D’ORMESSON. CHUYỆN BÊN LỀ

Từ Thức

Trong một cuốn sách đàm thoại, nhà văn François Sureau, cũng là cố vấn của Emmanuel Macron, hỏi Jean d’Ormesson: khi ra đi, ông muốn người Pháp tặng quà gì để cám ơn? D’Ormesson nói: tôi đã có đủ cả, à, có lẽ một cây bút chì. Lúc nào cũng cần một cây bút.
Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao một cây bút chì 10gr ngoan ngoãn nằm yên trên quan tài cả giờ trong một buổi gió lớn? Tuần báo Le Point trả lời, với hình ảnh: người ta dán, kín đáo, một băng dây keo trên lá cờ phủ quan tài. Macron chỉ việc đặt cây bút trên đó.
Ít ngày trước khi ông từ trần, một ký giả hỏi: mỗi ngày ông nhận được từ 100 tới 200 lá thư của độc giả ái mộ, ông có mong đám đông tới đưa tang? D’Ormesson trả lời: người ta đòi hỏi nhiều ở các nhà văn. "Một nhà văn phải thận trọng khi viết, khi nói. Và khi chết, phải tránh chết cùng lúc với Piaf". Edith Piaf là ca sĩ được quần chúng ưa chuộng, đám tang đã làm quên hết chuyện thời sự cả tháng. D’Ormesson từ trần cùng một tuần lễ (một ngày trước) với… Johnny Halliday.
Jean d’Ormesson viết, trước khi chết: "Cái chết không làm gì nổi tôi"( La mort ne peut rien contre moi). Và nói, trước đó: Cái chết là một cái tên khác của đời sống (la mort est un autre nom de la vie). "Chết không khiến tôi bận tâm. Chỉ phiền là sẽ không được am tường những gì xẩy ra trên đời này".

Vài tư tưởng d’Ormesson, rải rác đây đó:
- Khi có một cái gì quý hơn đời sống, lúc đó đời sống trở thành đẹp (C’est quand il y a queque chose au dessus de la vie que la vie devient belle)
- Đời sống không phải là một ngày hội triền miên. Cám ơn những bông hồng, cám ơn cả những cái gai.
- Cái độc ác nhất, khi về già, là những khoảng trống lớn dần chung quanh. Những bậc thầy mình yêu quý, ngưỡng mộ đi trước. Rồi tới bạn hữu, những người học cùng lớp, đã đàn đúm, đã trượt tuyết, đã làm tình với nhau. Nhất là những người trẻ hơn, đáng lẽ phải đưa tang mình, nhưng phải tiễn họ ra đi
- Hiện tại sẽ vô ích, nếu không có tương lai, và sẽ nghèo nàn nếu không có quá khứ.
- Thời gian đi qua. Nó đâu biết làm chuyện gì khác
- Tiền bạc là một tên đầy tớ chỉ âm mưu leo lên làm chủ. Phải cương quyết chống lại tai họa đó.
- Máy vi tính xách tay rơi vào tay ta, thay cho tràng hạt. Facebook là một lễ thánh thể không có Chúa, pha lẫn với một cuộc xưng tội (Le portable entre nos mains, prend la place du chapelet; facebook est une communion sans Dieu, mêlée de confession)
- Những người lạnh lùng không phải không có khả năng yêu thương. Cái lạnh lùng chuẩn bị cho đam mê. Lạnh lùng với mọi người để đam mê một người.
- Người ta có thể nói bất cứ điều gì về ái tình. Tát cả những gì nói về ái tình đều đúng. Nói ngược lại cũng đúng (On peut tout dire sur l’amour. Tout ce qu’on en dit est vrai, et le contraire aussi)
- Tôi không biết có Thượng đế không. Những bằng chứng về Thượng đế người ta đưa ra không hoàn toàn thuyết phục. Những cố gắng để chứng minh ngược lại còn vô nghĩa hơn.

Paris ( 15/12/2017)

L’image contient peut-être: 1 personne, debout, foule et texte

https://www.facebook.com/tu.thuc.39


JOHNNY

Từ Thức

Vài bạn xúi tôi viết bài về Johnny Hallyday, ca sĩ nổi danh nhất nước Pháp từ trần cùng một tuần lễ với Jean d’Ormesson. Tôi không làm, vì không phải là fan của Hallyday.
Rất khó viết, nếu không muốn thương vay khóc mướn. Tôi thích Jacques Brel, Yves Montand, Charles Trenet, Georges Moustaki hơn, và nghĩ họ nói lên tâm hồn người Pháp hơn, dù Brel là người gốc Bỉ, Montand gốc Ý, Moustaki gốc Hy Lạp. Nhưng đó cũng chỉ là một cái "goût" cá nhân.
Nếu viết, người đọc cảm... thấy, biết mình không thực, là điều tối kỵ khi cầm bút.
Từ hai ngày nay, tôi không dám mở TV, radio. Nhức đầu vì khắp nơi, 24 giờ trên 24, thiên hạ ra rả về Johnny, như vừa mất một vĩ nhân, một anh hùng dân tộc.
Từ ông tài xế taxi, tới ông thủ tướng, tổng thống, ai cũng thấy phải có bổn phận ca tụng Johnny Hallyday. Cả nước Tây náo loạn tổ chức lễ tiễn biệt, đường xá kẹt cứng vì những đám fans tuần hành, la hét. Cả thành phố Paris ngưng sống, nín thở tưởng niệm Johnny. Không có một tờ báo, tuần san, nguyệt san nào không ra một số đặc biệt Johnny Halliday.

Người ta quên Johnny Hallyday là người gốc Bỉ, cách đây vài năm muốn lấy lại quốc tịch Bỉ vì dân Bỉ đóng thuế ít hơn dân Pháp. Bị Bỉ từ chối, Johnny di tản, sống ở Thuỵ Sĩ và Los Angelès, nơi thuế má êm đềm hơn xứ Tây. Johnny không phải là một ông thánh, như thiên hạ xúm vào thi nhau ca tụng.
Mỗi người một goût, nhưng để nói về Johnny, tôi nghĩ Hallyday đã mang tới cho người Pháp một luồng gió tự do. Trước Johnny, lên sân khấu hát phải đóng complet, cà vạt, phải trịnh trọng. Halliday là người đầu tiên, ảnh hưởng các ca sĩ Anh, Mỹ, đã cởi trần, la hét trên sân khấu. Một hình thức diễn tả mới, hợp với thời đại mới, với tuổi trẻ.

Rất đẹp, nếu trong một tuần lễ, người Pháp nồng nhiệt tiễn đua hai khuôn mặt văn hóa, một trí thức, một bình dân. Nhưng, theo thiển ý, cũng rất cá nhân, người ta hơi quá đáng trong trường hợp Halliday,
Tôi đóng cửa, nằm chờ cơn sốt Johnny qua đi, để xuống đường, đi mua thịt ba chỉ về kho tàu, ăn cho qua khỏi mùa đông.
9 tháng 12.2017

https://www.facebook.com/tu.thuc


NƯỚC PHÁP TIỄN ĐƯA JEAN D’ORMESSON

Từ Thức

L’image contient peut-être: 1 personne, gros planTổng Thống Pháp Macron, với hai tổng thống tiền nhiệm Sarkozy, Hollande cùng với hàng trăm khuôn mặt văn hóa, sáng nay, thay mặt cả nước Pháp, tiễn đưa nhà văn hàng đầu Jean d’Ormesson vừa từ trần.
Emmanuel Macron đặt lên quan tài một chiếc bút chì theo ý nguyện của người quá cố, một nhà văn 92 tuổi còn viết bằng bút, lúc nào trong túi cũng có 4 cây bút để sẵn sàng viết. D’ormesson nói: "viết văn rất khó, nhưng khó hơn nữa là ngừng viết’’
Có những người lạc quan, yêu đời đến độ người ta ngạc nhiên thấy họ cũng từ trần, như Jean d’O, mặc dù ông đã 92 tuổi.

HUYỀN THOẠI SỐNG
Jean d’Ormesson là nhà văn vua biết mặt, chúa biết tên ( giao du với những Tổng thống, Thủ tướng..), nhưng cả nước coi như một người trong gia đình, nhờ gần 50 cuốn sách và sự tham dự của ông trên truyền thanh, truyền hình, từ những chương trình văn hoá có uy tín tới những chương trình bình dân nhất.
Một triệu người theo dõi chương trình đặc biệt về Jean d’Ormesson đêm qua, con số khán giả kỷ lục với một chương trình về văn chương, trên một đài văn hóa ( France 5 ), trong khi các đài khác có những chương trình hấp dẫn đám đông: football, ca nhạc, phim đủ loại và tưởng niệm một ca sĩ nổi danh nhất cũng vừa từ trần, Johnny Halliday.
Jean d’Ormesson là một huyền thoại sống ( mythe vivant ). Một ông già rất trẻ, một nhà quý tộc rất bình dân, một nhà văn kiến thức mênh mông nhưng ngôn ngữ đơn giản. Nhất là cặp mắt xanh ranh mãnh và một niềm lạc quan không có gì lay chuyển nổi. Jean d’Ormesson được coi là một "nhà văn của hạnh phúc "( écrivain du bonheur ).
Văn của ông nổ vui như rượu sâm banh, là một liều thuốc bổ.
Đó là một trường hợp hy hữu, vì trong văn chương Pháp, theo một tác giả, từ Baudelaire, Flaubert, hạnh phúc là điều cấm kỵ. Voltaire là nhà văn hạnh phúc cuối cùng. Sau đó, văn chương đồng nghĩa với bi kịch, với bi quan, với mặt trái của xã hội. André Gide nói: với những tình cảm tốt, người ta làm những cuốn tiểu thuyết dở.
Sự thực, văn Jean d’Ormesson nhẹ nhàng, không một chút làm dáng, kênh kiệu, nhưng diễn tả những suy nghĩ sâu xa của một tác giả uyên bác, thạc sĩ triết, tốt nghiệp đại học nhân văn uy tín nhất: Normal Sup. Như Oscar nói: cái sâu xa ở ngay trên bề mặt. Emmanuel Macron nhắc đến cái nhẹ nhàng, trang nhã của Jean d’O: "nhẹ nhàng không có nghiã là hời hợt, chỉ trái nghĩa với nặng nề".

PLEIADE
Jean d’Ormesson là một nhà văn được quần chúng ưa chuộng, nhưng cũng được giới văn hoá nhìn nhận.
Tác phẩm của ông được in trong Pléiade, một ấn bản đặc biệt của nhà xuất bản Gallimard dành cho những nhà văn có uy tín trên thế giới. Thường thường là những nhà văn đã qua đời, vì không có gì chắc chắn hơn để đánh giá một nhà văn hơn là thời gian.
Cùng với André Gide, Milan Kundera, Aragon… d’Ormesson thuộc những nhà văn hiếm hoi được in trong Pléiade khi còn sống. D’Ormesson không khỏi hãnh diện: "Đó là giải Nobel của tôi "và nói với Gallimard: từ nay, sách Pléiade (rất đắt, dành cho những người say mê văn chương) sẽ trở thành best sellers.

Cái tựa dài thòong của cuốn sách cuối cùng (2016) tóm tắt nhân sinh quan của tác giả: "Je dirai malgré tout que cette vie fut belle "( Tôi sẽ nói cuộc đời này dù sao cũng thật đẹp ).
Jean d’O có lý do để thấy cuộc đáng sống.
Giòng dõi quý tộc ( gia đình giao du với những người như Sigmund Freud, Charles Darwin, Stefan Zweig… ), ông lớn lên trong những lâu đài, tác phẩm đều là best sellers, từ cuốn đầu tay tới cuốn cuối cùng, giám đốc nhật báo Le Figaro, kết hôn và hạnh phúc với con gái ông vua đường ( Béghin Say ), vua báo chí. Mỗi sán,g bạn bỏ một viên đường vào ly café, đọc một tờ báo, bạn làm giầu cho gia đình Béghin.
Tiểu thuyết của Jean d’O được yêu chuộng, vì mặc dù đặt bối cảnh trong giới quý tộc, nhưng vẽ lại cả một thờI đại của xã hội Pháp. Jean d’O không phải là một nhà văn "nombriliste ", coi cái rốn của mình là trung tâm vũ trụ, như đa số các nhà văn Pháp hiện đại. Jean d’O thuộc ntruyền thống những nhà văn nhân bản như Balzac, Standhal.
Ngoài tiểu thuyết, tác phẩm của ông gồm đủ loại: tùy bút, biên khảo, về đủ mọi góc cạnh liên hệ tới đời sống.

MỘT CÁI GÌ BẤT ỔN
Cuốn tiểu thuyết "Au Plaisir de Dieu ", một thứ "Gone With The Wind "( Cuốn theo Chiều Gió ), mô tả đời sống thăng trầm của chính gia đình ông, một gia đình quý tộc. Cuốn sách best seller trở thành phim, thu hút hàng triệu khán giả. Dấu hiệu của một tác phẩm lớn: mỗi người tìm thấy mình trong tác phẩm, mặc dù không sống trong cùng một bối cảnh, một giai cấp xã hội.
Văn phong của Jean d’O nhẹ nhàng, trang nhã, nhưng đề cập tới những vấn đề nhân sinh với con mắt triết gia.
Sinh ra với cái thìa bằng bạc trong miệng, vào đời với vé tàu hạng nhất, như ông nói, Jean d’O có những cái nứt rạn trong đời sống, cũng như trong tâm hồn. Ông nói, qua nụ cười ranh mãnh: tôi viết cuốn sách đầu tiên để tán gái, và 92 tuổi, tôi vẫn chạy theo phụ nữ, không biết để làm gì. Nhưng thú thực, nghiêm trang hơn: "Nếu tôi hoàn toàn sung sướng, nếu tất cả đều toàn thiện, tôi đã không viết. Tôi viết bởi vì có cái gì đó bất ổn. Nhưng tôi không biết là cái gì "( Si j’étais tout à fait heureux, si tout était parfait, je n’écris pas. J’écris parce que quelque chose ne va pas. Mais quoi? Je n’en sais rien).

CỘNG SẢN CHIẾM SAIGON: MỘT ĐẠI HỌA
Thuộc phe hữu, giám đốc nhật báo Le Figaro, ông đã cùng với Raymond Aron tích cực bênh vực miền Nam VN, trong khi hầu hết trí thức có khuynh hướng thiên tả
Người ta nhớ những cuộc tranh luận nẩy lửa giữa Jean d’O và các ký giả Cộng Sản về chiến tranh VN.
Ông viết: "việc CS chiếm Pnom Penh và Sài gòn là một đại họa. Bởi vì người ta muốn nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi có một luồng gíó tự do ( un air de liberté ) trước khi rơi vào tay Cộng Sản".
Câu tuyên bố của ông khiến cả đám trí thức thiên tả xông vào, đả kích. Ca sĩ thiên Cộng nổi tiếng Jean Ferrat làm một bản nhạc, Un air de liberté, kết án d’Ormesson vấy máu trên môi vì đã bênh vực những người chống Cộng. "Ah, Monsieur d’Ormesson/ Vous osez déclarer/Qu’ un air de liberté/ Flottait sur Saigon/ Avant que cette ville s’appelle ville HCM "( Ông d’Ormesson/ Ông dám tuyên bố/ Một luồng gíó tự do/ Bay trên Saigon/ Trước khi thành phố mang tên HCM).
Mặc dầu vậy, Jean d’O vẫn không oán trách Jean Ferrat. Ông nói: tôi không có khả năng thù oán. Bí quyết hạnh phúc của Jean d’O: "il faut tout aimer "( Phải yêu mọi người, mọi thứ )." Nếu bạn yêu người, yêu đời, yêu cái đẹp, không bận tâm đến những thù oán, tỵ hiềm; hạnh phúc không xa". Là người trẻ nhất ( 48 tuổi ) khi được nhận vào Hàn Lâm Viện ( Académie Française ), ông là người vận động và thành công trong việc đưa một nhà văn phụ nữ đầu tiên, Margueritte Yoursenar, vào Hàn Lâm Viện dành riêng cho đàn ông từ khi thành lập, thời Richelieu.

Được đời ưu đãi, Jean d’O có tinh thần nhân bản, tranh đấu cho công bằng xã hội.
Ông nói: "Có hai cái hầu như không thể đạt được, là sự thực ( la vérité ) và sự công bằng, công lý ( la justice ). Tôi ghét hai loại người: những người nghĩ mình nắm sự thực và công lý trong tay ; và những người nghĩ không nên bận tâm bởi vì sự thực và công lý sẽ không bao giờ có trên đời. Không, biết là không làm được, nhưng vẫn phải tranh đấu đi tới ". Không xa tư tưởng của Scott Fitzgerald mà ông ngưỡng mộ: "Hãy ý thức rằng tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng vẫn phải hành động để thay đổi ". Những người sáng suốt nhưng lạc quan. Lạc quan nhưng sáng suốt.
Adieu, Monsieur d'O. Et merci.
Paris ( 08/12 / 2017 )

L’image contient peut-être: une personne ou plus et personnes debout


L’image contient peut-être: 1 personne, debout et plein air

https://www.facebook.com/tu.thuc


OF HORSES AND MEN (1)

Một bà bạn người Pháp, đi du lịch về, ngạc nhiên: sao ở VN thấy ít chó và ngựa.
Về chó, không lẽ nói đồng bào tôi đã làm thịt, nhậu hết. Còn con nào, không dám thả ra ngoài đường, sợ bọn đánh bả chó. Chẳng ai để tâm tới những con chó, khi hàng triệu người cũng đang bị đánh bả, dở sống dở chết.
Đành đem chuyện văn hóa ra hù thiên ha: người Việt quây quần với gia đình, không cá nhân chủ nghĩa, không cô đơn như Tây, khỏi cần nuôi chó làm bạn. Bà ta thấy...có vẻ chí lý, đang suy ngẫm về triết lý Đông phương.
Còn ngựa?
Michael Herr, ký giả chiến trường đã viết scénario những cuốn phim Full Metal Jacket, Apocalypse Now, trong cuốn sách best seller "Putain de Mort"( nguyên bản Anh ngữ: Dispaches), cũng thấy vắng bóng ngựa ở VN. Ít thấy bóng những "putain de chevaux" tại cái "putain de pays" này.
Phải giải thích thế nào?
Nhậu: công bình mà nói, người Việt thấy con gì đụng đậy là đè ra nhậu, kể cả những sinh vật quý và hiếm, kho tàng của đất nước; nhưng ít nhậu thịt ngựa.
Không nuôi ngựa, bởi vì nuôi ngựa tốn lương thực, trong khi người đã mệt nhoài chạy gạo?
Không nuôi ngựa, bởi vì, ở VN, cưỡi cổ DÂN sướng, và dễ hơn cưỡi NGỰA?
Bạn có cách giải thích nào khác?

( 1 ) Of Horses and Men: nhái cái tựa của John Steinbeck, Of Mice and Men

L’image contient peut-être: cheval, ciel, plein air et nature

L’image contient peut-être: une personne ou plus et plein air

7 tháng 12.2017

Fb Từ Thức


ADIEU, JEAN D'O

Từ Thức

Jean d’Ormesson ra đi vĩnh viễn hôm qua. Có những người lạc quan, yêu đời đến độ người ta ngạc nhiên thấy họ cũng từ trần, như Jean d’O, mặc dù ông đã 92 tuổi.
Jean d’Ormesson là nhà văn vua biết mặt, chúa biết tên (giao du với những Tổng thống, Thủ tướng...), nhưng cả nước Pháp coi như một người trong gia đình, nhờ gần 50 cuốn sách và sự tham dự của ông trên truyền thanh, truyền hình, từ những chương trình văn hoá có uy tín tới những chương trình bình dân nhất.
Một ông già rất trẻ, một nhà quý tộc rất bình dân, một nhà văn uyên bác nhưng ngôn ngữ đơn giản. Nhất là cặp mắt xanh ranh mãnh và một niềm lạc quan không có gì lay chuyển nổi.
Cái tựa dài thòong của cuốn sách cuối cùng (2016) tóm tắt nhân sinh quan của tác giả: "Je dirai malgré tout que cette vie fut belle "(Tôi sẽ nói cuộc đời này dù sao cũng thật đẹp).

Jean d’O có lý do để thấy cuộc đời đáng sống.
Giòng dõi quý tộc (gia đình giao du với những người như Sigmund Freud, Charles Darwin, Stefan Zweig, Léon Blum…), ông lớn lên trong những lâu đài, tác phẩm đều là best sellers, từ cuốn đầu tay tới cuốn cuối cùng, giám đốc nhật báo Le Figaro, kết hôn và hạnh phúc với con gái ông vua đường (Béghin Say), vua báo chí. Mỗi sáng bạn bỏ một viên đường vào ly café, đọc một tờ báo, bạn làm giầu cho gia đình Béghin.
Tiểu thuyết của Jean d’O được yêu chuộng, vì mặc dù đặt bối cảnh trong giới quý tộc, nhưng vẽ lại cả một thờ đại của xã hội Pháp (La Gloire de l’Empire, Au plaisir de Dieu…). Jean d’O không phải là một nhà văn "nombriliste", coi cái rốn của mình là trung tâm vũ trụ, như đa số các nhà văn Pháp hiện đại. Ông thuộc truyền thống những nhà văn nhân bản như Stendhal, Balzac...
Dấu hiệu của những tác phẩm lớn: người đọc thấy mình trong những trang sách của Jean d'Ormesson, mặc dù sống trong một bối cảnh khác.
Trọn bộ tác phẩm của ông được in trong ấn bản có uy tín Pléiade của nhà xuất bản Gallimard, một vinh dự rất ít nhà văn đạt được khi còn sống. Ông nói: "đó là giải Nobel của tôi".

Thuộc phe hữu, ông đã cùng với Raymond Aron tích cực bênh vực miền Nam VN, trong khi hầu hết trí thức có khuynh hướng thiên tả. Người ta nhớ những cuộc tranh luận nẩy lửa của Jean d'O về chiến tranh VN với những ký giả Công sản
Bình thường, ông có tinh thần cởi mở, vui vẻ thảo luận về nghệ thuật với một rappeur, về văn chương với một người chưa bao giờ đọc sách.
Là người trẻ nhất (48 tuổi) khi được nhận vào Hàn Lâm Viện (Académie Française), ông là người vận động và thành công trong việc đưa một nhà văn phụ nữ đầu tiên, Margueritte Yoursenar, vào Hàn Lâm Viện dành riêng cho đàn ông từ khi thành lập, thời Richelieu.

Được đời ưu đãi, Jean d’O có tinh thần nhân bản, tranh đấu cho công bằng xã hội.
Bí quyết hạnh phúc, theo Jean d'O: "il faut tout aimer" (Phải yêu tất cả mọi thứ, mọi người). Nếu anh yêu người, yêu thiên nhiên, say mê nghệ thuật, đầu óc không vướng mắc những ganh tị, thù oán, hối tiếc, hạnh phúc không xa.
Ông nói: "Có hai cái hầu như không thể đạt được, là sự thực (la vérité) và sự công bằng, công lý (la justice). Tôi ghét hai loại người: những người nghĩ mình nắm sự thực và công lý trong tay và những người nghĩ không nên bận tâm bởi vì sự thực và công lý sẽ không bao giờ có trên đời. Không, biết là không làm được, nhưng vẫn phải tranh đấu đi tới". Không xa tư tưởng của Scott Fitzgerald mà ông ngưỡng mộ: "Hãy ý thức rằng tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng vẫn phải hành động để thay đổi".

L’image contient peut-être: 1 personne, gros plan

06/12/2017

https://www.facebook.com/tu.thuc


GANDHI

Từ Thức

Qua vụ BOT Cai Lậy, bạn đã thấy trong một chế độ độc tài, bất tuân dân sự là một hình thức tranh đấu hữu hiệu nhất.
Nếu bạn nghĩ bất bạo động là thụ động, khoanh tay không làm gì hết, hãy coi cuốn phim GANDHI của Richard ATTENBOROUGH.
Nếu bạn muốn biết bất tuân dân sự lợi hại tới mức nào, hãy coi Gandhi "Một trăm ngàn người Anh không thể kiểm soát 350 triệu người Ấn, nếu người Ấn từ chối không cộng tác" (Gandhi)
Nếu bạn chưa coi GANDHI, nên coi ngay. Nếu bạn đã coi 12 lần, nên coi lần thứ 13 cuốn phim chiếm 8 giải Oscars, 5 British Academy Film Awards, 5 Golden Globes. Trên Youtube hay DVD
Nếu bạn muốn biết thế nào là diễn xuất, hãy coi Ben Kingsley, Martin Sheen, Candice Bergen v.v... trong Gandhi.
Nếu bạn muốn biết thế nào là scénario, là dàn cảnh, là quay phim, hãy coi Gandhi.
Nếu bạn nghĩ phim lịch sử không lôi cuốn hấp dẫn từ đầu tới cuối, hãy coi Gandhi
Nếu bạn xài đồ Tàu ngày đêm, muốn hiểu boycott hữu hiệu thế nào, hãy coi Gandhi
Bạn trẻ, hãy coi Gandhi, ít nhất 5,6 lần. Để hiểu tại sao một ông già đóng khố nhỏ thó, như Romain Rolland viết, đã làm rung chuyển đế quốc lớn nhất trong lịch sử, nơi mặt trời không bao giờ lặn.
Hãy coi Gandhi. Để hiểu câu nói của Dalai Lama: "Nếu bạn nghĩ mình quá bé nhỏ, không làm được gì, hãy thử ngủ yên với những con muỗi vo ve bên cạnh".
Có những tác phẩm làm người ta yêu nghệ thuật hơn, yêu đời hơn, yêu mình hơn, lạc quan hơn. Cảm thấy mình không phải là giun dế để ai cũng xéo lên được. GANDHI by Sir R.ATTENBOROUGH

https://www.facebook.com/tu.thuc


Bán thịt người. Còn gì chúng không làm?

Một người đàn bà VN bán 80, 100 dollars một kg. Một kg thịt bò Kobe 400 dollars. Vẻ vang dân Việt.
Chuyện bán nô lệ ở Syrie ( Syria ) khiến cả thế giới phẫn nộ. Chuyện buôn bán nô lệ ở VN diễn ra mỗi ngày, không ai bận tâm. Kể cả người Việt. Chúng ta có còn là một dân tộc biết tự trọng?

L’image contient peut-être: une personne ou plus


Chuyện Tây

Một người Pháp vừa kiện một thị trấn về tội không chăm sóc đường xá: xe anh ta bị hư vì đụng một ổ gà. Toà án bắt thành phố phải bồi thường anh ta 2000 euros tiền sửa xe.
Chuyện Việt. Ở VN, không bao giờ có những vụ kiện tụng vớ vẩn như vậy. Bởi vì đường xá VN không bao giờ có ổ gà.
Nhà cầm quyền hết lòng lo việc chung, để người dân có đời sống thoải mái. Điều đó giải thích tại sao ở VN mỗi lần có bầu cử, 100% cử tri hồ hởi đi bầu và ứng cử viên của Đảng tái cử với 99% số phiếu.
Môt lý do cách khác: người Việt có tinh thần công dân cao. Không muốn làm mất thời giờ toà án. Biết các quan tòa phải lo chuyện quốc phòng khẩn trương hơn: xử tội bọn xuyên tạc Formosa, bôi nhọ Trung Quốc.



Chuyện Tàu

China Daily, báo chính thức của nhà nước, giải thích tại sao Trung Quốc không có phong trào tố giác chuyện xách nhiễu tình dục, nhất là trong chính giới, như ở các nước Tây Phương sau vụ Harvey Weinstein: bởi vì Trung Hoa có nền văn hóa cao, có đạo đức cổ truyền.
Tờ báo trào phúng Pháp Le Canard Enchainé có một giải thích khác: Khó có chuyện xách nhiễu tình dục trong Ủy ban thường vụ của Bộ Chính trị, vì 7 người thuộc Ủy ban đều là đực rựa, đều gần đất xa trời, chân tay run rẩy, trên bảo dưới không nghe.
03/12/2017

L’image contient peut-être: plein air et nature

Fb Từ Thức


KHUÔN MẶT PHỤ NỮ 2017

Từ Thức

Nhìn hai tấm hình, nếu không theo dõi thời sự, khó biết ai là người sắp đi tù 10 năm, ai đang loan một tin đáng hãnh diện.
Bà phát ngôn viên bộ ngoại giao mặt mày ngượng nghịu. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tươi như một đoá hoa.
Phải chăng bởi bà phát ngôn biết mình sắp nói láo, và biết thiên hạ biết mình nói láo?. "Người ta nói láo bằng miệng, nhưng cùng lúc, với bộ mặt, người ta cũng để lộ sự thực ".Nietzsche (1)
Phải chăng NNNQ có cái an tâm tự tại của một người biết mình có chính nghĩa, biết mình có lý, biết mình đã làm chuyện phải làm?.
Trong cả hai trường hợp, nét mặt nói nhiều hơn ngôn ngữ. Nét mặt nói thay ngôn ngữ
Người đàn bà tươi nhất trong năm không phải là một minh tinh màn ảnh. Người đàn bà đẹp nhất trong năm không phải là người mẫu với thời trang đắt tiền. Khuôn mặt đàn bà tươi đẹp nhất trong năm là một phụ nữ với trang phục bình dị, tươi cười, bình thản đi vào hang cọp.
Cái tươi cười, rạng rỡ, bình thản, không một chút lo sợ hay oán thù, của một người đàn bà tay trắng, với lương tâm bình an, khiến lực lượng an ninh hùng hậu chung quanh trở thành lố bịch. Sức mạnh ngả sang bên người tay không. Bạo quyền tự nhiên trở thành lố bịch. Trơ trẽn. Khả ố.
Một hình ảnh đôi khi nói nhiều hơn một trăm trang giấy
(1) "On ment bien de la bouche, mais avec la gueule qu’on fait en même temps, on dit la vérité quand même ".. F. Nietzsche

L’image contient peut-être: 1 personne, debout


L’image contient peut-être: 1 personne, texte
01/12/2017

https://www.facebook.com/tu.thuc.39

 

Đăng ngày 19 tháng 12.2017