banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

"Hiểu chính trị Mỹ rồi hãy bàn":

Chia sẻ kinh nghiệm với blogger Anh Ba Sàm

Nguyễn Quang Duy

Trang BBC tiếng Việt ngày 12/12/2020 có đăng bài viết “Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí” (Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí - BBC News Tiếng Việt) của blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh góp ý giới trí thức đang đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam, tác giả lấy cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 ra bàn thảo để đi đến kết luận:
Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí - BBC News Tiếng Việt
Bình luận về quyền con người ở Việt Nam trong năm 2020, nhìn lại và hướng tới qua góc nhìn từ hải ngoại và trong...
“… cuộc tranh luận về nước Mỹ đang tiếp tục sôi nổi chính là một bài rèn tập, thử nghiệm không nhỏ cho dân trí; một cách rất tự nhiên, lộ ra nhiều cái yếu, kém về tính cách, hổng về kiến thức, nhãn quan chính trị khi mà người Việt phải nhìn rộng, xa, sâu hơn so với câu chuyện quẩn quanh trong xứ sở mình.”

Điều này từ thập niên 1990 tôi đã nhận ra nên nhân dịp xin chia sẻ kinh nghiệm về việc mở rộng và nâng cao kiến thức cá nhân, xây dựng cách nhìn và cách suy nghĩ về chính trị ở Mỹ.

Luận tội Tổng thống
Đúng 22 năm về trước ngày 15/12/1998, Ủy ban Tư pháp Hạ Viện Mỹ bắt đầu thủ tục luận tội Tổng thống Bill Clinton, đến ngày 19/12/1998 đa số quá bán Hạ Viện đồng ý đưa lên Thượng Viện luận tội.
Thời ấy người Việt hải ngoại dịch từ impeachment sang tiếng Việt là đàn hặc, đàn hạch hay luận tội không dịch là truất phế tổng thống như bây giờ.
Tôi đã khá ngỡ ngàng về chuyện ông Clinton “tò te” với cô thực tập viên Monica Lewinsky ngay trong văn phòng của ông ở Tòa Bạch Ốc, bằng chứng được thử DNA (còn gọi là ADN) của ông “bắn” ra dính trên tà áo của cô, tưởng đó là tội nặng nào ngờ khi luận tội nó gần như được bỏ qua.
Cái tội “khai gian, nói dối, chối quanh trước tòa” mới là tội phải mang ra Quốc Hội đàn hạch, và đương nhiên vì không đủ số phiếu 2/3 các thượng nghị sĩ kết tội nên kết quả ông Clinton được “trắng án” về chính trị.
Xét cho cùng việc luận tội chỉ nhằm hạ nhục nhau, hạ uy tín nhau và cao tay lắm ép nhau từ chức, chẳng qua đó là một trò chơi chính trị được Hiến Pháp Mỹ cho phép chứ có vị tổng thống Mỹ nào bị truất phế đâu.
Ngày nay các chính trị gia còn có thể dựng chuyện lên không cần chứng cớ hẳn hòi mà hạ uy tín nhau, như trường hợp Tổng thống Trump bị luận tội vào đầu năm 2020, mặc dầu ở Hạ Viện đảng Dân Chủ thừa biết đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện sẽ không “kết tội” vì ông có tội gì đâu để kết, nhưng họ vẫn tiến hành.

Tranh cãi xưa và nay
Tổng thống Clinton là người đã bỏ phong tỏa kinh tế Việt Nam (cấm vận), đồng thời trao cho Bắc Kinh quyền Tối Huệ Quốc và cho phép Trung Cộng tham gia Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) nên trở thành một nhân vật gây khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Nhiều bài viết, nhiều cuộc tranh cãi trên báo chí Việt ngữ thời ấy dựa trên những kiến thức về “dân chủ” kiểu Âu châu hay kiểu Việt Nam Cộng Hòa, dùng “đạo đức” và “văn hóa” của người Việt Nam hay người Á Châu để đánh giá việc làm.
Nhiều bài viết, nhiều cuộc tranh cãi gần như không mang một chút kiến thức nào về tâm lý của cử tri Mỹ cũng như không dựa vào hệ thống chính trị, chiến lược, chính sách của nước Mỹ để tranh luận một cách đúng đắn hẳn hòi.
Điều may mắn là các cuộc tranh cãi trước đây thường có chừng mực, biết tôn trọng lẫn nhau, không ai coi nhau là “cuồng Clinton” hay “cuồng chống Clinton”, hay lập bè kết đảng tìm mọi cách hạ nhục những người khác ý kiến, như tình trạng tranh cãi của một số người Việt mấy năm nay.
Đọc báo Úc thì cập nhật được thông tin nhưng lại ít bàn đến chuyện chính trị Mỹ, muốn hiểu chính trị Mỹ phải tìm sách hay tạp chí Mỹ để đọc, nên thời ấy muốn hiểu về nước Mỹ không phải dễ và khá mất thời giờ.
Tôi thường đọc những bài quan điểm, bình luận hay nghiên cứu về chính sách Mỹ đối với Á châu của giáo sư Carl Thayer, một công dân Úc gốc Mỹ, nhưng vì khác khuynh hướng và chính kiến, nên tôi thường không đồng ý với ông ấy.
Tôi đọc và suy nghĩ những điểm nào không đồng ý với ông ấy rồi tự hỏi: Tại sao ông ấy viết như vậy?, Tại sao sao tôi không đồng ý với ông ấy?, Quan điểm của tôi là gì?, Nếu cần trình bày quan điểm tôi phải viết như thế nào? khi ấy tôi chỉ viết những bài nghiên cứu thay vì viết báo như hiện nay.
Ngày nay, nhờ mạng toàn cầu (internet) mọi thông tin truyền tải thật nhanh, có thể nói là ngay tức thì, muốn tìm kiếm, muốn kiểm chứng và đối chiếu cũng khá dễ dàng và ít tốn thời giờ.
Một người biết đôi chút tiếng Anh, là có thể trực tiếp nghe được những cuộc tranh luận của các chính trị gia Mỹ, có thể hiểu được những việc đang xảy ra trên chính trường nước Mỹ và nhận ra sự thay đổi chính sách của Mỹ.
Nên có nhiều bài viết, tranh luận, ý kiến cá nhân của người Việt trong và ngoài nước rất đáng để đọc, để suy nghĩ, phải nhìn nhận kiến thức của người Việt về chính trị đã đa nguyên, mở rộng và nâng cao hơn nhiều so với 20 năm về trước.

Đánh giá tổng thống
Nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Clinton vì khi đó kinh tế Mỹ tăng trưởng khá cao, công của ông đúng ra chỉ có một phần, vì ngay lần bầu cử giữa kỳ năm 1994 cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ đều thuộc về đảng Cộng Hòa.
Đảng Cộng Hòa chủ trương tự do thương mại, các chính sách kinh tế đều từ Quốc Hội mà ra, hay đều phải được Quốc Hội thông qua, nên theo tôi công chính phát triển kinh tế là từ các chính trị gia đảng Cộng Hòa.
Nhưng cũng vì vậy thời ông Clinton công việc cho người lao động bị chuyển dần ra nước ngoài và an sinh xã hội cho người nghèo ở Mỹ đã không mấy sáng sủa.
Nhiều người Việt không ủng hộ vì ông Clinton đã mở cửa thị trường nước Mỹ, trao cho Bắc Kinh quyền Tối Huệ Quốc, cho phép Trung Cộng tham gia Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), điều này cũng chỉ đúng một phần vì:
Ông Clinton phải nói là một tín đồ của trường phái tân tự do, tin tưởng mãnh liệt vào thương mại tự do sẽ giúp các quốc gia độc tài cộng sản trở thành những quốc gia dân chủ tự do.
Nhưng bất cứ tổng thống Mỹ nào, khi đã không kiểm soát được Quốc Hội và việc nội trị, như trường hợp hai ông Clinton và ông Obama đều tập trung nỗ lực cho việc ngoại giao là quyền hạn được Hiến Pháp cho phép.
Và tự do thương mãi đã trở thành chiến lược được đa số các chính trị gia lưỡng đảng đeo đuổi, chỉ bị một thiểu số chính trị gia và một số tiểu bang công nghiệp thuộc đảng Dân chủ phản đối việc mở rộng ngoại thương với Bắc Kinh.
Bởi thế muốn đánh giá một chính sách hay chiến lược Mỹ mà chỉ căn cứ vào lời nói hay việc làm của Tổng thống Mỹ là chưa đủ cần phải hiểu về sự vận hành của cả nền chính trị Mỹ, từ nguyện vọng của cử tri đến quan điểm các chính trị gia ở cả liên bang lẫn tiểu bang.

Mỹ xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương…
Thời Tổng thống Bush (con) nước Mỹ bị khủng bố tấn công ngày 11/9/2001, rồi chiến tranh ở Trung Đông triền miên, nên ông Bush ít quan tâm đến Việt Nam và vì thế hình ảnh ông khá mờ nhạt trong tâm trí người Việt.
Tổng thống Barack Obama và bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đề ra chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương được người Việt nhiệt tình ủng hộ, nhưng nó chỉ là ý tưởng chẳng xoay được đến đâu.
Đã không giải quyết được chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, ông Obama còn vướng vào chiến tranh với Libya và Syria nên về mặt quân sự đã không thể thực hiện, thậm chí còn thiếu tiền tăng lương cho quân đội.
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất thương thuyết nhưng không được đưa ra Quốc Hội thuộc đảng Cộng Hòa cứu xét, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Bernie Sanders đã liên tục công kích TPP, còn bà Hillary Clinton phải hứa với cử tri đảng Dân Chủ là nếu đắc cử bà cũng không đưa TPP ra Quốc Hội để cứu xét.
Đến nay nhiều người Việt vẫn còn luyến tiếc Hiệp Định TPP vì họ tin rằng nó là một đòn bẫy kinh tế gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ với 11 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao vây và giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Đó chỉ là huyền thoại vì vào năm 2012 khi 8 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang cùng Hoa Kỳ thương lượng Hiệp Định TPP thì họ cũng đã bắt đầu thương thuyết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với Trung Cộng.

Thời Tổng thống Trump…
Nhiều người Việt ủng hộ Tổng thống Trump vì ông có một thái độ dứt khoát với nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh, nhưng cũng đã ngạc nhiên khi ông gặp quá nhiều chống đối từ ngay trong đảng Cộng Hòa cho đến lãnh đạo các chính phủ Tây Phương.
Muốn hiểu được điều này cần phải bắt đầu từ chiến lược “đi đêm” của Cố Vấn An Ninh Henry Kissinger với Bắc Kinh thời Tổng thống Nixon, đến công nhận Trung Cộng đưa Bắc Kinh vào Liên Hiệp Quốc, rồi từng bước mở rộng bang giao và thương mại với Trung Cộng.
Đa số chính trị gia Mỹ có kiến thức rất hạn chế về hệ thống chính trị của đảng Cộng sản Trung Hoa, nên đã đề ra và suốt 50 năm đeo đuổi chiến lược sai lầm trong mối bang giao với Bắc Kinh.
Suốt 50 năm những sai lầm về mặt chiến lược đã ăn sâu vào hệ thống chính trị, hệ thống hành chính của Mỹ và của thế giới, bao thế hệ khoa bảng, bao thế hệ báo giới đã bị ảnh hưởng nặng nề, bao nhà tư bản, giới doanh thương đã thích ứng với phương cách kinh doanh kiểu cũ, ông Trump đụng đến niềm tin, quyền lực và quyền lợi của họ bởi thế không có gì phải ngạc nhiên khi ông gặp phải chống đối ở khắp nơi.
Cuộc bầu cử ngày 3/11/2020 Tổng thống Trump đã được trên 74 triệu phiếu, nghĩa là có thêm 10 triệu người tín nhiệm so với năm 2016, đảng Cộng Hòa có thể tiếp tục giữ Thượng Viện, thêm 12 ghế ở Hạ Viện, nắm đa số hành pháp và lập pháp ở các tiểu bang, muốn hiểu được những lý do dẫn đến các kết quả trên lại cần phải hiểu rõ hơn hệ thống chính trị của Mỹ và tâm lý của cử tri Mỹ.

Với người đấu tranh
Thế kỷ qua mọi chiến lược và chính sách của Mỹ đều trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam và bốn năm qua chính trị Mỹ đã thay đổi quá nhiều nên là cơ hội hiếm có cho chúng ta cùng tìm tòi học hỏi.
Sự nhiệt tình quan tâm của người Việt vào Tổng thống Trump và vào chính trị nước Mỹ, tự nó đã cho thấy người mình không thờ ơ với chuyện chính trị, nhưng vì môi trường tại Việt Nam chưa đến lúc để mọi người cùng tham gia chuyện chính trị.
Vì thế những người đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam cần tìm hiểu cặn kẽ chính trị Mỹ, vừa để nâng cao dân trí cải thiện nhân quyền, vừa phải tự mở rộng và nâng cao kiến thức về chính trị để sẵn sàng dấn thân vào việc tranh cử tự do ngay chính tại Việt Nam.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
19/12/2020



Đối thủ thực sự của Tổng thống Trump là ai?

Thiện Phong

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đang tạo ra một sức ảnh hưởng rất to lớn đến toàn thế giới. Nhà bình luận Kiền Nguyên đã có một bài phân tích trên tờ Epoch Times, chỉ rõ đối thủ thực sự của Tổng thống Trump là ai. Sau đây là toàn văn bài viết:
Trong khi mọi người trên khắp thế giới đang vật lộn với dịch bệnh, họ vẫn không quên hướng tầm nhìn của mình đến nước Mỹ, gửi những tình cảm chân thành nhất đến Tổng thống Trump, cho dù kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vẫn đang chìm trong sương mù.
Nếu bạn đọc qua những tin tức ủng hộ TT Trump gần đây trên báo đài, bạn sẽ có thể cảm thấy càng đọc càng hoang mang không biết đâu mà lần, và không biết rốt cục sự việc tiếp đến sẽ xảy ra như thế nào. Trong khi rất nhiều tiêu đề nóng hổi đã xuất hiện trên mặt báo như: Tổng thống Trump đã tung liên hoàn đấm, với ý chí “chiến đấu đến cùng trong cuộc chiến pháp lý”, “Tôi rất thất vọng với Tối cao Pháp viện”, “Lầu Năm Góc đã chấm dứt quan hệ với phe cánh Biden”, “Thiết quân luật là tin giả” …
Chúng ta cần phải biết rằng đối thủ của TT Trump là chính phủ ngầm, những con cá sấu ẩn sâu dưới đầm lầy đã khổ luyện nhiều năm giờ đang ngoi lên để chơi ván bài cuối cùng. Nó đã phủ bóng đêm tràn ngập Washington, nước Mỹ và thậm chí cả thế giới trong nhiều năm qua. Với TT Trump, phiền phức lớn nhất không phải là cần làm gì tiếp theo, mà câu hỏi cần đặt ra là ai mới là đối thủ của ông? Đúng vậy, ai mới là đối thủ của ông vậy?
Trên Twitter, một tài khoản có tên Kanekoa đã đăng dòng tweet được TT Trump tweet lại như sau: Abraham Lincoln đã được hỏi rằng cảm giác thế nào khi được gọi là tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử? Câu trả lời của Lincoln là: “Tôi không biết, bạn phải hỏi Donald Trump”. Mặc dù dòng tweet ngắn đó chỉ là một câu nói bông đùa nhưng nó không hẳn là sai sự thật.
Ai dám khẳng định rằng TT Trump ngày hôm nay gặp ít rắc rối hơn Lincoln ngày xưa? Ai nói rằng trí tuệ của TT Trump ngày nay sẽ không vượt qua được Lincoln? Rốt cục, Lincoln đã không phải đối mặt với máy bỏ phiếu Dominion, không gặp phải người chết nào đi bỏ phiếu, một mã số phiếu dùng cho nhiều người, hay gửi phiếu bầu gian lận quy mô lớn, công nghệ cao kết hợp với sự suy thoái cùng thái độ không từ bất kỳ thủ đoạn tồi tệ nào của con người thời nay. Những việc đó đã khiến các vấn đề đơn giản trở nên phức tạp hơn gấp trăm lần. Thậm chí, ngay cả hệ thống tam quyền phân lập của nước Mỹ cũng trở nên không đáng tin cậy trong tình huống này.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ như Patrick Byrne cũng đã lên tiếng. Ông cho rằng các cố vấn xung quanh TT Trump trong Tòa Bạch Ốc cũng đang lừa dối ông. Họ hy vọng ông sẽ thừa nhận thất bại và rút khỏi cuộc đua. Chỉ cần tưởng tượng đến việc trong trận chiến giữa cái thiện và ác này, trận chiến liên quan đến vận mệnh tương lai của cả thế giới, lại có rất nhiều quân sư xung quanh đều muốn tướng quân đầu hàng thì chuyện gì sẽ xảy ra. Đó là chưa kể đến việc những người như Mitch McConnell – Lãnh đạo phe đa số Thượng viện thuộc Đảng Cộng hòa – đang có móc nối lợi ích to lớn với ĐCSTQ, vẫn đang trà trộn trong chính trường Washington. Phải nói rằng tình hình mà TT Trump đang đối mặt thực sự rất hỗn loạn và nguy hiểm.
Một số người từng so sánh ĐCSTQ như “đại dâm phụ” được nói đến trong Kinh Thánh Khải Huyền. Một số người có thể không hiểu khi nhìn thấy rất nhiều chính trị gia bị vạch trần trong cuộc bầu cử này, những người trong số họ chỉ vì lợi ích đã trèo lên ngồi chung thuyền với ĐCSTQ. Cục diện trước mắt chưa từng xuất hiện trong lịch sử nước Mỹ, và cũng chưa từng xuất hiện trong trong lịch sử thế giới. Kẻ thù mà TT Trump phải đối mặt thực sự là một quần thể đông đảo những kẻ bất lương. Họ sử dụng cái gọi là ý thức hệ làm biểu ngữ. Trên thực tế, mỗi người trong số họ đang có mục tiêu và kế hoạch riêng của bản thân mình. Mặc dù họ đang rất hung hăng tấn công TT Trump và dường như có vẻ đang chiếm ưu thế, nhưng không giải quyết được chuyện gì. Kẻ thù thực sự mà TT Trump phải đối mặt chính là ĐCSTQ.
Vậy làm thế nào để chống lại những kẻ thù này? TT Trump càng mạnh mẽ chiến đấu trong các cuộc chiến pháp lý và càng cắt đứt các mối quan hệ với ĐCSTQ bao nhiêu, thì những con “cá sấu trong đầm lầy” sẽ càng đau đớn và la hét thảm thiết bấy nhiêu, và bộ mặt thật sự của chúng sẽ dần lộ diện. Chỉ cần các phương tiện truyền thông thực sự độc lập và dũng cảm tiếp tục vạch trần tội ác của lũ cá sấu đang ẩn nấp, và xé bỏ bộ mặt đạo đức giả của chúng thì chúng ta sẽ nhìn được bộ mặt thật của kẻ địch. Từ đó TT Trump mới có thể ra tay tóm gọn bọn chúng. Bởi lẽ bất kỳ chiến lược hay chiến thuật nào nếu muốn khởi tác dụng thực sự, thì chỉ có thể thực hiện được sau khi nắm được rõ ràng tình hình của kẻ địch.
Tranh biếm họa mô tả “đầm lầy hủ bại Washington” và lời hứa “tát cạn đầm lầy” của TT Trump (ảnh: Ben Garrison).
Cho nên tình hình có vẻ hỗn loạn gần đây bên trong nó cũng ẩn tàng những nhân tố không hỗn loạn. Đó là khi lũ cá sấu đang bị vạch trần từng người một: từ Chánh án Tối cao Pháp viện James Robert đến các nhân viên gây rối loạn trong cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc. Họ trông thật giống với những chú cá diếc nhỏ đang bơi trên sông đột nhiên bị ông lão đánh cá bắt được. Đối với TT Trump mà nói, việc thiếu một chiến lược rõ ràng trong giai đoạn này mới thực sự là chiến lược tốt nhất. Tổng thống của một quốc gia sẽ không đơn giản giống như một cốc nước lọc có thể nhìn thấu. Chỉ bằng cách để mọi người vò đầu bứt tai thì mới có thể đạt được mục tiêu thực sự. Vì vậy, những người đang ủng hộ Tổng thống Trump thân yêu, điều chúng ta phải làm lúc này chính là công bố sự thật cho công chúng.



Thư của Bộ trưởng Tư pháp William Barr

gửi TT Donald Trump trước khi rời nhiệm sở

Kính gửi ngài Tổng thống,
Chiều nay, tôi rất vui được cơ hội công bố cho ngài việc Bộ Tư pháp đã xem xét các cáo buộc gian lận cử tri trong cuộc bầu cử năm 2020 và phương thức theo dõi tiếp tục như thế nào để giải quyết về những cáo buộc này.
Vào thời điểm đất nước bị chia rẽ sâu sắc, các cấp chính quyền và tất cả các cơ quan hành động trong phạm vi quyền hạn của họ phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm được tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử và thúc đẩy niềm tin của công chúng vào kết quả của họ.
Tôi rất vinh dự khi được phục vụ Chính quyền trong nhiệm kỳ vừa qua của ông , và phục vụ người dân Hoa Kỳ thêm một lần nữa với tư cách là Bộ trưởng Tư pháp. Tôi tự hào vì đã đóng góp một phần vào trong những thành công và thành tích tuyệt vời mà Tổng Thống và nội các đã mang lại cho nhân dân Hoa Kỳ. Thành tích của Tổng Thống còn mang thêm tính lịch sử hơn, bởi vì ông đã hoàn thành nó khi đối mặt với sự chống phá không ngừng nghĩ của các bên đối nghịch.
Bài phát biểu chiến thắng năm 2016 của Tổng Thống trong đó ông đã tiếp cận các đối thủ của mình và kêu gọi cùng nhau làm việc vì lợi ích của người dân Hoa Kỳ. Nhưng ngay lập tức đã vấp phải một cuộc tấn công của đảng phái chống lại ông dù chỉ bằng những chứng cớ vu vơ . Dù bằng chiến thuật nào, hay đã lạm dụng và lừa dối đến đâu cũng vượt quá giới hạn cho phép .Mục tiêu của chiến dịch bôi nhọ này là nỗ lực muốn làm tê liệt quyền lực Tổng Thống hay không muốn nói là âm mưu lật đổ Chính quyền của Tổng Thống bằng những cáo buộc điên cuồng và vô căn cứ về sự thông đồng với Nga. Ít ai có khả năng vượt qua được những cuộc tấn công dồn dập này , nhưng ông đã vượt qua và vươn lên trước nổ lực phục vụ tích cực cho đất nước.
Tổng Thống đã xây dựng nền kinh tế mạnh nhất và bền bỉ nhất trong lịch sử nước Mỹ, một nền kinh tế đã mang lại tiến bộ chưa từng có so với những nền kinh tế bị thụt lùi trước đây.
Tổng Thống đã phục hồi sức mạnh quân sự của Mỹ bằng cách để Mỹ làm môi giới cho các thỏa thuận hòa bình lịch sử ở Khu vực Trung Đông, Tổng Thống đã đạt được điều mà mọi người tưởng như không thể.
Tổng Thống đã hạn chế được chuyện nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh biên giới quốc gia của chúng ta. Tổng Thống đã nâng cao pháp quyền bằng cách bổ nhiệm một số lượng kỷ lục các Thẩm phán và đã đã cam kết tuân thủ các nguyên tắc hiến pháp quy định .
Với Chiến dịch Warp Speed, Tổng Thổng đã cung cấp vaccine ngừa coronavirus theo lịch trình mà không ai có thể tưởng tượng được, một kỳ tích chắc chắn sẽ cứu sống hàng triệu người.
Trong quá trình làm việc với Tổng Thống. Bộ Tư pháp cũng đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ công chúng khỏi tội phạm bạo lực; Đã hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo ở Mexico để chống lại các băng đảng ma túy; Đã thẳng tay đàn áp sự bóc lột của Trung Quốc đối với nền kinh tế và công nhân của chúng ta, để bảo vệ được sự cạnh tranh công bình trên thị trường, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và hỗ trợ những người dân thực thi pháp luật, bảo trợ với những người liều mạng để giữ cho cộng đồng của chúng ta an toàn.
Như đã thảo luận, tôi sẽ dành một tuần tới để hoàn thành một số vấn đề còn lại quan trọng đối với Cơ quan hành chính và khởi hành ra đi vào ngày 23 tháng 12.
Tôi chúc ông, bà Melania và gia đình có một Giáng sinh vui vẻ và một mùa lễ an lành đầy ơn Chúa phù hộ.
Trân trọng,
William P. Barr Tổng chưởng lý

(Xuân Hương T Nguyễn dịch)
Nguồn: Internet

 

Đăng ngày 29 tháng 12.2020