Trở lại Kỳ Anh Vũng Áng

RFA

PHẦN 1

clip_image001
Ngư dân vẫn chưa thể đánh bắt hải sản gần bờ.
Photo courtesy of phununews.vn

Thực tế cuộc sống ngư dân Kỳ Anh hiện nay
Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là nơi Nhà máy Gang thép của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh từng xả hóa chất độc hại trực tiếp ra biển gây nên thảm họa môi trường dọc theo các tỉnh miền Trung kể từ tháng tư vừa qua.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa, phái viên RFA đã đến tận nơi ghi nhận tình hình hải sản chết hằng loạt và đời sống người dân bị tác động. Thực tiễn hiện nay cũng được tìm hiểu qua chuyến trở lại mới đây.

Ngư dân chuẩn bị ra khơi
Vào trung tuần tháng 11/2016, chúng tôi quay trở lại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh – địa phương nằm ngay cạnh Khu liên hợp sản xuất gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Trái với quang cảnh của 3 tháng trước lúc thuyền phủ bạt xếp hàng dài trên bãi, thì nay người dân đã sửa sang, đóng mới những chiếc ghe để chuẩn bị ra khơi. Ngoài biển đã có những chiếc hoạt động trở lại; dù là ít, không nhộn nhịp bằng thời gian trước khi xảy ra thảm hoạ môi trường.
Ngư dân địa phương cho chúng tôi hay, họ mới đi biển trở lại được khoảng hơn 1 tháng, tức là từ đầu tháng 10, sau hơn 6 tháng không có việc làm. Ông Hoàng Văn Tỉnh – 51 tuổi, với 24 năm kinh nghiệm đi biển, cho biết về tình trạng các loài cá trong khu vực biển anh đánh bắt như sau: “Cá còn chết nhiều lắm”.
Anh Điểu – một người thợ lặn cho biết ghi nhận của anh: “Rạn san hô nhiều bây giờ chết hết chẳng còn gì cả. kể cả ông bộ trưởng có nói rằng biển sạch, san hô được ổn định lại, để ông về đây mà xem”.
Những người ngư dân đi biển về cho biết, thu hoạch được số lượng hải sản rất ít so với trước đây, cùng với giá giảm mạnh.
clip_image004
Hôm 16/11/2016 Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bắt đầu thực hiện chi trả cho người dân tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạnh. Courtesy Thanh Niên

Ông Hoàng Nguyên – sinh năm 1960, đi biển từ năm 12 tuổi chia sẻ: “Lượng thu hoạch của tôi đi về cũng được gần 1 chục ký ghẹ và khoảng gần 20 ký cá, lượng tôm cá đánh bắt cũng rất nhiều, tuy nhiên lượng thu hoạch và phần bán thì rất ít”.
Ông Tỉnh cho biết thêm về việc thu hoạch sau mỗi chuyến đi biển: “Cá thì nhiều tiền thì không được ăn thua. Cá nhỏ thì đi 1 tạ 2 tạ thôi, đi 1 chuyến được 15 cân. Mọi hồi chuyến được vài 3 triệu bây giờ may được khoảng 1 triệu bạc là nhiều”.

Vì không còn đường nào khác
Dù thu hoạch ít, bán không được giá, có khi không ai mua cho, nhưng ngư dân vẫn quay trở lại với nghề truyền thống. Lý do là vì họ không có nghề nào khác.
Dù chính phủ có Quyết định số 1880 của Thủ tướng bồi thường cho những đối tượng chịu tác động bởi thảm họa môi trường do Formosa gây nên; thế nhưng đến nay chưa thấy khoản bồi thường đâu cả, mà chỉ mới dừng ở kê khai danh sách các đối tượng được nhận.
Với phần lớn người dân ở đây, dù đền bù, hỗ trợ bao nhiêu cũng là không đủ, bởi cái họ cần là môi trường sạch trở lại. “Điều mong đợi nhất là làm thế nào cho biển sạch để chúng tôi có quyền tự do đi lại làm như trước để con em buổi chiều ra tắm biển rồi chúng tôi đi biển về cũng khỏi khi ăn con cá con ghẹ con tôm nó khỏi nghi ngờ trong vấn đề độc hại cả.”
Hải sản đánh bắt lên được tiêu thụ ra sao và lý do gì khiến thị trường “lạnh nhạt” với hải sản đánh bắt từ Kỳ Anh sẽ là nội dung phần kế tiếp của loạt phóng sự “Biển và sinh mệnh người dân”.

Video Trở lại Kỳ Anh Phần 1 – Gượng dậy sau thảm hoạ:

http://www.rfa.org/vietnamese

 

PHẦN 2

Kể từ khi những chiếc ghe đầu tiên quay trở lại hoạt động ngoài khơi vào tháng 10/2016, việc mua bán hải sản tại khu vực Kỳ Anh cũng được nối lại.

Thu nhập bằng 1 phần 10 trước đây
Bà Mai Thị Hương – sinh năm 1964, buôn bán hải sản đã 15 năm cho biết lượng mua bán hải sản của bà từ khi mua bán trở lại:
“Mấy ngày mới có hàng nhiều, cá nhiều chứ trước đây ghẹ ít, mấy ngày trước đây thì nhiều có ngày 2 tạ, bình thường 1 tạ hoặc 1 tạ rưỡi. Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn”.
Theo bà Mai Thị Hương, số hải sản được bà thu mua sẽ bán đi các tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Bình. Xe máy được dùng để chuyển hải sản đến những nơi có xe đông lạnh. Sau đó, những chiếc xe đông lạnh đưa hàng đi đâu thì không biết được.
Một điều đáng nói là các loại hải sản trong vùng biển Kỳ Anh được đánh bắt trong phạm vi từ 12 hải lý trở vào bờ – vùng biển đã từng được khuyến cáo không nên đánh bắt do nghi vấn nước còn bị nhiễm độc.
Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn. - Bà Mai Thị Hương.
Hầu hết những người đánh bắt và thu mua hải sản mà chúng tôi hỏi chuyện đều cho biết, hải sản không được cơ quan nào kiểm nghiệm.
Bà Mai Thị Hương: “Về thì mua thôi, cũng Không biết họ kiểm nghiệm hay không”.
Ông Hoàng Văn Tĩnh: “không ai kiểm nghiệm gì cả”.
Ông Hoàng Nguyên: “Không có ai kiểm nghiệm gì cả”.
Chính vì hải sản đánh bắt tại khu vực này không được kiểm nghiệm, trong khi có nhiều trường hợp ăn xong bị ngộ độc, nên người dân địa phương ở Kỳ Anh không mua sử dụng.
Một người buôn bán hải sản tại chợ Kỳ Lợi cho chúng tôi biết: “không ăn cá biển vì ăn vào là bị đau, tức ngực, buồn nôn”.
Bà Mai Thị Uy: “Cá là họ không mua”.
Ông Hoàng Nguyên: “Dân địa phương đây họ không ăn, họ đã thử cho chó và gà vịt cho lợn ăn đều chết cả, đặc biệt nhất là chó, ăn xong là 2 chân một vài ngày lết lết, hai chân trước bò một vài bữa là chết”.

Hải sản không được kiểm nghiệm
Trong khi đó, theo người dân địa phương, chính quyền các cấp không đưa ra bất cứ khuyến cáo hay giải pháp nào về việc tránh đánh bắt, mua bán và sử dụng hải sản tại khu vực Kỳ Anh.
Một số thành viên nhóm Green Trees đã vào Kỳ Anh để thu thập mẫu cá mú, cá nâu, cá ghẹ với sự hỗ trợ của ngư dân địa phương để mang đến Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia ở Hà Nội để kiểm nghiệm.
Tuy nhiên, khi dược sỹ Nguyễn Anh Tuấn – thành viên Green Trees mang mẫu tới, một người phụ nữ tên Giang – phụ trách bộ phận tiếp nhận của cơ quan kiểm nghiệm này cho biết “máy đang bảo dưỡng” và năng lực của phòng xét nghiệm có hạn nên phải trả kết quả chậm trong vòng 1 tháng. Một người đàn ông tên Hải, được cho biết là phó giám đốc Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia đứng ra nhận trách nhiệm về việc này.
Ở Hà Nội, năng lực cơ quan chuyên môn còn vậy, thì huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh sẽ thế nào? Trong khi hải sản vẫn được đánh bắt, mua bán tự do, vận chuyển đi đâu không rõ, thì người dân còn phải đối diện với nguy cơ tổn hại về sức khoẻ.
Trong phóng sự tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về sinh mệnh của người dân khi ăn hải sản đánh bắt tại Hà Tĩnh.

Video Trở lại Kỳ Anh phần 2 – Băn khoăn chất lượng hải sản:

http://www.rfa.org/vietnamese



Nực cười chuyện Nhà nước tự hào

vì dân bỏ xứ đi xuất khẩu lao động

Khuyết Danh

(Nơi lưu trữ những bài viết giá trị của các tác giả khuyết danh hoặc chưa tham gia hội Nhà Báo Tự Do).

xuatkhaulaodong

Bọn quan lại giờ đây chẳng biết xấu hổ nhục nhã là gì. Tự hào là quốc gia có lợi thế dân số trẻ, tài nguyên dồi dào, đang được dẫn dắt bởi đảng cộng sản thiên tài và đang tiến lên xã hội nghĩa, một mô hình lý tưởng mà chưa quốc gia nào trên thế giới đạt tới.
Giờ ta thử nhìn lại những gì bọn chúng đang tự hào qua cái hội nghị này.
126 ngàn lao động đang ở độ tuổi lao động tối ưu đã được bán ra nước ngoài qua hình thức xuất khẩu lao động. Bản chất của xuất khẩu lao động Việt Nam là làm nô lệ tự nguyện một phần, Nói mẹ vậy cho nó vuông.
Tui ví dụ điển hình một lao động đi xuất khẩu tại Nhật. Tổng chi phí mất khoản 230 triệu đồng, được làm việc trong ba năm (theo hợp đồng). Mức lương được hưởng tầm 35 triệu, như vậy người lao động làm việc cật lực, chi tiêu tối thiểu trong vòng một năm sẽ lấy lại vốn đầu tư ban đầu, hai năm sau tích cóp được bao nhiêu là khoản dư và chia đều ra 3 năm (hợp đồng) thì trung bình người lao động dư ra được khoản 13 triệu đồng trên tháng (sau khi đã trừ chi phí đầu tư).
Với mức ấy có đéo gì đáng để mấy thằng bộ trưởng, phó thủ tướng ngồi đấy tự hào?
Bên cạnh đó là bao hệ luỵ. Rất nhiều gia đình tán gia bại sản, mang nợ, mất nhà vì gia đình có người đi xuất khẩu lao động gặp rủi ro.
Bao nhiêu cặp vợ chồng ly tán vì không chịu được cảnh vợ chồng con cái xa nhau lâu ngày. Bao nhiêu người ở lại lâm vào đề đóm, nghiện ngập, thâm nợ khi ở quê nhận tiền hàng tháng mà không có hoạch định, không có công việc làm ăn, thấy có tiền là xài và cả bị đám ma cô dụ dỗ.
Bây giờ ta thử làm phép tính với những con số mà bọn ngu này công bố.
"126.000 người, thu về khoản 11 tỉ đô la".
11 tỉ đô la x 22.500/$ = 247.500 tỉ vnd.
247.500 tỉ: 126.000 người = 1.964.285.000 vnd : 12 tháng = 163.690.000vnd.
Như vậy tương ứng mỗi tháng người lao động Việt Nam đi xuất khẩu có mức lương 163.690.000/tháng (Một trăm sáu mươi ba triệu sáu trăm chín chục ngàn)!
Tin được không? Kể cả đi trồng cỏ ở Anh, Thuỵ Điển cũng chỉ tối đa mỗi tháng tầm 50 triệu đồng.
Tới đây thì mọi người đã rõ bản chất của vấn đề rồi há? Khỏi giải thích thêm nhiều.
Tám năm làm việc tại Bắc miền Trung, tui không còn lạ gì với chuyện này và cũng từng nói nhiều về những thảm cảnh từ xuất khẩu lao động mà tui chứng kiến.
Vấn đề đáng nói ở đây là khái niệm buôn dân chưa bao giờ được sử dụng một cách trắng trợn như lúc này, kể cả so với cái thời còn là thuộc địa.

https://nhabaotudo.com


Việt cộng đã kêu gọi dân chúng đi làm nô lệ cho Tàu từ năm 1951

Nô lệ tự nguyện

"Việt Minh (tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam) đã vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc"

Tờ nhật báo Tiếng Dội  số 462, Năm thứ 3, đề ngày thứ Sáu 24 Aout 1951, (Âm lịch 22 tháng Bẩy (thiếu) năm Tân Mão), giá bán 1 đồng, của chủ nhiệm Trần Chí Thành, tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn Quản Lý ở số 216 đường Gia Long, Sài Gòn, có bài mang tựa đề "Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc", cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:

* * *

ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VII

TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

SỐ 284/ LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

Hỡi đồng bào thân mến,
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung quốc.
Vả chăng, người Trung hoa, bạn của ta - mà có lẽ là Thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến, chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!
Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu.
Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...
Ta hãy quét sạch lũ "trí thức" đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!
Chúc "Tổng phản công" và "Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân".
Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động

* Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng viện Anh Quốc (British Museum London).

 


 Quốc ca mới 

 

Đăng ngày 25 tháng 02.2017