Bình ? Tựa đề dường như là “Trận chiến quyết định ở Trung Nguyên”. Có một lời bình luận nổi tiếng trong phim mang đầy sức mạnh và vẻ hùng tráng: “Những kẻ thù đụng nhau trên con đường hẹp, chỉ những kẻ can đảm mới chiến thắng!”. Chính cuộc tranh đấu mang tinh thần chiến thắng hay là chết khiến chúng ta đã có thể chiếm được quyền lực ở nội địa nước Tàu. Ðó là định mệnh của lịch sử để cho nước Tàu và Hoa Kỳ sẽ đi tới sự đối đầu không thể tránh được trên con đường hẹp và đánh lẫn nhau! Hoa Kỳ không như Nga và Nhật Bản, đã chưa bao giờ chiếm cứ và làm hại nước Tàu, và cũng đã yểm trợ nước Tàu trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Nhưng nhất định Hoa Kỳ sẽ là một sự cản trở, cản trở to lớn nhất! Trong đường dài, sự liên hệ giữ nước Tàu và Hoa Kỳ là một cuộc tranh đấu sống chết.
Có lần, vài người Hoa Kỳ tới thăm viếng và cố gắng để thuyết phục chúng ta rằng quan hệ giữa nước Tàu và Hoa Kỳ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình trả lời theo một cách lịch sự là: “Hãy về nói với chính phủ của quý vị, nước Tàu và Hoa Kỳ không có một quan hệ phụ thuộc và hổ tương liên đới như vậy”. Quả thiệt, đồng chí Ðặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng rằng “Quan hệ giữ nước Tàu và Hoa Kỳ là quan hệ tranh đấu sống chết”. Dĩ nhiên, ngay bây giờ chưa phải là lúc để gây hấn với Hoa Kỳ cách công khai. Công cuộc cải cách và mở ra với thế giới bên ngoài của chúng ta vẫn còn nhờ cậy vào tiền bạc và kỹ thuật của họ, chúng ta vẫn còn cần Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta phải làm mọi chuyện có thể để tăng tiến sự liên hệ với Hoa Kỳ, học hỏi từ Hoa Kỳ về mọi khía cạnh và dùng Hoa Kỳ như là một ví dụ cho việc tái kiến trúc đất nước chúng ta.
Chúng ta hành xử chuyện đối ngoại ra sao trong các năm này ? Mặc dù chúng ta đã ngụy trang một khuôn mặt tươi cười để làm vừa lòng họ, mặc dù chúng ta đã đưa má phải ra sau khi họ đã đánh má trái của chúng ta, chúng ta vẫn phải tiếp tục chịu đựng để đẩy mạnh thêm quan hệ với Hoa Kỳ. Quý vi, có nhớ nhân vật Wuxun trong phim “Câu chuyện của Wuxun?”. Ðể hoàn thành nhiệm vụ, anh ta đã chịu đựng bao nhiêu là đau đớn, khổ đau, biết bao là đánh đập, đấm đá! Hoa Kỳ là nước thành công nhất trên thế giới ngày nay. Chỉ sau khi chúng ta đã học hỏi tất cả những kinh nghiệm hữu ích của họ, chúng ta mới có thể thay thế họ trong tương lai. Mặc dù hiện nay chúng ta đang bắt chước giọng điệu của Hoa Kỳ “Nước Tàu và Hoa Kỳ lệ thuộc vào nhau và cùng chia sẻ những “vinh- nhục”, chúng ta không được quên rằng lịch sử của chúng ta đã dạy đi dạy lại chúng ta rằng một ngọn núi không thể có hai con cọp sống chung.

Chúng ta cũng không bao giờ được quên rằng đồng chí Ðặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh “Hãy tự chế để khỏi tiết lộ các tham vọng và làm cho kẻ khác không canh phòng ta”. Lời nhắn nhủ có ẩn ý này nghĩa là: Chúng ta phải kiên nhẫn nhịn nhục Mỹ; chúng ta phải che dấu những mục đích tối hậu của chúng ta, hãy che dấu các khả năng và chờ đợi thời cơ. Có như vậy, đầu óc chúng ta mới sáng tỏ. Tại sao chúng ta không sửa đổi quốc ca của chúng ta cho có vẻ đầy tính hiếu hòa ? Tại sao chúng ta không thay đổi những vần điệu chiến tranh trong bài quốc ca ? Thay vì vậy, khi tu sửa Hiến Pháp lần này, lần đầu tiên chúng ta đã dứt khoát ghi rõ bài “Hành khúc những người xung phong” là quốc ca của chúng ta. Như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng tại sao chúng ta liên tục to tiếng về “vấn đề Ðài Loan” mà không phải là “vấn đề Hoa Kỳ”. Tất cả chúng ta đều biết nguyên tắc “nói một đàng, làm một nẻo”. Nếu người bình thường chỉ có thể nhìn thấy hòn đảo nhỏ Ðài Loan trong mắt họ, thì quý vị, như là những tinh hoa của đất nước, quý vi phải nhìn thấy nguyên bức tranh của mục tiêu chúng ta. Trong những năm đó, theo sự sắp xếp của đồng chí Ðặng Tiểu Bình, một phần lớn đất của chúng ta ở phía Bắc đã được tặng cho Nga; quý vị có thực sự nghĩ là Ủy Ban Trung Ương Ðảng chúng ta là một kẻ khờ dại ?

Ðể giải quyết vấn đề Hoa Kỳ, chúng ta phải có thể vượt quá những ước lệ và những giới hạn thường tình. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại một nước khác hay chiếm cứ một nước khác, nó không có thể giết tất cả mọi người trong nước bị chinh phục, bởi vì hồi đó quý vị không thể giết người đạt hiệu qủa bằng kiếm hay bằng giáo mác dài, ngay cả bằng súng ống hay súng máy. Vì vậy, không thể chiếm cứ một giải đất mà không giữ dân chúng của vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục Hoa Kỳ bằng cách này, chúng ta không thể đưa nhiều người của chúng ta di dân tới Hoa Kỳ được.
Chỉ bằng cách dùng những phương tiện đặc biệt để “quét sạch” Hoa Kỳ, điều này mới làm chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu tới đó sống được. Ðây là chọn lựa duy nhất còn lại cho chúng ta. Ðây không phải là vấn đề xem chúng ta có sẵn lòng làm hay không. Lọai phương tiện đặc biệt nào có sẵn trong tay để chúng ta “quét sạch” Hoa Kỳ ? Các loại vũ khí quy ước như máy bay, ca-nông, hỏa tiễn và chiến hạm sẽ không làm được; những vũ khí có sức hủy diệt cao như vũ khí nguyên tử cũng sẽ không làm được. Chúng ta không ngu để cùng biến mất với Hoa Kỳ bằng cách xử dụng vũ khí nguyên tử, mặc dù sự kiện là chúng ta đã liên tục la lên rằng chúng ta sẽ giải quyết vấn đề Ðài Loan bằng mọi gía. Chỉ bằng cách xử dụng những vũ khí không hủy diệt mà có thể giết càng nhiều người càng tốt, chúng ta mới có thể lưu giữ lại được đất nước Hoa Kỳ cho chúng ta xử dụng. Ðã có những phát triển mau lẹ về kỹ thuật vũ khí sinh học hiện đại, và những vũ khí sinh học loại mới được tiếp tục phát minh, cái này sau cái kia. Dĩ nhiên chúng ta đã không ngồi yên; trong những năm qua, chúng ta đã nắm bắt những cơ hội để quán triệt những loại vũ khí sinh hóa này. Chúng ta có khả năng đạt được mục đích của chúng ta trong việc “quét sạch” cả Hoa Kỳ bất thình lình. Khi đồng chí Ðặng Tiểu Bình vẫn còn sống với chúng ta, Trung Ương Ðảng đã sáng suốt làm ngay quyết định đúng đắn là không phát triển các hàng không mẫu hạm, thay vậy, tập trung vào việc phát triển các vũ khí giết người mà có thể hủy diệt dân số lớn lao của nước thù địch.
Từ một cái nhìn bao quát về nhân đạo, chúng ta nên đưa ra lời cảnh cáo cho dân chúng Hoa Kỳ và thuyết phục họ rời Hoa Kỳ và dời đất đai mà họ đang sống để cho người Tàu. Hay ít ra họ nên dành nửa phần đất Hoa Kỳ để làm thuộc địa của Tàu, bởi vì Mỹ Châu được khám phá ra đầu tiên bởi người Tàu. Nhưng chuyện này làm được không ? Nếu chiến lược này không thực hiện được, thì chỉ có một chọn lựa duy nhất cho chúng ta, đó là dùng những phương tiện có tính cách quyết định để “quét sạch” Hoa Kỳ và dành nước Mỹ cho chúng ta sử dụng tức thời. Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta đã chứng tỏ rằng một khi chúng ta làm cho việc đó xảy ra, không có ai trong thế giới này có thể làm bất cứ cái gì với chúng ta. Thêm nữa, nếu Hoa Kỳ như là người lãnh đạo thế giới đã bị tiêu diệt, thì những kẻ thù khác phải đầu hàng chúng ta thôi.

Các vũ khí sinh học chưa hề được xử dụng cho nên chưa ai thấy sự tàn độc của chúng. Nhưng nếu Hoa Kỳ không chết thì người Tàu phải chết. Nếu người Tàu bị mắc kẹt trong vùng đất Tàu hiện nay, thì một sự sụp đổ xã hội toàn diện đang gần kề. Theo sự tính toán của tác giả cuốn sách “Họa Da Vàng”, hơn nửa dân Tàu sẽ chết và rằng con số này sẽ là hơn 800 triệu người! Chỉ sau khi giải phóng nước Tàu, vùng đất màu vàng của chúng ta chỉ nuôi được gần 500 triệu người, hôm nay con số chính thức của dân số là hơn 1 tỉ 300 triệu. Vùng đất màu vàng đã đạt tới sự giới hạn khả năng của nó. Một ngày nào đó, ai biết được nó sẽ tới nhanh thế nào, sự sụp đổ ghê gớm nhất sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và hơn nửa dân số Tàu sẽ chết đi.
Chúng ta phải tự chuẩn bị cho hai tình huống. Nếu các vũ khí sinh học thành công trong việc tấn công bất ngờ Hoa Kỳ, người Tàu sẽ có thể giữ sự tổn thất thấp nhất khi chống lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và khơi mào một sự trả đũa bằng nguyên tử từ Hoa Kỳ, nước Tàu có lẽ sẽ chịu đựng một tai ương trong đó hơn nửa dân số Tàu sẽ bị tiêu diệt. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần chuẩn bị các hệ thống phòng không cho những thành phố cỡ trung bình và lớn của chúng ta. Cho dù bất cứ trường hợp nào, chúng ta chỉ có thể đi tới không sợ hãi vì đảng và vì đất nước và tương lai của nước chúng ta, bất kể những khó khăn mà chúng ta phải đối diện và những hy sinh mà chúng ta phải chấp nhận. Ngay cả nếu hơn nửa dân số phải bị tiêu diệt, thì dân ta vẫn có thể sinh sôi nảy nở tiếp. Nhưng nếu đảng sụp đổ, mọi thứ đều tan biến và tan biến mãi mãi.

Trong lịch sử nước Tàu, trong khi thay đổi các vương triều, kẻ tàn ác luôn luôn chiến thắng và những kẻ nhân từ luôn luôn thất bại. Ví dụ điển hình nhất là việc Hạng Võ, vua nước Sở sau khi đánh bại Lưu Bang đã không tiếp tục truy đuổi Lưu Bang và tiêu diệt lực lượng của Lưu Bang. Tính khoan dung này của Hạng Võ làm ông ta chết và khiến Lưu Bang chiến thắng (trong thời kỳ chiến tranh giữa nhà Sở và nhà Hán sau khi triều đại Tần {221-206 BC} bị lật đổ). Vì vậy, chúng ta phải nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc chấp nhận những giải pháp cứng rắn, cương quyết. Trong tương lai, hai đối thủ Tàu và Hoa Kỳ cuối cùng sẽ đụng nhau trên một con đường hẹp, và sự khoan dung của chúng ta với Hoa Kỳ sẽ có nghĩa là gây khổ đau, tàn ác cho dân Tàu. Ở đây, có vài người sẽ hỏi tôi: Còn dăm bảy triệu đồng bào Tàu của chúng ta tại Hoa Kỳ thì sao? Họ cũng có thể hỏi: Chúng ta không phải là không chống lại việc người Tàu tiêu diệt người Tàu sao?
Những đồng chí này quá là đạo đức rởm; họ không đủ thực dụng. Nếu chúng ta đã cứ khăng khăng tuân thủ nguyên tắc là người Tàu không giết người Tàu, liệu chúng ta đã giải phóng được nước Tàu không ? Ðối với dăm bảy triệu người Tàu đang sống tại Hoa Kỳ thì đây là một vấn đề lớn. Vì thế, trong những năm vừa qua, chúng ta đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những vũ khí di truyền, tức là những thứ vũ khí mà không giết người da vàng. Nhưng để đạt được kết qủa nghiên cứu về các loại vũ khí này rất là khó khăn. Trong cuộc nghiên cứu về các loại vũ khí di truyền này, Do Thái dẫn đầu thế giới. Các vũ khí di truyền của họ chế ra để nhắm vào người Ả Rập và để bảo vệ người Do Thái. Dù vậy, Do Thái chưa đạt được giai đoạn mang loại vũ khí này ra ứng dụng. Chúng ta đã hợp tác với Do Thái trong một số nghiên cứu về loại vũ khí này. Có lẽ chúng ta có thể học hỏi vài kỹ thuật được người Do Thái dùng để bảo vệ người Do Thái và sửa đổi những kỹ thuật này để bảo vệ giống da vàng. Nhưng các kỹ thuật của Do Thái chưa tiến bộ đủ và khó lòng cho chúng ta vượt qua họ trong vài năm tới. Nếu phải cần năm tới mười năm nữa trước khi có các tiến bộ đột phá về loại vũ khí di truyền này, chúng ta không có đủ khả năng để chờ đợi lâu hơn nữa.

Những đồng chí cao niên cũng như chúng ta, không thể chờ đợi lâu như vậy, vì chúng ta không có nhiều thời gian để sống. Những chiến binh cao niên vào tuổi tôi có lẽ có thể chờ đợi năm hay mười năm, nhưng những người trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật hay vài chiến binh Hồng Quân lớn tuổi không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Thành ra chúng ta phải từ bỏ những hy vọng về các lọai vũ khí di truyền này. Dĩ nhiên, từ hướng nhìn khác, đại đa số những người Tàu đang sinh sống ở Hoa Kỳ trở thành gánh nặng cho chúng ta bởi vì họ đã bị làm cho đồi bại quá lâu bởi những giá trị tự do trưởng giả, như vậy sẽ khó cho họ chấp nhận sự lãnh đạo của đảng ta. Nếu họ sống sót sau cuộc chiến tranh này, trong tương lai, chúng ta cũng phải đưa ra những chiến dịch để đối phó với họ để cải tạo họ. Quý vị, vẫn còn nhớ là khi chúng ta vừa đánh bại bọn Quốc Dân Ðảng và giải phóng lục địa Tàu, có rất nhiều người thuộc thành phần trưởng giả và trí thức chào đón chúng ta rất nồng nàn, nhưng sau này chúng ta đã đưa ra những chiến dịch như “Tiêu diệt bọn phản động” và “Phong trào chống bọn Hữu khuynh” để quét sạch họ và cải tạo họ ? Vài người trong họ đã ẩn náu khá lâu và không bị lộ ra cho tới khi có cuộc cách mạng Văn Hóa. Lịch sử đã chứng minh là bất cứ sự hỗn loạn xã hội nào, hầu như đều có nhiều người bị chết. Chúng ta có thể nói như vầy: Chết chóc là cỗ máy đẩy lịch sử đi tới. Trong thời kỳ Tam Quốc (9), có bao nhiêu người chết ? Khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục Trung Á, bao nhiêu người chết ? Khi nhà Thanh xâm lăng nước Tàu, bao nhiêu người chết ? Không có nhiều người chết trong thời kỳ cách mạng 1911, nhưng khi chúng ta lật đổ bọn Ðế quốc, Quan lại và Tư bản thư lại (10) và trong các chiến dịch chính trị như “Diệt bọn phản động”, “Ba chống”, “Năm chống” thì có ít nhất là 20 triệu người chết. Chúng ta e rằng một số giới trẻ ngày nay khi nghe về những cuộc chiến và sự chết chóc như vậy, sẽ sợ run lên. Trong thời chiến, chúng ta thường nhìn thấy người ta chết. Máu thịt bay khắp nơi, xác chết chất đống khắp các cánh đồng và máu chảy như suối. Chúng ta đã thấy tất cả. Trên các mặt trận, mắt mọi người đỏ ké vì say máu bởi vì đó là cuộc chiến đấu sống chết và chỉ có những người gan dạ mới sống sót.

Quả thật là tàn nhẫn khi giết một hai trăm triệu người Mỹ. Nhưng đó là con đường duy nhất mà sẽ bảo đảm chúng ta làm ra được thế kỷ của người Tàu, một thế kỷ trong đó đảng Cộng sản Tàu lãnh đạo thế giới. Chúng ta, những người theo chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, nên chúng ta không muốn chết chóc. Nhưng nếu lịch sử buộc chúng ta phải chọn lựa giữa cái chết của người Tàu và người Mỹ, chúng ta sẽ chọn lựa cái chết cho người Mỹ, vì đối với chúng ta, bảo vệ mạng sống của người Tàu và của đảng ta thì quan trọng hơn. Bởi vì sau hết, chúng ta là người Tàu và là đảng viên đảng Cộng sản Tàu. Kể từ ngày chúng ta gia nhập đảng, sinh mạng của đảng luôn luôn được đặt trên hết tất cả các thứ khác! Lịch sử sẽ chứng minh rằng chúng ta đã chọn lựa đúng.
Bây giờ, khi tôi sắp nói xong, quý vị có thể hiểu tại sao chúng ta tiến hành cuộc thăm dò trên mạng điện tử này. Ðơn giản thôi, qua cuộc thăm dò này, chúng ta muốn biết xem dân chúng sẽ đứng lên chống chúng ta không nếu một ngày nào đó chúng ta bí mật thi hành phương pháp tàn độc để “quét sạch” người Mỹ. Sẽ có thêm người ủng hộ chúng ta hay chống chúng ta. Ðây là sự phán đoán cơ bản của chúng ta: Nếu dân chúng ta đồng ý bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít, rồi thì họ cũng sẽ đồng ý việc “quét sạch” người Mỹ của chúng ta. Trong hơn hai mươi năm qua, nước Tàu đã an hưởng hòa bình, và cả một thế hệ đã không được chiến tranh thử thách. Ðặc biệt kể từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến, đã có biết bao sự thay đổi về hình thái chiến tranh, lý thuyết về chiến tranh và về các mặt đạo đức của chiến tranh. Ðặc biệt kể từ khi cựu Liên Xô và các nước Cộng sản Ðông Âu bị sụp đổ, hệ tư tưởng của Phương Tây đã thống trị toàn thế giới, và học thuyết nhân bản cũng như nhân quyền của Tây Phương đã gia tăng lan tỏa trong những người trẻ ở nước Tàu. Cho nên, chúng ta không chắc lắm về thái độ của người dân. Cơ bản, nếu dân ta chống lại việc “quét sạch” người Mỹ thì chúng ta phải chọn những phương cách tương ứng khác.
Thay vì qua mạng điện tử, tại sao chúng ta đã không thực hành cuộc thăm dò ý kiến qua những phương tiện hành chánh? Chúng ta đã làm điều này vì một lý do chính đáng.
Trước hết, chúng ta làm chuyện này để giảm bớt sự suy luận không khách quan và để chắc chắn rằng chúng ta đọc được suy nghĩ thật sự của người dân. Vả lại, đây là chuyện khá bảo mật và nó sẽ không lộ ra mục đích thật sự của cuộc thăm dò ý kiến này. Nhưng điều quan trọng nhất là, đa số những người mà có thể trả lời các câu hỏi trên mạng điện tử, đều từ các nhóm xã hội mà tương đối là những người có trình độ giáo dục khá và xuất sắc. Họ chính là những nhóm lãnh đạo và lực lượng nòng cốt trung kiên giữ một vai trò quyết định trong dân chúng ta. Nếu họ ủng hộ chúng ta, thì toàn thể dân chúng cũng sẽ nghe theo chúng ta; nếu họ chống đối chúng ta, họ sẽ giữ vai trò nguy hiểm trong việc xúi dục dân chúng và tạo ra những bất ổn xã hội.
Chúng ta an tâm là những người tham dự thăm dò đã không gởi lại bản thăm dò trống trơn. Quả thật, họ đã trả lại bản thăm dò với điểm trên 80. Ðây là những thành quả tuyệt vời do công sức tuyên truyền, giáo dục trong hơn mấy thập niên qua của đảng ta.
Dĩ nhiên, có vài người dưới ảnh hưởng của Phương Tây đã chống lại việc bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít. Vài người trong họ đã nói: Thiệt là chấn động và kinh sợ khi chứng kiến quá nhiều người đồng ý bắn vào đàn bà, trẻ em. Mọi người điên khùng à? Vài người khác lại nói “Dân Tàu thích gán cho mình là những người yêu hòa bình, nhưng thiệt ra họ là những người tàn ác nhất. Những ý tưởng này âm vang sự chết giết chóc, thảm sát, làm tâm hồn tôi rùng mình ớn lạnh”.
Mặc dù không có nhiều người có quan điểm này và họ sẽ không ảnh hưởng tới tình trạng chung chút nào, nhưng chúng ta vẫn cần củng cố mạnh sự tuyên truyền để hoá giải những lối suy nghĩ như trên.
Ðó là tuyên truyền mạnh mẽ bài viết mới nhất của đồng chí Hà Tân mà đã được tường trình cho chính quyền trung ương. Quý vị có thể xem bài này trên mạng điện tử toàn cầu.
Nếu quý vị vào mạng điện tử toàn cầu này, dùng những chữ chính yếu để tìm kiếm, quý vị sẽ thấy là mới cách đây, trong buổi phỏng vấn của tờ Tin Tức Thương Mại Hong Kong , đồng chí Hà Tân đã chỉ ra là: “Hoa Kỳ có một âm mưu gây chấn động”. Theo điều đồng chí ấy có trong tay, từ ngày 27 tháng 9 tới mùng 1 tháng 10 năm 1995, Tổ chức có tên Mikhai Sergeevich Gorbachev, được tài trợ bởi Hoa Kỳ, đã tập họp ở khách sạn Fairmont tại San Francisco với 500 người quan trọng nhất của thế giới gồm các vị lãnh đạo các nước, các kinh tế gia và khoa học gia, kể cả George W. Bush (ông ta lúc đó chưa là tổng thống nước Mỹ), Baroness Thatcher, Tony Blair, Zbigniew Brzezinski, cũng như George Soros, Bill Gates, nhà tương lai học John Naisbitt, v.v., cùng tất cả những nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới khác tham dự một cuộc hội nghị cao cấp bàn tròn để thảo luận về những vấn đề về toàn cầu hóa và làm sao để hướng dẫn nhân loại bước vào thế kỷ 21. Theo điều đồng chí Hà Tân có trong tay, những tham dự viên xuất sắc của nhân loại đó nghĩ là vào thế kỷ 21, chỉ cần 20% dân số nhân loại cũng sẽ đủ để duy trì sự thịnh vượng và kinh tế của thế giới, còn 80% còn lại hay 4/5 của dân số địa cầu sẽ chỉ là thứ người cặn bã không thể tạo ra những thứ năng xuất mới. Những người tham dự hội nghị này nghĩ rằng 80% thặng dư dân số này sẽ là dân số phế thải và những phương tiện “kỹ thuật cao” nên được xử dụng để loại bỏ họ từ từ.
Vì những kẻ thù này bí mật hoạch định việc tiêu diệt dân tộc chúng ta, nhất định chúng ta không thể khoan dung, thương xót họ vô bờ bến được. Bài viết của đồng chí Hà Tân xuất hiện vào đúng thời điểm, nó chứng minh sự đúng đắn của phương pháp chiến đấu ăn miếng trả miếng, chứng minh cái viễn kiến vĩ đại của đồng chí Ðặng Tiểu Bình khi dàn trận địa chống lại chiến lược quân sự của Mỹ.
Nhất định, khi tuyên truyền quan điểm của đồng chí Hà Tân, chúng ta không thể in tài liệu này trong những tờ báo của đảng để tránh làm cho kẻ thù đề cao cảnh giác. Buổi nói chuyện của đồng chí Hà Tân có thể nhắc nhở kẻ thù là chúng ta đã có được kỹ thuật và khoa học tối tân, kể cả kỹ thuật nguyên tử “sạch”, kỹ thuật về vũ khí di truyền cũng như vũ khí sinh học, và chúng ta có thể dùng những phương pháp mạnh mẽ để tiêu diệt dân Mỹ trên một quy mô lớn.

Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói là nắm vững kỹ lưỡng các chuẩn bị về mặt trận quân sự.
Hiện thời, chúng ta đang ở con đường tiến tới hay lùi lại. Vài đồng chí đã nhìn thấy những khó khăn tràn ngập mọi nơi trên đất nước chúng ta - vấn đề tham nhũng, vấn đề về công ty quốc doanh, vấn đề về các tài khoản xấu của ngân hàng, các vấn đề môi sinh, các vấn đề an ninh xã hội, các vấn đề giáo dục, vấn đề bệnh AIDS và nhiều vấn đề nguy ngập khác. Các đồng chí này bị chao đảo trong sự quyết tâm chuẩn bị cho trận chiến này. Họ đã nghĩ; trước hết họ phải giải quyết vấn đề cải tổ chính trị, tức là cuộc cải tổ chính trị của chúng ta phải được làm trước. Sau khi giải quyết những vấn đề đối nội, chúng ta mới có thể đối phó với vấn đề mặt trận quân sự nước ngoài.
Ðiều này nhắc tôi về thời kỳ sinh tử trong năm 1948 trong cuộc cách mạng Tàu. Lúc đó, quân Giải Phóng Nhân Dân như là “những con ngựa đang uống nước” trên sông Dương Tử. Nhưng họ phải đối đầu với những tình trạng cực kỳ phức tạp và những vấn đề khó khăn ở mọi nơi trong những vùng được giải phóng, và lãnh đạo trung ương đã nhận được những báo cáo khẩn cấp hàng ngày. Làm gì đây ? Chúng ta có nên ngưng để giải quyết trước tiên chuyện hậu phương và những vấn đề nội bộ đã, trước khi tiến tới, hay xúm lại để vượt qua sông Dương Tử bằng những cố gắng cao độ ? Chủ tịch Mao, với sự khôn ngoan và can đảm cực độ đã ra lệnh hành quân “Tiến hành cuộc cách mạng tới tận cùng”, và đã giải phóng cả nước Tàu. Những vấn đề trước đó được cho là xung khắc nghiêm trọng, tất cả đã được giải quyết trong một khí thế cách mạng vĩ đại đang chuyển mình về phía trước
Giờ đây, dường như chúng ta đã lại ở thời điểm sinh tử như “những con ngựa đang uống nước” trong những ngày trên sông Dương Tử trong thời kỳ cách mạng, bao lâu chúng ta còn nắm chặt nguyên tắc cơ bản nhất trong sự chuẩn bị cho mặt trận quân sự, Ủy ban Trung Ương tin tưởng rằng bao lâu chúng ta giải quyết vấn đề Hoa Kỳ bằng một cú đấm thì những vấn đề đối nội của chúng ta, tất cả sẽ giải quyết dễ dàng. Cho nên, sự chuẩn bị mặt trận quân sự của chúng ta bề mặt nhắm vào Ðài Loan, nhưng thiệt sự là nhắm vào Hoa Kỳ, và sự chuẩn bị này vượt xa mức độ của cuộc tấn công các hạm đội hay vệ tinh.
Mác đã từng nói là: bạo động là bà mụ khai sinh một xã hội mới. Vì thế, chiến tranh là bà mụ khai sinh thế kỷ cho người Tàu. Trong khi chiến tranh đang đến gần, tôi tràn đầy hy vọng vào thế hệ kế tiếp của chúng ta.

17.12.2007
Trúc Đông Quân phiên dịch


* Ghi chú:
(1) Sina.com là một trong những tổ hợp thông in điện tử lớn nhất ở Tàu. Cuộc thăm dò ý kiến điện tử được thực hiện bởi chi nhánh Sina thuộc Quân đội (jczs.sina.com.cn) của sina.com. Nó bắt đầu vào ngày mùng 2 tháng 2 và kết thúc ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004 và có 31872 người trả lời cuộc thăm dò ý kiến này. Trang mạng điện tử (web page) về cuộc thăm dò ý kiến này ở “http://jczs.sina.com.cn/2004-02-02/1644180066.html” nhưng trang này đã bị gỡ bỏ và không thể xem được nữa. Câu hỏi đó là: “ Nếu bạn là một người lính, và nếu dưới những mệnh lệnh của các cấp chỉ huy, bạn sẽ bắn vào các đàn bà, trẻ em và tù nhân chiến tranh hay không ? ”,
- 34% người trả lời là họ sẽ bắn dưới bất cứ hoàn cảnh nào cho dù không có phép của cấp trên,
- 48,6% trả lời là họ sẽ bắn khi mạng sống của họ hay đồng đội, bạn bè của họ bị đe dọa.
- 3.8% trả lời là sẽ không bắn dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Những người mà đồng ý bắn đa số là dưới 25 tuổi.
(2) “Chiến tranh đang đến gần chúng ta”
(3) “Ba hòn đảo” nói về Ðài Loan, Ðiếu Ngư ( Diaoyu Islands ) và Trường Sa ( Spratly Islands )
(4) Ðặng Tiểu Bình (1904-1997). Chính thức, Ðặng Tiểu Bình đã là lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu và nước Tàu từ năm 1978-1989. Quả thiệt, sau khi Mao chết năm 1976, Ðặng thành lãnh đạo trên thực tế của nước Tàu cho tới khi Ðặng chết năm 1997.
(5) Hồ Cẩm Ðào (1942-), người lãnh đạo thuộc thế hệ thứ bốn của những đảng viên Cộng sản Tàu. Năm 2003, Hồ thành chủ tịch của nước Cộng Hòa Nhân Dân Tàu
(6) Lưu Hứa Quỳnh (1916-). Chỉ huy của Hải quân Quân đội Nhân dân Tàu từ năm 1982 tới 1988, phó chủ tịch của Ủy ban Quân Ủy Trung Ương Tàu (cho tới 1997). Lưu được coi như là người chịu trách nhiệm cho những nỗ lực hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu.
(7) Hà Tân (1949-) Giảng viên cao cấp của Học viện Khoa Học Xã hội Tàu.
(8) Thuyết “Ba Ðại Biểu” tuyên bố rằng đảng Cộng sản Tàu đại diện cho sự cần thiết để phát triển những lực lượng sản xuất tiến bộ, một định hướng về văn hóa tiến bộ, và những quyền lợi cơ bản của tuyệt đại đa số dân Tàu. Nó được đẩy mạnh bởi Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch nước Tàu.
(9) Tam Quốc là nhắc tới nhà Ngụy, Thục và Ngô, ba nước mà đất đai bao trùm nước Tàu trong thời kỳ 220-80 AD.
(10)“ Ba ngọn núi vĩ đại” (theo diễn tả của đảng Cộng sản Tàu) mà đã đè lên lưng dân Tàu là - đế quốc, giới quan lại (phong kiến), tư sản thư lại.


 

Đăng ngày 30 tháng 03.2020