Một khi các bà muốn

Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng OK

Nguyễn thị Cỏ May

Các vụ xách nhiểu tình dục của Harvey Weinstein, Tariq Ramadan và nhiều chánh khách tả khuynh của Pháp bổng làm dấy lên những phản ứng mạnh của các tổ chức tranh đấu nữ quyền. Các bà yêu cầu xét lại những quan hệ bình thường đã có giữa nam/nữ từ trước giờ. Báo chí thay đổi cách nói và cách viết để tránh xúc phạm đến phụ nữ, cũng đồng thời xác định tôn trọng địa vị người phụ nữ trong xã hội.
Các bà muốn cấm những hình ảnh sex lộ liểu trong nghệ thuật, như tranh ảnh phụ nữ khỏa thân, những pho tượng khỏa thân, thay đổi tên đưòng phố, yêu cầu người phụ nữ chỉ để lộ phần hạ bộ đúng vào lúc sắp sanh em bé mà thôi.
Nay gần tới lễ Noël, các bà yêu cầu phải có thêm Bà Già Noël bên cạnh Ông Già Noël...
Những đòi hỏi của các tổ chức phụ nữ đang được chánh quyền Pháp xem xét tìm cách thỏa mãn.

Khi các Bà lên tiếng
Mới đây, ở Anh, vừa có báo động. Một bà luật sư và mẹ trong gia đình đã nghẹt thở vì dị ứng khi nhìn bức tranh vẽ cảnh một người đàn ông ôm hun một phụ nữ đang ngủ. Theo bà chắc chắn người phụ nữ không biết có một người đàn ông hun mình vì bà đang ngủ say. Bà luật sư cũng thừa biết người đànImage result for la belle au bois dormant ông đó là Hoàng tử và người phụ nữ đang ngủ kia là Công chúa, hai nhơn vật trong truyện "La Belle au bois dormant" trong tập truyện của Charles Perrault mà Euro-Disneyland ở Pháp đang quảng cáo. Nhưng bà vẫn lên án vì bà cho rằng xuyên qua lớp Hoàng tử là hành động của kẻ hiếu dâm. Bà luật sư yêu cầu phải báo động các phụ huynh dẫn con em nhỏ đi chơi Disneyland hãy cẩn thận khi viếng lâu đài của Công chúa vì cảnh Hoàng tử hun Công chúa đang ngủ trưng bày trước lâu đài còn kinh khủng hơn cảnh chó sói trông thấy khi đi ngang qua "Cậu bé quàng khăn đỏ" (Le petit chaperon rouge).

Các bà «tân nữ quyền» (néo-féministes) quan tâm đặc biệc theo dõi những hình ảnh của người phụ nữ trước công chúng.
Hồi đầu năm, tháng 3/2017, Hội Phụ nữ "Osez le féminisme" (Các bạn hãy dám đòi nữ quyền) yêu cầu cơ quan thẩm quyền về quảng cáo can thiệp dẹp bỏ bức quảng cáo của nhà thời trang Pháp Yves Saint-Laurent trình bày hình ảnh một phụ nữ nằm phơi bày chiếc quần lót. Đó là một hình ảnh khiêu dâm không phủ nhận được. Và nhà Yves Saint-Laurent đã cho đem cất bức tranh đó.
Trước hiện tượng các bà phản ứng để bảo vệ người phụ nữ không bị biến thành đối tượng khiêu dâm, người ta nhớ lại việc này ngày xưa do các hội Thiên Chúa giáo làm chớ không phải các bà như ngày nay. Nhưng nay các hội tôn giáo đang bận lo nhiều việc khác quan trọng hơn? Như chùa chiền ngày nay, từ Việt nam ra hải ngoại, ở khắp nơi, thầy chùa dồn hết nổ lực làm chùa cho bự, kìếm tiền cho nhiều, thước đo lường sự thành đạt của thầy chùa! Mà đa số Phật tử cũng xuýt xoa trước chùa bự, chùa đẹp, chớ ít nghe thấy Phật tử xưng hô đạo hạnh của thầy chùa. Vậy là Pháp mạt hay con người mạt?
Các bà chiến sĩ nữ quyền không bỏ qua cả chánh quyền. Thị xã Dannemarie ở Alsace, Đông-Bắc nước Pháp, triển lảm tranh Betty Boop của Max Fleischer, bị các bà đưa ra Tòa về tội chánh quyền trưng bày những hình ảnh tiêu cực xúc phạm đến người phụ nữ. Vấn đề tranh tụng tới nay vẫn chưa ngã ngũ.
Nhưng biên giới giữa các bà phản ứng «chống lại việc người phụ nữ bị biến thành một vật thể» và sự «tranh đấu thật sự cho nữ quyền» ngày càng mờ nhạt vi quá lan rộng nên khó xác định.
Như cái tựa phim «Baisers volés» (Những cái hun bị đánh cắp) của François Truffaut ngày nay trở thành đề tài tranh cãi và phản đối vì theo các bà, đánh cắp cái hun là một trọng tội, một thứ tội hình sự, không thể tha thứ được. Truffaut biện minh cho mình lại làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn, các bà kéo nhau xuống đường la ó, đòi xử tội Truffaut.
Từ nay, hình ảnh người phụ nữ trong film, trong tranh hoạt họa, tất tất đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn mới theo quan niệm của các bà nếu người nghệ sĩ không muốn bị các bà phản đối và có thể đưa ra Tòa...

Những pho tượng khỏa thân, mặc quần áo vào
Sự nhầm lẫn giữa triển lãm nghệ thuật và thực tế dẫn tới những sư việc vô cùng phức tạp vừa xảy ra ở Londres, Hambourg, Cologne. Các bà phản đối những tấm bích chương dán nơi đây quảng bá cuộc triển lãm kỷ nìệm 100 năm ngày mất của họa sĩ Egon Schiele do bảo tàng viện Vienne (Áo) tổ chức. Nếu đáp ứng đòi hỏi của các bà thì các nơi từ nay phải mặc quần áo cho các pho tượng trong bảo tàng viện, trưng bày trong những lâu đài, công viên. Ở Pháp, như những pho tượng khỏa thân ở vườn Lục-xâm-bảo (Luxembourg, Paris VI), Điện Versailles, bảo tàng Louvres... Chi phí sẽ kinh khủng, khó tránh đưa tới cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn hồi năm 1987.
origine du mondeBức tranh "Nguồn gốc thế giới" của Gustave Courbet (L'Origine du monde, Gustave Courbet), tìm lại được sau thời gian dài thất lạc, hiện đang treo ở Bảo tàng viện Quai d'Orsay, Paris (vé vào cửa từ 17€ - vào google coi miễn phí) bị các bà yêu cầu lấy ra khỏi Facebook.

Cả tấm bích chương hình vẽ cổ động chiến dịch kêu gọi phụ nữ sớm đi khám ung thư vú, trình bày một người phụ nữ đưa vú trước máy chụp quang tuyến (mammographie) dán ở thành phố Marseille (miền Nam nước Pháp) cũng bị các bà kiểm duyệt, phải gở bỏ. Nhưng làm sao có hình ảnh cụ thể về ung thư vú để kêu gọi phụ nữ đi khám phòng bịnh?

Nước Pháp vừa bị các bà cào cấu còn mang đầy vết móng vuốt của các bà muốn xóa sạch những hình ảnh, cả nghệ thuật, bị cho là xúc phạm tới danh dự người phụ nữ thì nay tới phiên «Hội đen» (CRAN - Conseil représentatif des associations noires - Hội đồng Đại biểu các Hội đen) lên tiếng yêu cầu chánh phủ Pháp hãy dẹp bỏ pho tượng Colbert trước Điện Bourbon -Trụ sở Quốc hội – vì ông này là người đã soạn thảo luật bắt dân đen làm nô lệ. Bỏ tên và tượng Louis-le-Grand (tên trường Trung học nổi tiếng ở Paris V), dẹp luôn tượng «Vua Mặt Trời» (Louis XIV). Ngoài ra Hội đồng Đại biểu các Hội đen còn yêu cầu bỏ 4 tượng, cũng trước Quốc Hội, tiêu biểu 4 chức năng Nhà nước: Michel de l’Hospital cho hòa bình xã hội, Sully cho thạnh vượng, d’Aguesseau cho luật pháp và Colbert cho kinh tế.
Image result for statue sully assemblée nationale
Assemblée nationale - Quốc hội Pháp

Chánh phủ nghĩ phải làm điều gì để thỏa mãn Hội đồng đen. Bà Tổng trưởng Văn hóa và Xuất bản Françoise Nyssen bèn ký nghị định cấm từ nay nhà văn, nhà báo, nhà xuất bản không được phép dùng từ ngữ "mọi- nègre" để chỉ người viết thuê cho những tác giả nổi tiếng trên thị trường chữ nghĩa mà chính họ không viết một hàng nào trong tác phẩm sẽ mang tên họ. Bà Tổng trưởng ký một nghị định khá khôi hài vì trên thực tế không hề có cái chức vụ «mọi» mà trên hợp đồng, chỉ có "người hợp tác" với nhà văn, nhà xuất bản mà thôi.
Nhưng "Hội đồng đen" (Cran) vẫn chào mừng «thắng lợi» của mình!
Thừa thắng xông lên, Hội đồng đen yêu cầu xóa bỏ tên Bonaparte, người đã tái lập chế độ nô lệ và đàn áp ghê rợn dân chúng ở Dominique. Cũng phải xóa luôn tên đường ở Paris gợi lại một thời thực dân mà dân bị trị đau khổ cùng cực, với những tên Tây thực dân nổi tiếng như Bobillot (Paris XIII), Lyautey (Paris XVI) và hạ luôn những bức tượng lính Tây, sĩ quan Tây thực dân còn sừng sửng ở Paris và nhiều nơi khác.
Các bà muốn kiểm duyệt truyền thông và các sản phẩm nghệ thuật để bảo vệ địa vị người phụ nữ nhưng việc làm này chắc chắn sẽ không đem lại kết quả như các bà muốn. Đồng thời, trước phản ứng rầm rộ của các tổ chức nữ quyền, ông Tổng thống Macron cũng vừa tuyên bố sẽ cấm phim khiêu dâm (porno) và kêu gọi nam/nữ bình quyền. Nhưng luật lê, tất cả đã có sẳn, chỉ cần áp dụng nghiêm chỉnh mà thôi!

Ông Già Noël, phải có Bà Già Noël!
Chiến dịch «kiểm duyệt» văn hóa phẩm của các tổ chức nữ quyền đang rầm rộ nhưng thật sự «kiểm duyệt» đó phải chăng là nhằm mục tiêu chánh trị? Các bà can thiệp ngay vào giống đực/giống cái trong tiếng Pháp. Tại sao có từ ngữ giống đực mà không có từ ngữ giống cái song hành? Chữ nghĩa là của chung. Thế là tổ chức khuynh tả EELV (Europe Écologie-Les Verts - Âu châu Sinh thái – Xanh) nêu lên đã có «Le patrimoine» (=di sản), tại sao không có «Le Matrimoine»? (Ý muốn nói cũng phải có di sản của mẹ, bà khi đã có di sản của cha, ông). Vậy chúng ta coi lại nghĩa của chữ «Patrimoine» để thấy có cần phải có thêm chữ giống cái «Matrimoine» hay không? Mà le «matrimoine» theo văn phạm Pháp có phải là chữ giống cái (féminin) hay không? Từ điển Dictionnaire de la langue française của Littré định nghĩa «Le patrimoine» là "món gì, thứ gì của cha, mẹ để lại, giao lại cho con cháu thừa hưởng… Và Hội đồng Paris (Conseil de Paris có thẩm quyền như Hội đồng Thành phố và vừa Hội đồng cấp Tỉnh) đang nghiên cứu đề nghị của các bà Xanh này!
Ở Pháp, khi đặt vấn đề bình đẳng giới tính (Égalité de Sex) sẽ khó tránh vấp phải những khó khăn từ ngôn ngữ vì tiếng Pháp vốn là tiếng dành riêng cho các ông vì là tài sản của các ông tạo ra. Nên có thể nói tiếng Pháp là thứ tiếng kỳ thị giới tính! Mà trên thực tế chúng ta thấy cho tới ngày nay cũng chỉ có Giáo hoàng, Hồng y... là đàn ông, chưa có đàn bà. Bây giờ, để cho đề huề trong từ ngữ, liệu làm sao thêm vào từ ngữ giống cái bên cạnh tiếng giống đực sẳn có như Le Pape thì La… Papesse?, Le Cardinal thì La… Cardinale?…
Trước đà đòi hỏi sôi nổi của các phong trào nữ quyền, bào chí đã tự đặt ra giống cái cho một số từ ngữ chỉ việc làm, chức vụ mà các bà nắm giữ. Như Le Député, thì nay đã có La DéputéE, Le Docteur/ La DocteurE (La Doctoresse), L’avocat/ L’avocatE…
Ngày trước, người ta nói Madame Le Docteur để chỉ bà vợ của ông Docteur. Trong tiếng Việt nam, người ta quen nói «Bà Bác sĩ" làm cho dễ hiểu lầm là chính bà đó là Bác sĩ. Và chuyện này trở thành sự thật, qua tới Paris. Hai bà "Bác sĩ" T và cũng T, ở đường Duy Tân và đường Pasteur, Sài gòn. Ai gọi bà thiếu danh xưng «Bác sĩ", bà xì một tiếng và không thèm trả lời. Riêng bà T ở đường Pasteur có học nhiều hơn bà kia, thường khéo léo tự giới thiệu mình như là Bác sĩ thứ thiệt. Mà thật vậy, sau khi ông chồng Bác sĩ T của bà chết, phòng khám bịnh chưa kịp đóng cửa, bịnh nhơn tới, bà tiếp, khám luôn, cho thuốc theo toa cũ. Và lấy tiền khám bịnh. Cho tới khi có giấy đóng cửa phòng khám bịnh!
Việc các tổ chức nữ quyền đòi cho được "nữ hóa" tiếng Pháp đã đưa tới Hàn Lâm viện Văn học và Bà Thư ký «muôn năm» (La Secrétaire perpétuelle) Hélène Carrère d’Encausse phản ứng là chống lại sự nữ hóa tiếng Pháp một cách tùy tiện. Khi trả lời Ông Bertrand Louvel, Đệ I Chủ tịch Tòa Phá án hôm 20/04/2017, bà nêu lên trong thư gởi cho bà, ông Louvel vẫn viết "Madame le Juge" (Bà Thẩm phán) như thí dụ để yêu cầu Hàn Lâm viện phán quyết có nên "nữ hóa" hay không những danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp mà hành chánh và tư pháp đang áp dụng? Bà Hélène Carrère d’Encausse nhìn nhận từ hai thập niên qua, tiếng Pháp có thay đổi nhiều theo sự diễn biến xã hội. Từ đây tới cuối năm, Hàn Lâm viện sẽ tập trung suy nghĩ vấn đề này. Nếu có "nữ hóa" một số từ ngữ thì tính trong sáng, tính thiêng liêng của quốc ngữ vẫn phải được bảo vệ. Mọi thay đổi tùy tiện sẽ chỉ giết hại ngôn ngữ mà thôi.

Nguyễn thị Cỏ May

 

Đăng ngày 10 tháng 12.2017