VC vẫn là thế mà!

Nguyễn thị Cỏ May

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị nhà cầm quyền Hà nội tổ chức bắt cóc ở Berlin tới nay gần một tháng vẫn chưa được Hà nội trả lời yêu cầu giao trả của Chánh phủ Đức một cách rõ ràng, ngoài thái độ làm thinh và lời tuyên bố "lấy làm tiếc" của một viên chức thông tin trên TV. Phía Đức, Chánh phủ vẫn tiếp tục mở rộng điều tra tội phạm và tuyên bố sẽ không bỏ qua sự cố ý vi phạm luật pháp của Đức và cả luật pháp quốc tế của Hà nội.
Chánh phủ Đức, theo báo chí Đức, sẽ thưa vụ việc này tới Liên Hiệp Quốc. Trong gần đây, công an Hà nội vẫn hoạt động phá phách cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt nam tỵ nạn cộng sản và theo dõi hăm dọa an ninh nhà báo Việt ngữ Thời Báo ở Đức. Coi thường luật pháp, coi thường quan hệ quốc tế vẫn là bản chất của cộng sản, đặc biệt hơn là của VC Hà nội.
Chừng nào nhóm du đảng của Sứ quán Hà nội ở Berlin đi tù ?
Theo nhà báo Lê Anh (Thời Báo.de ở Đức, 16/09/2017), đang có nghi ngờ mật vụ VC tổ chức mạng lưới an ninh bám sát hoạt động của các nhà báo Việt nam ở Đức. Trước giờ, họ chỉ tập trung hoạt động nhằm vào cộng đồng người Việt đến từ miền Bắc sanh sống trên phần nước Đức thuộc Đông Đức cũ. Phần lớn những người này ngày nay làm ăn gìàu có. Họ là chủ những cơ sở kinh doanh và đều có giấy tờ hợp lệ thường trú ở Đức. Cả công dân Đức. Với những người này, Hà nội chiêu dụ để moi tiền, nhưng vẫn nói đẹp "Chánh phủ tạo điều kiện cho đồng bào sanh sống và kinh doanh..."! Hà nội quên trước đây những người này còn đứng bán thuốc lá trên đường phố Berlin bị cảnh sát bắt thì họ lờ đi. Khi moi tiền đóng góp hằng tháng không đủ theo lời hứa của những người không có giấy tờ cư ngụ thì công an của Sứ quán hăm dọa sẽ tố cáo với cảnh sát hoặc cho du đảng xử lý. Nay vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh một cách du côn bị báo chí Đức và cả báo Việt ngữ lên tiếng tố cáo, Hà nội cho công an theo dỏi, chụp hình nhà báo Lê Trung Khoa của "Thời Báo.de" và kín đáo báo cáo cho Sứ quán Hà nội ở Berlin.
Berlin vào chiều thứ bảy rất náo nhiệt, nhứt là khu vực bức tường Berlin cũ. Du khách khi tới Đức đều tới viếng khu này. Họ chụp hình những thánh giá có ghi tên người dân Đức bị mật vụ Đông Đức bắn chết khi họ vượt qua Tây Đức tìm Tự do.
Một nữ phóng viên người Mỹ của TV Houston tới đây nhơn có cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt nam phản đối Hà nội vi phạm luật pháp Đức và Quốc tế và yêu cầu Chánh phủ Đức quan tâm bảo vệ an ninh cho họ, cô đã không bỏ lở cuộc biểu tình, vội quây phim và phỏng vấn người tổ chức và tham dự.
Đồng thời, một nhóm nhà báo Pháp cũng thu hình, phỏng vấn nhiều người Việt nam để làm bộ phim tài liệu "Vượt qua nổi sợ hãi "sẽ phát hành khắp thế giới.Trong lúc đó lại có một vài phụ nữ Việt nam, không thuộc nhóm biểu tình, đứng bên ngoài, quậy phá bằng cách vừa quay phim, chụp ảnh, vừa buông lời tục tĩu xúc phạm tới nhóm biểu tình hợp pháp. Cảnh sát Đức thấy thái độ của họ hoàn toàn không giống những người Việt nam bình thường nên đã sớm can thiệp để kịp đề phòng phản ứng đáng tiếc có thể xảy ra của những người biểu tình. Trong các quán xung quanh khu vực biểu tình, thấp thoáng vài khuôn mặt cũng Việt nam ở Đông Berlin đang làm như mình là thực khách, cúi mặt xuống bàn, thỉnh thoảng, liếc mắt quan sát các diễn biến của đoàn biểu tình. Một nhóm khác theo dõi các phóng viên người Việt của báo Việt ngữ để chụp hình và nghe ngóng hoạt động của họ để mật báo cấp chỉ huy ẩn trong Sứ quán.
Ngoài ra, Hà nội còn tổ chức mạng lưới thông tin trên internet tung tin nới xấu những nhà báo Việt ngữ vì dám tố cáo với dư luận người Việt nam những hành động du côn của VC hoạt động ỏ Berlin. Họ cũng bịa tin để công kích nhìều người trong cộng đồng người Việt ở Tây Đức thường xuyên chống họ, nhứt là trong hai dự án dựng tượng Hồ Chí Minh ở Đức đã phải dẹp bỏ.
Nhóm du đảng này còn tiến xa hơn là dám phổ biến lời hăm dọa bằng tiếng lóng "lẩy cò" hoặc cho "ăn tiết canh" nhằm những nhà báo, như Lê Trung Khoa, viết tường thuật đúng sự thật những hoạt động của Hà nội. Họ là những đảng viên cs do Hà nội đưa qua nằm vùng ở Berlin trong số này có nữ cán bộ có bề dày kinh nghiệm 23 tiền sự đánh người tại Đức, hoặc các đảng viên chuyên chính, đầy "lý luận", mới ra tù sau 18 năm thi hành bản án hình sự ở Berlin vì tội giết 4 người Việt Nam từ những năm 1998.
Mặt khác, họ cũng liên lạc với gia đình của các nhà báo đang bị họ khủng bố để đe dọa thêm, vừa tuyên truyền dối trá để làm cho người ta có thể tin hoạt động của Sứ quán ở Berlin, đảng và nhà nước ở Hà nội là đúng. Đã có vài người thiếu thông tin vội tin họ, hợp tác với họ. Không có ai bìết Chánh quyền Đức đang mở rộng điều tra tội phạm của họ ở Berlin. Khi hồ sơ hoàn tất, chánh quyền Đức sẽ truy tố họ ra tòa án về tội phá rối an ninh đời sống của cộng đồng người Việt nam tại Đức và còn tiếp tay những hoạt động gián điệp nữa.


Du đảng của Sứ quán Hà nội theo dõi nhà báo Lê Trung Khoa (Ảnh của Thời Báo.de)

Tòa án nào sẽ xử vụ Trịnh Xuân Thanh?

Mọi người tới được nước Đức đều được quyền ở lại chờ phán quyết của Tòa án, Chánh phủ Đức cũng không có quyền đưa cảnh sát trục xuất ngay nếu họ không vi phạm tội hình sự ở xứ của họ. Hà nội tổ chức du côn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thay vì chờ quyết định của Chánh quyền Đức, là một vi phạm nghiêm trọng luật pháp Đức, luật pháp Quốc tế và cả luật pháp của Hà nội (luật ngoại giao việt nam). Nhưng đảng và nhà nước cộng sản Hà nội chọn cách bắt cóc để biểu dương uy quyền và bản lãnh của ta nhằm hù dọa những ai muốn chống đảng hãy liệu hồn. Không ở đâu có thể thoát được khỏi tay của ta. Hồi sau 30/04/75, cán bộ thường tuyên bố một cách chắc nịch khi chửi bới những người vượt biển rằng "chạy đi đâu cho mất công, nay mai chúng tôi sẽ qua tới đó, giải phóng luôn...".
Hà nội bắt cóc Trịnh Xưân Thanh tại Berlin là một hành động khủng bố có chủ trương, có thể sẽ bị truy tố ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế tuy Việt nam không ký tham gia Qui chế Rome 1998.
Theo qui định của qui chế Rome, Tòa án Hình sự Quốc tế vẫn có thẩm quyền pháp lý đối với công dân của bất kỳ quốc gia không thành viên nào nếu phạm tội trên lãnh thô của một quốc gia thành vìên. Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu châu có ký kết một Hiệp định chung theo đó, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền xét xử hình sự đối với hoạt động khủng bố xảy ra trên lãnh thổ các quốc gia thành viên Âu châu. Đối tượng để các quốc gia thực hiện thẩm quyền được xác định không chỉ giới hạn đối với công dân của Âu châu mà còn mở rộng ra tới các hoạt động khủng bố thực hiện trên lãnh thổ Âu châu bởi công dân của quốc gia ngoài Âu châu.
Như vậy thẩm quyền và nghĩa vụ hợp tác với Tòa án Hình sự Quốc tế không chỉ ràng buộc các quốc gia thành viên của Qui chế Rome mà ràng buộc cả những quốc gia không thành viên trong một số trường hợp nhứt định. Các quốc gia không thành viên Qui chế Rome không chỉ chịu sự ràng buộc đối với nghĩa vụ và việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án Hình sư Quốc tế, các quốc gia đó còn phải chịu các trách nhiệm pháp lý phát sanh trong một số trường hợp không thực hiện những nghĩa vụ này. Đây chính là điểm quan trọng cho các quốc gia chưa chịu tham gia Qui chế Rome.

Việt nam xứng đáng đề cử đại diện làm Tổng Giám đốc UNESCO?

Bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt nam là dối trá và bạo lực, tức không khoa học vì coi thường sự trung thực, không văn hóa vì lấy khủng bố làm ưu tiên cho mọi hoạt động. Thế mà Hà nội lại đề cử ông Phạm Sanh Châu làm ứng cử viên vào chức vụ Tổng Giám đốc Unesco cho nhiệm kỳ 2017- 2021, một cơ quan quốc tế đặc trách phát triển khoa học và văn hóa cho thế giới.
Cơ quan cai trị thật sự và toàn diện Vìệt nam là đảng cộng sản mà đảng cộng sản không gì khác hơn là một đảng cướp. Cướp chánh quyền, cướp quyền sống của dân.
Đảng cộng sản ở Việt nam được Hồ Chí Minh lập ra năm 1930, cũng lập ra luôn nước Việt nam cộng sản. Ông vốn là một người không văn hóa vì ông thường nói ông rất "ghê tởm nền văn minh nhơn loại, căm thù Thiên Chúa giáo và giai cấp tư sản, địa chủ".
Sau ngày 27/04/2017 tại Paris, ông Phạm Sanh Châu được lọt vào vòng 3 cuộc sơ tuyển 9 ứng cử viên thế giới.
Chức vụ Tổng Giám đốc Unesco sẽ được quyết định qua kết quả cuộc bỏ phiếu kín, đợt I vào tháng 10/2017, của Hội đồng Điều hành Unesco và đợt II vào tháng 11/2017 do Đại Hội Đồng Unesco. Ông Tổng Giám đốc quản lý ngân sách 676 triêu us$, 2500 nhơn viên thuộc 200 quốc tịch.
Nếu ông Phạm Sanh Châu rủi đắc cử Tổng Giám đôc Unesco, thì không phải là chuyện của ông Phạm Sanh Châu có xứng đáng trong chức danh Tổng Giám đốc Unesco hay không, mà đối với người Việt nam không cộng sản, lương thiện, đó là một chế độ du côn, vi phạm tội hinh sự sẽ bị Tòa án hinh sự Quốc tế truy tố và xét xử, một nhà nước vô văn hóa, không khoa học, làm đại dìên Unesco.
Nên nghĩ Đại diện Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam có thể đắc cử bởi người bầu gồm phần đông những quốc gia hội viên ngày nay hảy còn mê muội cộng sản, chống tư bản bốc lột, mà các nước tư bản lại đóng góp cho Unesco hoạt động giúp các nước đó mở mang.
Nếu cộng đồng người Việt nam hải ngoại chịu khó mất vài phút ký tên kháng thư gởi thẳng tới Unesco, vạch trần tội ác của chế độ cộng sản Hà nội hiện nay đối với dân chúng Việt nam thì chúng ta sẽ tránh khỏi sự xấu hổ chung này.

Nguyễn thị Cỏ May


Tin thêm về vụ án Trịnh Xuân Thanh


Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười

Thời gian gần đây, vụ án Trịnh Xuân Thanh như sợi giây đang căng lên đến tột đỉnh, không những giữa CSVN và nước Đức mà còn liên can đến cả Liên Hiệp Châu Âu. Theo nguồn tin mới nhận được thì CSVN đã đưa TXT lên truyền hình để nhận về đầu thú. Các phóng viên ngoại quốc hỏi bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên tại Hà Nội tại sao TXT đã được nhà nước trước xử và tha bổng, tại sao bây giờ lại xử lại, và các chi tiết liên quan đến TXT đã tự về từ Đức qua ngả nào? Bà Thu Hằng chỉ trả lời nhà nước sẽ diệt các mầm mống tham nhũng cho đến tận gốc.
Được biết Bộ Trưởng Thương Mại của Liên Âu Birkley đã có mặt tại Hà Nội từ 11 tháng 9 để tiếp xúc với TT Nguyễn Xuân Phúc và các cấp lãnh đạo của CSVN, và cho biết rằng CSVN sẽ mất hết các quyền lợi to lớn với Liên Âu nếu không giải quyết được các tồn đọng trước cuối năm nay. Các quyền lợi đó là hiệp ước thương mại với Liên Âu ($48 tỷ USD) và các khoản viện trợ của Liên Âu cho VN ($2 tỷ USD/ bao gồm $250 triệu của Đức), các chương trình này sẽ được tiến hành kể từ đầu năm 2018. Các vấn đề tồn đọng là: Vi phạm nhân quyền trầm trọng, bắt bớ các thông tín viên, nhân viên thông tấn xã, v.v.., truy nã các tôn giáo đến tận diệt, và cuối cùng là vụ án Trịnh Xuân Thanh mà CSVN đã vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế. Vụ án TXT không những rạn nứt bang giao giữa CSVN và Đức, mà còn giữa Đức và Liên Âu vì Đức yêu cầu Liên Âu làm áp lực với Hà Nội để phải trả TXT về Đức trước cuối năm nay.
Phía Đức không chấp nhận lời giải thích của Hà Nội là TXT tự về đầu thú vì Đức có đủ bằng chứng về vụ bắt cóc này từ đầu đến cuối. Theo Jane Weekly Defense (được xem như tuần báo chiến lược của Hoàng Gia Anh), Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Hoàng Gia Anh tại Singapore, và các hãng thông tấn ngoại quốc thì Đức nắm vững các chi tiết, hình ảnh về vụ bắt cóc TXT. Một trung tướng ngành an ninh từ VN bay qua tòa đại sứ CSVN tại Bá Linh để chỉ đạo vụ bắt cóc này. Đức và Cộng Hòa Czech đưa tin rằng chiếc phi cơ Airbus A320 của Air Vietnam đã được sơn phết lại, đổi qua danh hiệu khác để bay vào Czech trong phi vụ bắt cóc. Đức cùng Czech đã đưa vụ này ra tổ chức hàng không thương mại thế giới để xét xử vì CSVN đã vi phạm luật hàng không vào công tác gián điệp. Hai nước cũng yêu cầu Liên Âu và tổ chức hàng không thế giới không cho các máy bay dân sự của CSVN được đến bất cứ phi trường nào của Châu Âu và trên thế giới, và không bán máy bay, phụ tùng cho CSVN, và không trung tu, đại tu máy bay cho CSVN. Tình hình sẽ nhiều biến chuyển từ nay đến Dec. 2017./. (Tin Tổng Hợp).
Nguồn: Internet


CẦN CÓ THÊM NHIỀU VỤ

“BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH” HƠN NỮA

Đào Hiếu

Sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” tại Đức, chính phủ Đức và nhiều chính phủ châu Âu khác đang cân nhắc “cấm vận”, “trừng phạt” chính phủ Việt Nam đủ thứ: chẳng hạn như cắt quan hệ ngoại giao, không cho Việt Nam vay vốn ODA v.v…
Dư luận trên mạng xã hội đua nhau chửi nhà nước Việt Nam và tỏ ra tiếc rẻ: vì vụ “bắt cóc”, vì “hành động côn đồ” của nhà nước VN mà “chúng ta mất đi hàng trăm triệu đô la viện trợ”, làm như thể là nước Đức và châu Âu đem tiền biếu không cho Việt Nam vậy, làm như thể là số tiền viện trợ ấy sẽ lập tức đem lợi ích cho nhân dân Việt Nam vậy.

Sự tiếc rẻ ấy bắt nguồn từ 2 hiểu lầm cơ bản:
1/. Vốn ODA là CHO VAY chứ không phải CHO KHÔNG. Đã vay thì phải trả.
2/.Trên thực tế vốn ODA ít khi được sử dụng đúng mục đích. Thông thường có 3 đối tượng được hưởng lợi từ nó: Một là chính phủ NƯỚC CHO VAY: cắt xén, đòi hỏi đủ thứ quyền lợi, giống như đòi tiền “lại quả”. Hai là các quan chức NƯỚC ĐI VAY đòi “phần trăm” bỏ túi (ví dụ như vụ “Đại lộ Đông Tây, vụ Phú Mỹ Hưng”). Ba là: số tiền còn lại VẪN NẰM TRONG TAY CÁC NHÀ THẦU, CÁC CÔNG TY.
Nếu công trình do CÁC CÔNG TY CỦA NƯỚC CHO VAY thi công, thì họ sẽ tính giá cắt cổ để ăn lời một cách tàn bạo.
Nếu công trình do CÔNG TY VIỆT NAM thi công thì họ rút ruột, nâng giá công trình gấp mười, gấp trăm lần để hưởng lợi. Kết quả là chúng ta có những cây cầu “vừa khánh thành xong đã gãy”, chúng ta có những con đường “chờ lún”, đường đầy ổ gà chỉ sau một mùa mưa… Và dân đen Việt Nam phải trả món nợ khổng lồ ấy qua việc đóng thuế, qua việc tăng thuế, tăng giá xăng dầu, tăng giá điện liên tục, qua xuất khẩu lao động, qua xuất khẩu dầu mỏ, hàng may mặc, lâm sản, hải sản… v.v…
Vì thế, trong tình hình tham những và kinh tế tan nát như nước ta hiện nay thì vay vốn ODA là một thảm họa. Cho nên, nếu vì vụ Trịnh Xuân Thanh mà chúng ta “không được vay vốn ODA” của Đức thì là một tin mừng cho dân tộc, mặc dù đó là tin buồn cho các quan chức.
Được biết Tổng công ty điện lực EVN là đơn vị thường xuyên nhận được nguồn vốn ODA của Cộng Hoà Liên Bang Đức, và lúc nào cũng tăng giá điện, lúc nào cũng kêu lỗ, mặc dù cứ mỗi dịp Tết là đòi nhà nước cho phép trích hàng ngàn tỷ để “thưởng Tết”. Hiện tượng EVN là thảm hoạ của việc vay vốn ODA tại Việt Nam.
Hàn Quốc và Malaysia từng tổ chức ăn mừng và tuyên bố: “Chúng tôi rất vui sướng và tự hào vì không phải vay vốn ODA nữa”.
Vậy nếu bạn yêu nước, thương dân nghèo, thì hãy cầu mong có thêm nhiều vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nữa, trên toàn thế giới, để dân Việt Nam khỏi phải gánh thêm nợ nần vốn đã chồng chất quá nhiều.
Còn chuyện lên án “Việt Nam xâm phạm luật pháp quốc tế” chỉ là chuyện doạ con nít, vì các nước lớn, nước giàu họ từng xâm phạm luật pháp quốc tế một cách ngang nhiên, thoải mái, kiêu hãnh và ngạo mạn, chứ đâu có lén lén lút lút như các nước nhỏ.

*

ĐỂ THAM KHẢO (VÀ ĐỂ QUÝ VỊ ĐỪNG NGHĨ TÔI NÓI MÒ, NÓI DÓC), MỜI QUÝ VỊ ĐỌC CÁC THÔNG TIN SAU ĐÂY VỀ VỐN ODA, TRÍCH TỪ WIKIPEDIA:
“Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.”
Đào Hiếu

https://www.facebook.com/daohieuwriter/

 

Đăng ngày 26 tháng 09.2017