Liệu nước Mỹ còn giữ được

tam quyền phân lập ?

Nguyễn Quang Duy

Đã từ lâu người Việt thường xem tam quyền phân lập tại Mỹ như một mô hình kiểu mẫu cho một Việt Nam tự do, nhưng tiếc thay mô hình này đang bị chính những người Mỹ cấp tiến tìm mọi cách thay đổi và đã trở thành một đề tài tranh cử tổng thống 2020.
Bởi thế vào ngày 19/10/2020, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (Texas) và năm Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác đã đưa ra Thượng Viện một dự luật tu chính hiến pháp nhằm ngăn chặn đảng Dân chủ đưa thêm người vào Tối Cao Pháp Viện phá vỡ tính chuyên môn và độc lập của tư pháp, nếu lỡ ra ông Joe Biden thắng cử và đảng Dân chủ nắm được Thượng viện.

Tam quyền phân lập
Năm 1787 khi bản Hiến Pháp được soạn thảo và ban hành, những nhà lập quốc lo ngại nước Mỹ sẽ lọt vào tay những kẻ độc tài nên đã xây dựng mô hình với 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập, kiểm soát và cân bằng quyền lực lẫn nhau.
Hành Pháp (Chính Phủ) và Lập Pháp (Quốc Hội) là hai nhánh do các đảng chính trị hay chính trị gia được dân chúng ủy quyền qua các cuộc bầu cử tự do.
Tư Pháp (Tối Cao Pháp Viện) là nhánh chuyên môn do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện cứu xét thông qua.
Vai trò của thẩm phán là bảo vệ giường mối quốc gia, phán xét những Đạo Luật Liên Bang hay Tiểu Bang và việc phân xử của các Tòa bên dưới có phù hợp với Hiến Pháp không.
Hiến Pháp cho phép thẩm phán được phục vụ trọn đời hay đến khi họ tình nguyện về hưu nhằm tránh cho họ bị các chính trị gia hay dân chúng làm áp lực chính trị mất đi tính chuyên môn và độc lập.
Nhưng Hiến pháp có lỗ hổng lớn là không quy định con số thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện.
Đó chính là nguyên nhân gây tranh cãi về việc mở rộng con số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thách thức tam quyền phân lập và những quyền tự do đựơc Hiến Pháp bảo vệ.

Pack the court
Tạm dịch “lấp đầy tòa án” là một thuật ngữ liên quan đến việc mở rộng con số thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện bắt nguồn từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-45) thuộc đảng Dân Chủ.
Nhiều chính sách trong Đối Sách Mới (New Deal) do ông Roosevelt đưa ra đã bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện và bị xử là vi phạm Hiến Pháp.
Phản ứng lại ông đưa ra một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử một thẩm phán bổ sung cho mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng, dự luật bị ngay chính các đảng viên đảng Dân Chủ trong Quốc Hội phản đối và bác bỏ.
Ngày nay ông Roosevelt được xem là Tổng thống Mỹ cấp tiến nhất vì đã khai sinh hệ thống an sinh xã hội tại Mỹ và nhiều cải cách xã hội khác.
Nhưng đồng thời ông cũng là người bị cho là coi thường Hiến Pháp và kỳ thị Á châu nhất vì trong Thế chiến thứ 2 vào tháng 2/1942 ông ra lệnh đưa 127,000 người Mỹ gốc Nhật vào các trại tập trung.
Vào tháng 7/1983, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng nghị sĩ Joe Biden cho biết ý tưởng “lấp đầy tòa án” của Tổng thống Roosevelt không có gì là sai trái với Hiến Pháp, nhưng theo ông:
“…Đó là một ý tưởng dại khờ (a bonehead idea), một sai lầm khủng khiếp, thật khủng khiếp nếu được thực hiện, nó đặt ra câu hỏi về sự độc lập của cơ quan quan trọng nhất ở đất nước này: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.”
Cuộc tranh cử Tổng thống 2020, ông Biden lại bị vướng mắc vào ý tưởng dại khờ “lấp đầy tòa án” của thành phần cấp tiến trong đảng Dân Chủ.

Từ cuộc tranh cử 2016
Tháng 2/2016, thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia qua đời, Tổng Thống Obama đề cử ông Merrick Garland, Chánh án tòa Phúc Thẩm D.C. lên thay.
Khi đó đảng Cộng Hòa đang nắm Thượng viện nên lấy lý do gần ngày bầu cử tổng thống không tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán cho ông Merrick Garland.
Đảng Dân Chủ lúc ấy rất tự tin bà Clinton sẽ thắng lớn và chiếm luôn Thượng Viện sẽ tiến hành thủ tục điều trần phê chuẩn cho ông Garland.
Nào ngờ ông Trump thắng cử tiến hành đề cử thẩm phán Neil Gorsuch thay thế, đảng Dân Chủ bắt đầu tố cáo ông Trump đánh cắp ghế tổng thống của bà Clinton vì thua bà hơn 3 triệu phiếu, đồng thời đánh cắp ghế thẩm phán lẽ ra thuộc đảng Dân Chủ.
Vào tháng 7/2018 thẩm phán Anthony Kennedy từ chức, Tổng thống Trump đề cử ông Brett Kavanaugh một thẩm phán bảo thủ lên thay, mặc dù được Thượng Viện chấp thuận nhưng ông Kavanaugh gặp nhiều chống đối từ phía đảng Dân Chủ.
Ngày 18/9/2020, Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời, đảng Cộng Hòa ngay sau đó tuyên bố sẽ tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán nếu Tổng thống Trump đề cử người ra Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện.

Người Mỹ nghĩ gì ?
Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến được hãng Gallup tiến hành khảo sát vài ngày trước khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời, thăm dò từ ngày 31/8 đến 13/9/2020, cho thấy đa số người Mỹ tin tưởng vào sự độc lập và chuyên môn của Tối Cao Pháp Viện.
Nói chung 42% người Mỹ tin rằng rằng hệ tư tưởng của Tối Cao Pháp Viện là "đúng đắn", chỉ 32% nói rằng quá bảo thủ và 23% cho rằng quá cấp tiến.
Điều khá lý thú là có đến 48% những người Mỹ độc lập không theo đảng nào lại tin tưởng vào hệ tư tưởng của Tối Cao Pháp Viện là "đúng đắn", vẫn 32% nói rằng quá bảo thủ và chỉ 16% cho rằng quá cấp tiến.
Trong lần thăm dò mới nhất của hãng Gallup công bố hôm 20/10/2020 vừa qua, được tiến hành khảo sát 4 ngày sau khi Tổng thống Trump chính thức đề cử bà Amy Coney Barrett, thăm dò từ ngày 30/9 đến ngày 15/10/2020, lên đến 51% người Mỹ ủng hộ việc đề cử bà Barrett với chỉ 3% là chưa có ý kiến về việc đề cử.
Điều đáng nói là có đến 84% người theo đảng Dân Chủ không ủng hộ việc đề cử.

Ông Biden lâm vào thế kẹt
Chính vì đại đa số đảng Dân Chủ không chấp nhận việc đề cử nên ngay khi đảng Cộng Hòa công khai kêu gọi Tổng thống đề cử thẩm phán mới thay thế, thì phía cấp tiến cũng công khai đòi hỏi ông Biden khi thắng cử phải “lấp đầy tòa án”.
Những người cấp tiến còn đề nghị sẽ đưa các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện vượt quá 70 tuổi 6 tháng xuống tòa dưới hay các thẩm phán chỉ được phục vụ 18 năm tại Tối Cao Pháp Viện rồi được đưa xuống tòa dưới, như thế không vi phạm Hiến Pháp thẩm phán vẫn được phục vụ trọn đời.
“Lấp đầy tòa án” sẽ gây đổ vỡ sự độc lập và chuyên môn của Tối Cao Pháp Viện, phá vỡ tam quyền phân lập, các quyền tự do cũng nhanh chóng tan biến dưới bàn tay của những kẻ cầm quyền và phá vỡ nền tảng chính trị liên bang của nước Mỹ.
Dẫu biết rằng đó là những ý tưởng dại khờ thiếu suy nghĩ gây phân hóa ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ và là một ý tưởng nguy hiểm nhưng rõ ràng ông Biden đang lâm vào thế kẹt do cánh cấp tiến đưa ra.
Ông Biden đến nay vẫn không trả lời câu hỏi có “lấp đầy tòa án” không, nếu ông Biden ủng hộ thì sẽ bị cử tri ôn hòa phản đối, còn nếu trả lời không thì sẽ bị cánh tả cấp tiến tẩy chay, các chính trị gia đảng Cộng Hòa, truyền thông và cả cư tri thấy thế càng chất vấn ông.
Có lần ông Biden trả lời người Mỹ không xứng đáng (don’t deserve) nhận câu trả lời.
Có lúc ông cho biết ông không ái mộ việc “lấp đầy tòa án” (a fan of court packing) rồi đổ lỗi cho chính ông Trump là người đã “lấp đầy tòa án” khi tiến hành đề cử bà Barrett, thay vì để cho cử tri Mỹ quyết định vào ngày bầu cử sắp tới.
Câu trả lời thiếu thuyết phục vì thế ông Biden tiếp tục bị truyền thông gặng hỏi, gần nhất ông cho biết sẽ trả lời khi Thượng Viện thông qua đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện.

Diễn trình đề cử bà Barrett
Bài viết trước: “Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện” (Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện - BBC News Tiếng Việt) đã nói về bà Amy Coney Barrett nay chỉ xin cập nhật một ít thông tin về quá trình đề cử bà.
Bà đã trải qua một cuộc điều trần với nhiều câu hỏi nhưng câu trả lời chính là nếu được chấp nhận trở thành một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bà sẽ triệt để thượng tôn pháp luật, chỉ dựa vào Hiến Pháp Hoa Kỳ để xét xử những tố tụng từ tòa dưới đưa lên.
Bà cho biết rất vinh dự nếu được phục vụ trong Tối Cao Pháp Viện để bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ đất nước, giữ gìn những giá trị truyền thống mà những vị khai quốc công thần đã khai sinh nước Mỹ, truyền lại cho các thế hệ sau trong số có 7 người con của bà.
Theo đúng thủ tục ngày 22/10/2020, Ủy ban Tư pháp sẽ họp để quyết định đưa đề cử bà Barrett ra trước Thượng Viện bỏ phiếu biểu quyết.

Đấu tranh văn hóa tư tưởng
Càng gần ngày bầu cử cuộc đấu tranh văn hóa tư tưởng giữa cánh bảo thủ và bên cấp tiến càng trở nên dữ dội, một bên muốn gìn giữ những giá trị truyền thống cha ông để lại còn phía bên kia cấp tiến (progressive) muốn tiến về phía trước phá bỏ cái cũ thay bằng cái mới.
Phe cấp tiến luôn thúc đẩy ông Biden công khai các chính sách cấp tiến nhằm thu hút giới trẻ đi bầu tăng cơ hội giúp ông thắng cử.
Phía bảo thủ bày tỏ lo lắng, ứng cử viên Phó Tổng Thống Kamala Harris, một người bị họ xem là cực tả sẵn sàng thực hiện những điều như việc “lấp đầy tòa án” mà bà từng công khai ủng hộ.
Còn 2 tuần mới đến ngày chính thức bầu cử 3/11/2020 những đoàn người nối đuôi nhau trước phòng phiếu, với trên 36 triệu người đã bỏ phiếu, đủ thấy sự quan tâm của người Mỹ đến kết quả của cuộc bầu cử lần này.
Chính tinh thần yêu chuộng tự do bầu cử, tự do chính trị là giá trị cao quý nhất, là nền tảng bảo vệ hệ thống chính trị của nước Mỹ và là điều chúng ta cần học hỏi.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/10/2020


Trump, đại dịch & quyền hạn của Tổng thống

Nguyễn Quang Duy

Đại dịch xuất phát từ Vũ Hán gây 210,000 người Mỹ chết, trên 7 triệu người nhiễm bệnh, trong số có Tổng thống Trump, nên mở đầu cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Phó Tổng thống ngày 7/10/2020, bà Susan Page người điều khiển chương trình đã đặt 3 câu hỏi cho bà Kamala Harris:
Nếu vào tháng 1 và tháng 2/2020, ông Biden và bà Hariss đang cầm quyền thì Chính phủ Biden có làm gì khác với Chính phủ Trump không ? Có đóng cửa doanh nghiệp, trường học và phong tỏa các khu vực dịch bệnh không ? Có bắt người dân phải đeo mặt nạ (khẩu trang) không ?
Bà Harris không trực tiếp trả lời câu hỏi mà tập trung vào việc chỉ trích ông Trump, rồi cho biết ông Biden muốn làm một số việc như bảo đảm quyền thử nghiệm thường xuyên, đáng tin cậy và miễn phí, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị và thuốc chủng.
Ông Mike Pence đáp trả những lời chỉ trích Tổng thống Trump và cho biết: những điều mà ông Biden muốn làm Chính phủ của ông Trump đã thực hiện rồi.
Bà Harris được đào tạo và làm việc trong ngành tư pháp, nên biết rõ Hiến Pháp Mỹ không cho phép Tổng thống làm những điều như đóng cửa doanh nghiệp, trường học và phong tỏa các điểm nóng dịch bệnh hay không thể bắt người dân đeo mặt nạ.

Ông Biden muốn làm gì ?
Ông Biden từng cho báo chí biết nếu được làm Tổng thống ông sẽ nghe theo các nhà chuyên môn đóng cửa mọi dịch vụ không thiết yếu và bắt mọi người phải đeo mặt nạ phòng chống lây nhiễm.
Trong cuộc tranh luận Phó Tổng thống ông Pence có nhắc là vào giữa tháng 3/2020, bác sĩ Fauci, bác sĩ Birks và các chuyên viên y tế đã khuyến cáo nếu Tổng thống Trump không đóng cửa khoảng một nửa nền kinh tế Mỹ, thì có thể đến 2.2 triệu người Mỹ sẽ chết vì đại dịch.
Con số này là kết quả của mô hình do các chuyên viên về đại dịch thuộc viện the Imperial College of London ước tính và cung cấp cho bác sĩ Fauci.
Khi mô hình được phổ biến công khai vào ngày 16/3/2020, các chuyên viên về dịch vụ y tế công cộng Mỹ đã nhanh chóng chứng minh rằng con số được ước tính quá cao vì các giả thuyết trong mô hình không đúng và thực tế đã chứng minh điều này.
Mô hình không đề cập đến quyền hạn của Tổng thống, cũng như các phí tổn cả về vật chất lẫn tinh thần do đóng cửa các hoạt động kinh tế, hoạt động giáo dục, tín ngưỡng và xã hội.
Trong những trường hợp khẩn cấp, người làm chính trị không thể ngồi đợi các chuyên viên thu nhặt dữ kiện, mô hình, ước tính và cố vấn những việc cần làm, người làm chính trị cần thiết đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời, trong quyền hạn và đánh giá đúng mức lợi và hại của mỗi quyết định.

Ông Trump đã làm gì ?
Cuối năm 2019 thông tin về dịch cúm mới bùng phát tại Vũ Hán bị nhà cầm quyền Bắc Kinh phủ nhận, nhưng đến ngày 23/1/2020 Bắc Kinh ra lệnh phong tỏa Vũ Hán rồi phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc.
Tổng thống Trump ngay lập tức công khai đề nghị gởi một đoàn y tế đến Vũ Hán giúp Trung cộng chống lại dịch bệnh, nhưng lời đề nghị bị phía Bắc Kinh từ chối.
Ngày 21/1/2020, ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại tiểu bang Washington, mười hôm sau ngày 31/1/2020 Chính phủ Trump đã ra lệnh ngừng các chuyến bay đến từ Trung cộng và không cho những người ngoại quốc từ Trung cộng được phép nhập cảnh Hoa Kỳ.
Đó là điều ông Trump đã có thể làm trong phạm vi Hiến Pháp cho phép, nhưng việc ông Trump ra lệnh ngừng các chuyến bay đã bị đảng Dân Chủ, bị Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) và bị nhiều cơ quan truyền thông phản đối là quá cứng rắn.
Trong tháng 1/2020 đã có 390,000 người nhập cảnh Mỹ từ Trung cộng và sau ngày 31/1/2020 vẫn còn 40,000 công dân Mỹ từ Trung cộng về nước, một số những người này mang mầm bệnh nhưng không được kiểm dịch.
Đầu tháng 2/2020, đại dịch bùng phát tại Ý và một số các quốc gia Âu Châu với hằng triệu người từ Âu Châu nhập cảnh vào Mỹ, một số người mang theo mầm bệnh về Mỹ.
Việc kiểm tra dịch bệnh đã được thiết lập ngay tại phi trường để phát hiện những người mang mầm bệnh đến từ Âu Châu, sau đó mọi phi trường bị phong tỏa, việc nhập cảnh Mỹ trở nên vô cùng khó khăn.
Đầu tháng 2/2020, Chính phủ Trump đã thành lập Toán Đặc Nhiệm chống dịch bệnh, Phó Tổng Thống Mike Pence được bổ nhiệm làm trưởng toán với nhiệm vụ cập nhật thông tin và đề ra những biện pháp để kiểm soát nạn dịch.
Đầu tháng 3/2020, Tổng thống Trump ký sắc lệnh trợ cấp khẩn cấp 8.3 tỷ Mỹ Kim cho các cơ quan y tế và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thuốc chủng ngừa.
Cuối tháng 3/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký Đạo luật Cứu trợ và An ninh Kinh tế Đại Dịch, với 2,000 tỷ Mỹ Kim giúp mọi người, gia đình, doanh nghiệp đối phó với những tác động thảm khốc do đại dịch gây ra.
Đầu tháng 8/2020 Tổng thống Trump ký sắc lệnh hỗ trợ mỗi người thất nghiệp do đại dịch 300 Mỹ Kim trong vài tuần lễ.
Vừa rồi Tổng thống Trump đề nghị Quốc Hội chi thêm 1,800 tỷ Mỹ Kim, nhưng lời đề nghị chưa được Quốc Hội đồng ý thông qua phía Hạ Viện muốn tăng lên 2,200 tỷ Mỹ Kim.

Quyền hạn tiểu bang
Việc cách ly, kiểm dịch và cô lập từng khu vực thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các tiểu bang, hành pháp và lập pháp của mỗi tiểu bang có trách nhiệm đánh giá tình trạng dịch bệnh tại tiểu bang để đề ra những biện pháp đối phó.
Giữa tháng 2/2020, đại dịch bùng phát tại tiểu bang New York, Thống đốc tiểu bang đã ban hành các biện pháp gắt gao bao gồm việc phong tỏa và cô lập các khu vực dịch bệnh hoành hành.
Các dịch cúm Tây Ban Nha (1918-20), dịch cúm Á Châu (1954), dịch cúm Hồng Kông (1968), dịch cúm gia cầm (2003) và dịch cúm heo (2009) hằng triệu người Mỹ bị nhiễm bệnh và nhiều người đã chết.
Đây là lần đầu tiên chính phủ cả liên bang lẫn tiểu bang Mỹ đưa ra những biện pháp khá cứng rắn để giảm thiểu lây lan tại Mỹ.
Ở một số tiểu bang khi một đảng chính trị nắm cả hành pháp lẫn lập pháp, như tại tiểu bang California, đã có một số quyết định như đóng cửa các cơ sở tôn giáo có thể vi phạm Hiến Pháp quyền tự do tín ngưỡng, hay đóng cửa các cơ sở thương mại có thể vi phạm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của công dân.
Nhiều người Mỹ lo ngại các biện pháp này sẽ trở thành tiền lệ tước dần các quyền tự do của dân Mỹ nên đã kiện các tiểu bang, thủ tục kiện tụng thường kéo dài nhiều năm và có khi phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện.
Sau đại dịch sẽ có những cuộc điều tra chi tiết và tường tận về trách nhiệm của các chính phủ liên bang và tiểu bang trong việc đối phó với dịch cúm lần này.

Tranh luận thật cần thiết
Cuối cuộc tranh luận Phó Tổng Thống, bà Susan Page cho biết một học sinh trung học tên Brecklyn tại tiểu bang Utah đã hỏi:
"Nếu những người lãnh đạo (hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa) không thể sống chung hòa bình, thì làm sao người dân Mỹ có thể chung sống hòa bình được?"
Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ngay từ nhỏ ông cũng đã chú ý đến tin tức, ông tin vào các cuộc tranh luận tự do và cởi mở, chính nhờ vậy nước Mỹ mới trở thành quốc gia tự do và thịnh vượng nhất trên thế giới.
Theo ông tin tức do các cơ quan truyền thông địa phương loan tải không đồng nghĩa với cách hành xử của người Mỹ, ông Pence lấy trường hợp của hai Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện ông Antonin Scalia và bà Ruth Bader Ginsburg làm thí dụ.
Tại Tối Cao Pháp Viện, họ thuộc hai cực đối lập: một người rất cấp tiến còn một người rất bảo thủ, nhưng ngoài đời họ và gia đình họ là những người bạn thân thiết nhất.
Tối nay ông và bà Harris tranh luận sôi nổi, nhưng họ đang cùng góp sức để xây dựng một chính phủ Mỹ, một nước Mỹ mỗi ngày tốt đẹp hơn, xứng đáng với sự tin cậy của người dân.
Ông nhắn với Brecklyn người đặt câu hỏi rằng: chúng ta nên yêu thích những cuộc tranh luận, vì nó mang chúng ta đến với nhau và chúng ta học được điều khác biệt trong hoàn cảnh khó khăn như năm nay.

Pack the court
Trong cả hai cuộc tranh luận tranh cử ông Joe Biden và bà Kamala Harris đều từ chối trả lời câu hỏi là nếu thắng cử họ có gia tăng số thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện (Pack the Court) hay không ?
Ngày 9/10/2020, ông Biden cho biết sẽ trả lời khi ông thắng cử còn nếu ông nói ra bây giờ câu trả lời sẽ lên ngay trang nhất các mặt báo ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử, câu trả lời cho thấy sự quan trọng của vấn đề “Pack the Court”.
“Pack the Court” tạm dịch "Lấp đầy Tòa án" là một thuật ngữ liên quan đến Đối Sách Mới (New Deal) được Tổng thống đảng Dân Chủ Franklin D. Roosevelt (1933-45) đưa ra.
Nhiều chính sách trong Đối Sách Mới đã bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện và bị xử là vi phạm Hiến Pháp.
Tổng thống Roosevelt nghĩ tới một kẽ hở của Hiến Pháp là không nêu rõ con số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, nên ông đưa ra một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử một thẩm phán bổ sung cho mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng.
Dự luật bị ngay chính các đảng viên đảng Dân Chủ phản đối và bác bỏ, Phó Tổng thống John Garner cho rằng làm như thế là trao cho tổng thống cả quyền kiểm soát ngành tư pháp và làm đảo lộn tam quyền phân lập.
Các đảng viên Dân chủ bảo thủ do ông Al Smith Thống đốc tiểu bang New York lãnh đạo, thành lập Liên đoàn Tự do Mỹ (American Liberty League), hằng ngày trên mặt báo và qua các đài phát thanh các chính trị gia không ai nhường ai, ông Roosevelt bị tố cáo là cộng sản và bị so sánh với Marx và Lênin.
Trong cuộc tranh cử lần này, nếu ông Biden và bà Harris trả lời sẽ “Pack the Court” thì sẽ bị cử tri ôn hòa phản đối, còn nếu trả lời không “Pack the Court” thì sẽ bị cánh tả cấp tiến tẩy chay, họ càng từ chối trả lời thì càng bị các chính trị gia đảng Cộng Hòa và truyền thông chất vấn.

Hiến Pháp giúp Hoa Kỳ vững tiến
Ra tranh chức tổng thống đã khó, thắng cử Tổng thống Mỹ với trách nhiệm rất nặng nề mà quyền hạn bị giới hạn bởi Hiến Pháp, Tư Pháp, Quốc Hội và quyết định bởi lá phiếu cử tri, cho nên Tổng thống có muốn độc tài cũng không thể độc tài.
Người Mỹ hiểu rất rõ chính nhờ bản Hiến Pháp mà Hoa Kỳ đã mở rộng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, thành cường quốc số 1 trên thế giới.
Thiếu bản Hiến Pháp với tam quyền phân lập rõ ràng, với quyền hạn Tổng thống rõ ràng, Hoa Kỳ tốt nhất cũng chỉ bằng Gia Nã Đại ở phía Bắc, hay hơn Mễ Tây Cơ ở phía Nam một chút.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
12/10/2020



Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch

Tran Hung

Việc ông Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump đã "chọn mặt gởi vàng" khi cung cấp cho trang New York Post của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch những tin động trời của cha con Joe Biden từ ổ cứng máy tính xách tay cho thấy đội của ông Trump đã quyết định tất tay với gian đảng Obama -Joe Biden trên mặt trận truyền thông thông qua ông trùm truyền thông Rupert Murdoch.
Điều này cũng phải thôi khi hầu hết các hãng truyền thông lớn như CNN, ABC News, NBC News,... đều ngậm tiền bẩn của Tàu cộng và đảng Dân chủ để tấn công Tổng thống Trump thì việc chọn ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, một người đã "phản tỉnh" sau khi dính đòn của Tàu cộng để làm đối trọng với lực lượng truyền thông thiên tả kia là một chiến lược đối xứng, ngang ngửa.

Tỷ phú Rupert Murdoch là ông trùm truyền thông, người đã có vợ thứ ba là dân Tàu cộng đó là bà Wendi Deng - Đặng Vân Địch và đã ly dị vào năm 2013 sau 14 năm mặn nồng. Đặng Vân Địch một thời được Tàu cộng tung hô là "Người phụ nữ huyền thoại Trung cộng" vì bà này từng đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Tập đoàn truyền hình vệ tinh châu Á News Coporation.
Có thể sau 14 năm chăn gối, ông già Rupert Murdoch nhận ra Đặng Vân Địch là một nữ điệp viên siêu hạng của Tàu cộng nên ông già này phải ly dị chớ không phải vì ghen tuông với cựu Thủ tướng Anh Quốc Tony Blair vì giữa ông Rupert Murdoch với ông Tony Blair rất thân đến mức ông Tony Blair nhận làm cha đỡ đầu cho 02 con của ông bạn già Murdoch.
Cuối năm 1992, tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch đã bỏ ra 525 triệu Mỹ kim tương đương 63,3% vốn hóa của Star TV có trụ sở tại Hong Kong từ tay của Richard Li, con trai của người giàu nhứt châu Á, Li Ka-shing. Sau đó, vào ngày 01/01/1993, Murdoch mua đứt 36,4% cổ phần còn lại của Star TV. Các hoạt động phát sóng của Star TV được điều hành từ cơ sở Fox Broadcasting của Rupert Murdoch với tuyên bố rằng "Viễn thông đã chứng tỏ một mối đe dọa rõ ràng đối với các chế độ toàn trị ở khắp mọi nơi ... phát sóng vệ tinh giúp những cư dân đói khát thông tin của nhiều xã hội khép kín có thể bỏ qua các kênh truyền hình do nhà nước kiểm soát".
Năm 1999, ông già 68 tuổi Murdoch đã cưới vợ ba là Đặng Vân Địch ở tuổi 30. Vào thời điểm này, Tàu cộng đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO và Murdoch là một kênh vận động hành lang tích cực cho Tàu cộng theo yêu cầu của Bill Clinton và Bush con sau này.
Nhưng Murdoch sau đó đã vỡ mộng vì trò lật lọng của Tàu cộng. Không như những gì được Tàu cộng cam kết với Bill Clinton, Bush con và Murdoch rằng "nếu Bắc Kinh có được ngồi ở WTO, Tàu cộng cam kết sẽ mở cửa hoàn toàn theo quy định của sân chơi và yêu cầu của các quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài". Ngược lại, sau khi trở thành thành viên WTO năm 2001 sau cuộc khủng bố ngày 11/9, khung trời mơ ước được Tàu cộng vẽ ra trước đó chỉ là mơ ước, không bao giờ có thật.
Vào năm 2005, trong một bài nói chuyện, ông trùm truyền thông Murdoch cho biết ông đã "va vào tường" tại Tàu cộng bởi sự quản lý chặt chẽ của chánh quyền đối với các công ty truyền thông nước ngoài. Murdoch bắt đầu bán cổ phần tại Star TV vào năm 2010. Và thông báo ngày 03/01/2014 đã đánh dấu sự chấm dứt đầu tư hoàn toàn của ông tại Tàu cộng để chuyển qua đầu tư vào thị trường truyền hình Ấn Độ.

Ly dị cô vợ Tàu cộng Đặng Vân Địch vào năm 2013, rút toàn bộ vốn đầu tư khỏi Tàu cộng năm 2014, cho thấy ông trùm truyền thông Murdoch đã không còn sót lại chút niềm tin, hy vọng nào vào Tàu cộng nữa và dĩ nhiên hết bạn sẽ là thù, tỷ phú Murdoch đã căm thù Tàu cộng kể từ ngày đó và quyết tâm sẽ báo thù.
Đòn báo thù đầu tiên được tỷ phú truyền thông Murdoch tung ra ngay tại quê hương của ông ta ở Australia đó là vào thủ tướng Malcolm Turnbull, kẻ bị cho là con rối của Tàu cộng, nhiệt thành lót ổ rước Tàu cộng qua phá nát xứ sở Kangaroo xinh đẹp của tỷ phú Murdoch. Là người nắm “quyền lực thứ 4”, năm 2018 trùm truyền thông Rupert Murdoch tuyên bố thủ tướng Turnbull cần bị thay thế, trước tuyên bố lạnh lùng của Murdoch, thủ tướng Turnbull không thể làm gì ngoài một cú điện thoại hỏi "vì sao?".
Trước khi ông trùm truyền thông Murdoch lật đổ Thủ tướng Úc thân Tàu cộng là ông Turnbull vào năm 2018 để ông Scott Morrison, một người đồng chí hướng với Tổng thống Trump và là kẻ thù của Tàu cộng hiện nay thì vào năm 2013, sau khi ly dị vợ và dự tính rút hết đầu tư ra khỏi Tàu cộng, ông trùm truyền thông Murdoch đã tiến hành lật đổ thủ tướng thân Tàu cộng khác của Úc đó là Kevin Rudd, một người thông thạo tiếng Hoa đến mức khi tiếp xúc với Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và nhiều chóp bu của Tàu cộng trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 08 tới ngày 12/4/2008, thủ lãnh Kevin Rudd đã nói chuyện bằng tiếng Hoa mà không cần thông ngôn.

Cũng như Ngoại trưởng Mike Pompeo ban đầu không ủng hộ ứng viên tổng thống Trump nhưng sau đó ông trùm Mike Pompeo đã ủng hộ Tổng thống Trump hết mình và hiện nay được xem là cánh tay trái mạnh mẽ của Tổng thống Trump thì ông Murdoch cũng vậy. Ban đầu Murdoch không ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 mà ông nghiêng về Đảng Cộng hòa Jeb Bush và Marco Rubio. Ông nói ngắn gọn về Ben Carson, hiện là Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ. Qua dòng tweet, Murdoch kêu gọi cựu Thị trưởng thành phố New York Mike Bloomberg, bản thân là ông trùm truyền thông tỷ phú, ra tranh cử với tư cách độc lập.
Tuy nhiên, khi ông Trump thắng cử vào năm 2016, Murdoch đã chấp nhận tổng thống mới và các liên kết của Murdoch với Donald Trump đã mở rộng ra ngoài kinh doanh và chánh trị. Murdoch từng cố vấn cho con rể của ông Trump là Jared Kushner khi người đàn ông trẻ tuổi mở rộng tài sản bất động sản của mình sang Thành phố New York. Murdoch cô vấn cho con gái của ông Trump là Ivanka Trump,...

Ông trùm truyền thông Murdoch đứng đầu một đế chế truyền thông song sinh, được tạo thành từ 21 Century Fox và News Corp, cùng bao gồm các tài sản như The Wall Street Journal , Fox News, New York Post và hơn hai chục đài truyền hình địa phương. Sở thích của Murdoch bao gồm báo chí, thương mại và chánh trị. Nhưng Murdoch đã nhiều lần chứng tỏ ông ta là một doanh nhân bảo thủ thực dụng hơn là người theo chủ nghĩa thuần túy.
Là một ông trùm truyền thông lại có mang mối thù sâu đậm với Tàu cộng, vì vậy khi gặp được Tổng thống Trump, người sẽ xóa sổ chủ nghĩa xã hội quái thai và Tàu cộng thì Murdoch như cá gặp nước, không thể không ủng hộ Tổng thống Trump và đương nhiên Murdoch cũng phải cùng ông Trump tấn công vào đồng minh của Tàu cộng đó là gian đảng Obama - Joe Biden và đảng Dân chủ. Đó là lý do tại sao Fox News, The Wall Street Journal luôn ủng hộ Tổng thống Trump và đặc biệt là hiện nay New York Post đã độc quyền đưa ra bằng chứng tham nhũng của cha con J.oe B.iden tại nhu liệu trong ổ cứng máy tính xách tay của Hunter Biden.
Cuộc chiến truyền thông Trump - Biden sẽ còn rất quyết liệt nhưng chắc chắn phe của Joe Biden sẽ bị thất bại thảm hại vì những bằng chứng tham nhũng, phản quốc không thể chối cãi mà con trai của Joe Biden đã bị ma đưa lối, quỷ dẫn đường dâng hai tay toàn bộ bằng chứng cho đội của Tổng thống Trump.

Tran Hung


 

Câu chuyện về John Paul Mac Issac

John Paul Mac Issac, một người Mỹ yêu nước, một người đàn ông có danh dự, ông đã cố gắng làm những điều đúng đắn nhưng hiện nay ông đang bị bọn cánh tả vu khống là không công bằng và bị xem như là một điệp viên ngoại quốc, đặc biệt là cho Russia.

Theo lời kể của một người bạn cha ông, thì cha của John Paul là Mac, một cựu chiến binh Việt Nam, ông là một phi công dũng cảm lái máy bay chiến đấu và có nhiều huân chương. Sau khi về nước ông vẫn phục vụ trong quân đội cho đến khi về hưu với cấp bậc Đại tá Không quân. Hàng năm Mac thường đưa John Paul theo cùng khi có buổi hội ngộ với các chiến hữu cùng binh chủng; và Paul là người tình nguyện dùng khả năng của mình về video skills để ghi lại hay biên dịch lại những mẩu chuyện của những người đàn ông dũng cảm đã phục vụ đất nước trong cuộc chiến tranh gian khổ. Lòng yêu nước đã được nung đúc trong lòng của chàng trai này từ nhỏ.

April 12, 2019 Hunter Biden đã đưa 3 cái MacBook Pro đầy nước bị hư hại đến tiệm sửa chữa ở Wilmington, Delaware. Chủ tiệm John Paul Mac Issac, kiểm tra và xác định rằng một cái có thể không sửa được, một cái okay, và cái thứ 3 thì dữ liệu trên harddrive có thể recovered.
Hunter ký giấy service ticket và John Paul sửa chữa hard drive và down loaded the data. Hai ngày sau Hunter Biden quay trở lại, mang theo vài cái keyboard để giúp John Paul có thể sửa chữa chúng nhanh hơn.

Trong quá trình sửa chữa, John Paul thấy một số hình ảnh rất đáng lo ngại và một số emails có liên quan đến Ukraine, Burisma, China và các vấn đề khác. Khi công việc hoàn thành, John Paul chuẩn bị sẵn một hóa đơn gửi cho Hunter Biden và thông báo rằng máy tính đã sẵn sàng để đến nhận. Hunter đã không trả lời. Trong bốn tháng kế (tháng 5, 6, 7 và 8), sau nhiều lần nỗ lực liên lạc nhưng Hunter không bao giờ trả lời.
Nhất là Hunter cũng chưa trả tiền hóa đơn sửa chữa. Theo John Paul đoán thì Hunter thường hay say sưa, thậm chí không nhớ nổi tên của mình.

Khi cuộc khủng hoảng về Ukraine bị rò rỉ vào tháng 8/2019, John Paul nhận ra ông đang ngồi trên một radioactive material có thể liên quan đến cuộc điều tra. Sau khi trao đổi với cha mình, Mac và John Paul quyết định rằng sẽ chuyển thông tin này đến văn phòng FBI ở Albuquerque, New Mexico.
- Ông Mac đi đến văn phòng FBI Albuquerque và đã trình bày sự việc với một agent, người đó từ chối không cho biết tên. Mac giải thích về các tài liệu mà ông đang có trong tay, nhưng đã bị FBI từ chối. Đó là vào giữa tháng 9/2019.
- Hai tháng trôi qua, sau đó FBI lại liên lạc với John Paul. Hai nhân viên FBI từ Wilmington FBI office là Joshua Williams và Mike Dzielak đã đến tiệm của John Paul. Họ muốn John Paul cung cấp các hard drive ngay lập tức, thậm chí không cần cả dây gắn. Williams và Dzielak cũng từ chối nhận những thiết bị liên quan.
- Hai tuần sau đó, các intrepid agents gọi cho John Paul và yêu cầu ông đến và đưa hình ảnh hard drive. John Paul hợp tác, nhưng thay vì FBI lấy hard drive hay hình ảnh hard drive thì họ lại đưa cho anh ta một cái trát đòi phải hầu tòa. Subpoena là một phần của thủ tục bồi thẩm đoàn, nhưng kỳ lạ là không một agent nào nói cho John Paul biết điều gì hay mục đích của grand jury.
- John Paul vẫn tuân thủ trát đòi hầu tòa và nộp hard drive lẫn máy computer.
Rồi những tháng tiếp theo, khi phiên tòa luận tội TT Trump bắt đầu, nhìn sự việc John Paul liền nhận ra rằng TT Trump không có nhận được bất kỳ báo cáo gì từ FBI, cũng không có bất kỳ bằng chứng hay chi tiết nào từ hard drive đó được chia sẻ với defense team của TT Trump.
Việc thiếu hành động và communication với FBI đã khiến John Paul đưa ra một quyết định định mệnh, ông liên hệ với văn phòng của Rudy Giuliani và cung cấp một bản sao của hard drive. Rudy đã chấp nhận lời đề nghị của John Paul và nhóm Rudy đã chia sẻ thông tin đó với New York Post.

John Paul Mac Issac không phải chịu trách nhiệm về các emails, hình ảnh và video được phục hồi từ computer của Hunter Biden. Ông được thuê để làm công việc, ông đã làm xong và gởi hóa đơn. Hunter Biden vì lý do gì đó không giải thích được, không trả lời và cũng không bao giờ trở lại nhận máy. Nhưng sự việc đã thay đổi vào thứ Ba tuần trước, October 13, 2020. Có một người tự xưng là luật sư của Hunter Biden gọi cho John Paul và yêu cầu trả lại computer. Quá trễ rồi!

Theo Giuliani kể thì John Paul đã làm bốn bản sao của hard drive, và trao bản gốc cho FBI.. Ông cũng đưa hai bản sao cho bạn bè của ông để đề phòng trường hợp ông bị giết. Ông cũng đã chờ FBI trả lời đến gần 5 tháng, sau đó ông lại gởi thư cho nhiều nhà Republicans khác nhau và hỏi rằng nếu họ có quan tâm đến dữ liệu này không, cũng không có ai trả lời. Ông Giuliani là người đầu tiên và duy nhất trả lời.
Cũng theo lời ông Giuliani thì luật sư của ông, Bob Costello, đến gặp John Paul và họ dành gần một tuần lễ để xem xét những thông tin chứa trong hard drive để bảo đảm tánh hợp pháp của nó khi họ đưa thông tin ra ngoài. Và chính ông cũng tìm mọi cách để kiểm tra lại những chi tiết trong máy xem thực hư ra sao.
Có một người bí mật đã cung cấp thông tin cho Giuliani và một điều tra viên, họ cũng cho biết cụ thể ngày giờ mà Hunter có cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Ông ta còn cho biết rằng, hôm đó Hunter đã được đưa vào DOJ dept. bằng cửa sau để “không phải ghi danh”, và hôm ấy Hunter đã gặp Deputy Secretary of State, Tony Blinken. Ngày giờ đó rất chính xác
khớp với những chi tiết ghi trong hard drive, memo và các text messages.

Vào chiều thứ năm tuần qua, 19 GOP lawmakers vừa gửi một lá thư cho FBI, họ nói rõ rằng nó sẽ là một "gross error in judgment" nếu như cơ quan FBI đã nắm tài liệu trong tay nhưng lại giấu diếm chúng với legal team của TT Trump.

Riêng John Paul, ông cũng hành động theo đúng luật của Delaware, nếu sau 90 ngày không đến nhận thì computer của Hunter sẽ trở thành tài sản sở hữu của ông.
Nếu như không phải là John Paul, ông ta đã có thể liên lạc với bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc tờ báo lá cải nào đó để cung cấp hay bán tin tức này ra để kiếm lời. Nhưng nó không phải là bản chất của John Paul. Khi có những thông tin nóng này trong tay, ông biết rõ nó có liên quan đến sự an ninh của quốc gia. Khi FBI yêu cầu, John Paul vẫn hợp tác đầy đủ và chuyển giao tất cả các tài liệu.

Cho nên bất kỳ news outlet nào đã/đang cố tình đưa ra những luận điệu giả dối nhằm để bôi nhọ John Paul như một thành phần của một cơ quan gián điệp ngoại quốc nào đó, đang nỗ lực muốn can thiệp vào cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ, đó chỉ là sự bịa đặt, vu khống và phỉ báng!
Cũng may mắn thay, các bằng chứng từ computer của Hunter Biden hiện nay đang nằm trong tay của FBI và Rudy Giuliani.

http://vietmania.blogspot.com

 

 

Đăng ngày 22 tháng 10.2020