Dân Việt đang bị bức tử. Người Việt không thể ngồi khoanh tay cúi đầu chờ chết. Hãy cùng nhau can đảm đứng lên tiêu diệt bè lũ cộng sản bán nước vô nhân vô liêm sĩ và đánh đuổi bọn giặc Tàu độc ác ra khỏi lãnh thổ VN để tìm sinh lộ cho dân tộc.


Trả lại đơn kiện Formosa,

nhà cầm quyền đối đầu với người dân

Người dân mang đơn kiện tới trụ sở tòa án thị xã Kỳ Anh hôm 27 Tháng Chín. (Hình: FB Người Kỳ Anh)

HÀ TĨNH (NV) – Có tất cả 506 đơn của người dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, kiện công ty Formosa hủy hoại môi trường bị tòa án huyện Kỳ Anh gởi trả lại người đi kiện.
Báo Pháp Luật ở Sài Gòn cho hay, vào chiều 5 Tháng Mười, tòa án thị xã Kỳ Anh “đã tiến hành trả 506 đơn khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh, đúng theo quy định của pháp luật.”
Báo này dẫn lời ông Nguyễn Văn Thắng, chánh án tòa án tỉnh Hà Tĩnh, nói rằng: “Hiện tại, tòa án thị xã Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan lưu tại tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.”
Vẫn theo lời ông Thắng nói với báo Pháp Luật, thì trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, tòa án thị xã Kỳ Anh đã tiếp nhận 506 đơn và các tài liệu kèm theo của người dân huyện Quỳnh Lưu khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu bồi thường thiệt hại do “sự cố môi trường.” Việc tiếp nhận đơn đảm bảo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật quy định.
Tin cho hay, sau khi tiếp nhận và phân loại đơn, có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản; 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối; 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước; ba đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản; hai đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỷ đồng.
Giới chức tòa án tỉnh Hà Tĩnh nói “trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.”
Vẫn báo Pháp Luật dẫn lời ông chánh án tòa án tỉnh Hà Tĩnh nói “việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự. Cụ thể tại Khoản 5 Điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm.”

Tiếp tục “đối đầu với nhân dân”
Việc tòa án Kỳ Anh trả lại hơn 500 đơn kiện được dư luận nhìn nhận là nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ công ty Formosa và đối đầu với lợi ích chính đáng của người dân bị thiệt hại vì hành động hủy diệt môi trường do Formosa gây ra.
Ngay trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, khi hàng trăm người dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, mang đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại vì thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Formosa gây ra, đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn và cản trở.
Theo blogger Trần Minh Nhật, đoàn ngư dân dự trù thuê 20 xe để chở họ đến tòa án huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện, nhưng chỉ có 11 chiếc xe buýt đến nơi vì nhiều nhà xe đã bị công an đe dọa.


Một nữ tu tham gia biểu tình đòi đuổi Formosa hôm 2 Tháng Mười. (Hình: Facebook Hong Thai Hoang)

Một nữ tu tham gia biểu tình đòi đuổi Formosa hôm 2 Tháng Mười. (Hình: Facebook Hong Thai Hoang)
 
Tin tức nói rằng Formosa đã nộp đủ số tiền $500 triệu cam kết bồi thường thiệt hại vì xả chất thải độc hại ra biển giết biển 4 tỉnh miền Trung nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không thấy nhúc nhích gì ngoài việc phát gạo cầm hơi cho một số gia đình ngư dân, lại có cả gạo mốc.
Trước đó ngày 22 tháng 9, 2016, khoảng 1,100 gia đình tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đã gửi đơn đến nhà cầm quyền trung ương, Quốc Hội của chế độ yêu cầu trả tiền bồi thường thiệt hại vì môi trường biển bị đầu độc, sinh kế của họ không còn. Họ đòi trích ra hơn 2,000 tỷ đồng trong số 11,500 tỷ đồng mà Formosa bồi thường, chia cho họ, bao gồm cả những gia đình tuy không phải là ngư dân mà là những người buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ dọc theo biển.
Gần đây nhất, hôm 2 tháng 10, hơn 10 ngàn người đã kéo đến biểu tình trước nhà máy Formosa, đòi đóng cửa thủ phạm đầu độc môi trường tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, trước sự bất lực của nhà cầm quyền khi huy động cả công an và quân đội đến trấn áp.
Cuộc biểu tình này được cho là lớn nhất từ trước đến nay trong việc phản đối Formosa đã khiến nhà cầm quyền lo sợ và tìm cách đối phó.
Hành động cụ thể cho việc đối phó này là hôm 7 tháng 10, Bộ Công An CSVN chính thức đưa đảng Việt Tân vào danh sách các “tổ chức khủng bố” như một cách báo hiệu sẽ có các hành động đối phó dữ dằn hơn với tổ chức này.
Trước cáo buộc của chính quyền Hà Nội, bà Ngô Mai Hương, trưởng ban Truyền Thông Việt Ngữ của đảng Việt Tân, nói với Người Việt: “Các vu cáo như kích động biểu tình, chế bom xăng, hay tài trợ, phát tiền cho dân… đều là những cáo buộc vô căn cứ mà họ quen dùng. Tôi tin lãnh đạo Cộng Sản sợ ý chí mạnh mẽ của người dân, nhất là cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động của hơn 10,000 người trước cửa Formosa tuần qua. Họ đang tìm mọi cách để hù dọa người dân, nhưng ở thời điểm đất nước nguy cơ như hiện nay, những điều chúng đe dọa sẽ không làm cho người dân sợ hãi nữa.” (KN)
October 8, 2016

http://www.nguoi-viet.com
 

 


Tòa Kỳ Anh trả đơn kiện Formosa

8 tháng 10 2016

Image copyright Reuters Image caption Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa, trước cổng tòa Kỳ Anh

Linh mục được người dân ủy quyền xác nhận với BBC việc Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã trả 506 đơn kiện Formosa liên quan đến yêu cầu bồi thường vụ cá chết.

Truyền thông Việt Nam cho hay, hôm 5/10, Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã tiến hành trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh và nói thêm rằng việc trả đơn "đúng theo quy định của pháp luật".
“Hiện tại, Tòa án Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan lưu tại Tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu", báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hôm 8/10 dẫn lời ông Nguyễn Văn Thắng - Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
“Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”, báo này viết.
Hôm 8/10, từ Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người được ngư dân ủy quyền trong vụ kiện Formosa xác nhận với BBC rằng ông đang ký nhận lại 506 đơn do tòa chuyển trả qua bưu điện từ hôm 7/10.
“Hôm qua tôi ký nhận 120 đơn và hôm nay nhận tiếp số đơn còn lại.”
“Việc tòa Kỳ Anh trả đơn kiện của ngư dân cho thấy chính quyền đang đứng về phía ai trong vụ việc này.”
“Việc này cũng cho thấy người dân, ngư dân miền Trung đang là nạn nhân của thảm họa kép - vụ cá chết và việc họ bị chính quyền đẩy ra ngoài lề," linh mục chỉ trích.
Hôm 8/10, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Duy Bình (Văn phòng Luật sư Duy Trinh), người từng tham gia liên danh trợ giúp ngư dân khởi kiện Formosa thời gian qua, nhận định: “Việc Tòa Kỳ Anh trả lại đơn căn cứ vào khoản 5 điều 189 và khoản 1, điều 192 – Bộ luật Tố tụng dân sự là trái pháp luật.”
“Vì trong vụ việc này người dân, ngư dân lấy đâu ra tài liệu, chứng cứ như tòa án yêu cầu?”
“Tôi nhận thấy Tòa không nên áp dụng quy định một cách máy móc. Trong vụ việc này, chỉ cần những hộ dân đó thuộc đối tượng đánh bắt, nuôi trồng, làm muối, kinh doanh thủy hải sản tại địa bàn các tỉnh chịu thảm họa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là đủ điều kiện khởi kiện.”
“Hơn nữa, chính bên bị kiện là Formosa cũng đã thừa nhận họ gây ra thảm hoạ môi trường và chính phủ đã có kết luận công ty này là thủ phạm”.



Tin mung cho nguoi ngheo - Image caption

Cuộc biểu tình có quy mô hàng ngàn người trước cổng nhà máy Formosa hôm 2/10
Luật sư cho biết thêm: “Có thể người dân Nghệ An ít bị ảnh hưởng hơn các tỉnh còn lại nhưng không vì thế mà cho rằng họ không thuộc đối tượng chịu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Formosa”.
“Cũng cần nói thêm là chính phủ chỉ có quyền thay mặt nhà nước thương lượng với Formosa, nhận tiền bồi thường phần thiệt hại của phía nhà nước còn người dân bị thiệt hại do thảm họa có quyền thương lượng với phía gây thiệt hại hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết”.
Theo ông Bình, những hộ dân thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An không thuộc đối tượng được bồi thường, trợ giúp theo Quyết định 1880 của Thủ tướng nên không thể cho rằng vụ việc đã được giải quyết”.
'Vấn đề cốt lõi'
Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người theo sát diễn biến vụ cá chết nói với BBC: “Thật sự là tôi thất vọng về quyết định của tòa nhưng điều này đã được dự báo trước khi tôi quan sát những động thái ứng phó có phần thiếu minh bạch của chính quyền trong vụ cá chết”.
“Cả hai lý do mà Tòa Kỳ Anh đưa ra đều không hợp lý và cho thấy tòa không cân nhắc tình hình thực tế là người gặp khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại mà phải có hóa đơn, chứng từ.”
“Người dân, ngư dân không đồng tình với mức bồi thường mà chính phủ áp đặt thì họ mới đi kiện tìm công lý.”
“Việc tòa trả đơn có khác gì họ đang ngăn thực thi quyền công dân cơ bản của người dân?”
“Nhìn sâu xa hơn, với việc trả lại đơn kiện của người dân, chính quyền có vẻ như chưa nhìn ra vấn đề cốt lõi là khôi phục sinh kế, trả lại vùng biển sạch chp miền Trung”.
Theo ông Tuấn, “mong muốn lớn nhất của người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết cho đến bây giờ là đóng cửa Formosa.”



AFP - Image caption

Formosa nói vụ kiện của người dân "sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý"
“Còn nếu như chính quyền tính đến việc dựng hàng rào kẽm gai hay ứng phó mạnh tay với những cuộc biểu tình ôn hòa có thể xảy ra tới đây thì sẽ chẳng thế nào giải quyết ổn thỏa vụ việc”.
Trước đó, hàng ngàn người dân hôm Chủ nhật 2/10 biểu tình trước cổng tập đoàn Formosa Hà Tĩnh.
Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.

http://www.bbc.com/vietnamese

http://nguoikyanh.blogspot.com


Trả đơn khởi kiện Formosa:

Tòa án nhân dân Kỳ Anh đã ngồi xổm trên luật!

Điền Phương Thảo
9-10-2016

Dồn dân vào đường cùng, tức nước thì sẽ vỡ bờ.
Dồn dân vào đường cùng, tức nước thì sẽ vỡ bờ

Ngày 08-10, TAND thị xã Kỳ Anh đã trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh của người dân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh cho biết việc trả lại đơn khởi kiện dựa trên hai lý do sau:
1-Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.
2- Sự việc đã được giải quyết bằng quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ.
Với hai lý do trên mà TAND thị xã Kỳ Anh trả đơn khởi kiện Công ty Formosa của người dân huyện Quỳnh Lưu là sai pháp luật vì những lẽ sau đây:
1- Trong đơn không có chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.
Theo khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự thì tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự thì tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp: “Nếu họ (người khởi kiện) không sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của tòa án thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.”
Như vậy, TAND thị xã Kỳ Anh chỉ được trả đơn khởi kiện khi và chỉ khi người dân huyện Quỳnh Lưu không sửa đổi bổ sung tài liệu và chứng cứ theo yêu cầu của tòa án. Nhưng thực tế thì TAND thị xã Kỳ Anh ngoài việc tiếp nhận đơn “đúng quy trình” rồi sau đó là …trả đơn thì không hề có yêu cầu nào khác với người khởi kiện.
2- Sự việc đã được giải quyết bằng quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 133 Luật bảo vệ môi trường, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
– Tự thoả thuận của các bên;

– Yêu cầu Trọng tài giải quyết;
– Khởi kiện tại Toà án.
Như vậy, việc TAND thị xã Kỳ Anh dựa vào quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ để xem như là vấn đề bồi thường thiệt hại về môi trường do công ty Fomosa gây ra đã được giải quyết là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý. Bởi lẽ đây là vấn đề thuộc về Tòa Án. Đồng thời Thủ tướng chính phủ cũng không có chức năng và thẩm quyền để ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho người dân do sự cố môi trường biển.
Lẽ nào một “phó thường dân” cũng có thể hiểu rằng việc trả đơn khiếu kiện Fomosa của những người dân Quỳnh Lưu là sai, nhưng ông chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh lại không hiểu, trừ khi ông không muốn hiểu hoặc vì muốn giữ “áo mũ cân đai” của chốn quan trường mà trơ mặt làm theo chỉ đạo của cấp trên.
Người dân hiện nay không còn lạ gì với việc “ngồi xổm lên luật” để thi hành luật của nhà cầm quyền và họ đã cam chịu như thế từ hơn 40 năm qua, oan ức ai thì người nấy chịu. Giờ thì sự việc không còn là của một người nhưng là hàng ngàn người. Và nhất là sự thiệt thòi họ đang gánh chịu là chính chén cơm, con cá, là miếng ăn, là nguồn sống của họ. Vậy mà nhà cầm quyền vẫn coi thường những nhu cầu chính đáng của người dân, vẫn xem công lý là một thằng hề thì điều gì sẽ xảy ra khi “con giun xéo mãi cũng oằn”?
Không thể đấu tranh bằng pháp lý thì con đường đấu tranh bằng bạo lực là điều khó tránh khỏi. Và thực tế là hiện nay nhà cầm quyền đã gia tăng các biện pháp bảo vệ Fomosa bằng cách tăng cường lực lượng cảnh sát cơ động từ Trung ương, tổ chức thực tập chống biểu tình cũng như dựng hàng rào kẽm gai, tường thành xung quanh Fomosa.
Nếu vì muốn bảo vệ Fomosa mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tái hiện một “thảm sát Thiên An Môn” thì máu người dân sẽ nhuộm đỏ nước biển quê hương mình. Nhưng nếu Fomosa không cút khỏi Việt Nam, nếu việc đền bù không thỏa đáng thì người dân sẽ chết dần chết mòn trên vùng biển đã bao đời họ gắn bó. Đằng nào cũng chết, và họ sẽ chọn cái chết nào? 

https://anhbasam.wordpress.com

http://nguoikyanh.blogspot.com


Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

Ảnh của tuankhanh
Thứ Sáu, 09/30/2016 - 12:35 — tuankhanh

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.
Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.
Thế nhưng thật lạ. Chỉ có một vài tờ báo điện tử xé rào viết về đêm diễn này, ít ỏi và nhạt nhẽo. Tôi cố công tìm hiểu, mới hay rằng ai đó trong Ban Tuyên giáo đã ra lệnh miệng, buộc các báo không được nói, bình luận, mô tả… nói chung là không được viết gì có lợi cho ca sĩ Khánh Ly trong đêm diễn này .
Nhưng điều đáng ngạc nhiên, là gần hết giới báo chí Việt Nam cũng đã ngoan ngoãn tuân lệnh. Thói quen chấp nhận sự kiểm duyệt gần nửa thế kỷ - tính từ sau tháng 4-1975 - khiến cái gọi là quyền lực thứ tư của một quốc gia đã biến thành một đám học trò nhỏ, chỉ còn biết giương mắt vô thanh nhìn đời. Cũng ngay trong thời gian đó, báo giới Việt Nam rầm rộ ra vẻ phẫn nộ, viết về chuyện những người bán vé số bị phạt tiền vì lỡ bán vé số ngoại tỉnh. Thế nhưng họ không nhận ra, hay không dám nhận ra rằng, cấm nói về một buổi diễn được phép, cũng không khác gì cấm bán vé số hợp pháp trên quê hương mình.
Tôi tự hỏi, không biết bà Khánh Ly có biết chuyện này hay không. Và nếu biết, bà sẽ nghĩ gì? Năm 2015, khi được hỏi rằng nếu không được hát ở Sài Gòn, bà có buồn không – Khánh Ly từng cười, lắc đầu, nói rằng “khán giả ở mọi nơi, em à”. Quả đúng là con người ở đâu cũng vậy, văn hóa ở đâu cũng vậy. Nhưng với người cộng sản với sự thù ghét tự do thâm căn cố đế trong tim họ, thì không phải ở đâu cũng vậy.
Kiểm duyệt Khánh Ly chỉ là câu chuyện nhỏ của những điều ngang trái vẫn hiện ra trên đất nước này, tựa lời nguyền Bloody Mary trong gương – như lời nhắc rằng cuộc sống bình yên chỉ là ảo tưởng, bởi địa ngục là một điều có thật.
Ít có ai nhận ra rằng kiểm duyệt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã quen thuộc, đã trở thành như máu thịt. Mỗi một người làm báo đều có sẳn một mạch máu hình thắt cổ chai từ trái tim đến não. Khó mà đếm được có bao nhiêu người sống bằng nghề viết đã bật ra một ý tưởng thơ mộng hay tự do từ trái tim, nhưng đã tự bóp chết nó khi được dẫn lên đến não. Và rồi con chữ hay ý nghĩa viết ra đã bị cắt mất, tật nguyền và nhạt nhẽo như chính cuộc đời của họ.
Mới đây, trong chuyện ngư dân bị Formosa xả độc tố làm biển chết, bà Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Thị Hải Vân nói rằng không có gì phải ầm ĩ, vì ngư dân mất biển, nhưng “đi làm phu khuân vác thì tức là đã có việc làm”. Tự kiểm duyệt hiện thực, chỉ chừa lại phần tật nguyền trong suy nghĩ của mình, cũng là một nỗi đau không bờ bến đang ăn sâu trong lòng dân tộc này. Giống như ban Tuyên giáo, người đàn bà này cố che mắt mình, cố che mắt cả những người nghe bà nói, và chứng minh rằng thiếu nhân cách thì không sao, cũng vẫn có thể làm người.
Có lần, khi còn được ngồi cùng với nhạc sĩ Thanh Sơn, ông than thở rằng một bài hát của ông bị kiểm duyệt ở Sở văn hóa thông tin thành phố, chữ “phu quân” trong vần điệu một người nữ hát về chồng mình, bị bắt phải thay bằng chữ khác. “Họ nói ‘phu quân’ có thể ám chỉ đến lính VNCH”, nhạc sĩ Thanh Sơn kể. Tôi không biết về sau thì ông có phải cam lòng thay chữ ấy hay không, nhưng lúc đó, tôi chỉ có thể nói với ông rằng khi những người cộng sản kiểm duyệt, giống như họ tự đọc lời nguyền Bloody Mary, tự mở cửa địa ngục và chỉ còn nhìn thấy thế gian này bằng sự tăm tối trong trái tim họ, chứ không bằng ánh mắt con người.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có lần kể rằng ông có bài hát về mẹ. Người mẹ đó ngồi trước biển nhớ con, mong con về. Ấy vậy mà ông từng bị chất vấn rằng có phải viết bài hát ấy có ý dành cho những người đi vượt biên hay không.
Kiểm duyệt như một con quái vật. Sự chịu đựng và cố vặn vẹo mình để có thể sống được trong thế giới kiểm duyệt, đã nuôi lớn con quái vật ấy. Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.
Chẳng lẽ tất cả những người cầm bút, tất cả những con người được học tiếng Việt, tiếng Anh và sắp tới và tiếng Hán… không ai nhận ra rằng con quái vật kiểm duyệt suy nghĩ và hành động trong xã hội này đã lớn đến mức nào? Khó mà đong đo được, nhưng có thể nhìn thấy rõ nhất là con quái vật đó ăn tươi nuốt sống nhân cách và linh hồn của không ít người, khiến khi họ thể hiện đã có thể thấy ngay đó là những người Việt xã hội chủ nghĩa hèn hạ và vô liêm sỉ.
Khi một tay công an mặc thường phục, không xuất trình thẻ ngành, hành động như một tên đầu gấu ngõ chợ tấn công các phóng viên ở huyện Đông Anh, điều thấy được là toàn bộ hệ thống quyền lực thứ tư ở Việt Nam đã như hú lên những tiếng kêu đau thương cho số phận của mình, chứ không giống như sự phản ứng của một nền báo chí có đủ ý chí lẽ thường . Ngay cả khi Công an quận Tây Hồ nói ngược nói xuôi, bẻ cong cả không gian và thời gian mà không cần bất kỳ một chứng minh vật lý nào, báo chí Việt Nam cũng chỉ yếu ớt phản ứng và dè chừng. Chấp nhận kiểm duyệt thái độ sống bình thường và quen sợ hãi trong bầu không khí kiểm duyệt, đã làm nhu nhược trí thức Việt Nam và báo chí Việt Nam một cách quặn đau.
Ngày 27 tháng 9/2016, có hơn 500 người dân đi nộp đơn đòi công lý từ thiệt hại bởi nhà máy Formosa – một câu chuyện của công lý và sự thật rất đỗi bình thường trên đất nước này nhưng trong nhiều ngày liền, sự kiện lịch sử đó vẫn là một khoảng trống bao la trên các trang báo. Bạn hãy tự hỏi xem, một vài phóng viên bị đánh mà giới báo chí còn đau yếu như vậy, thì làm sao cái gọi là quyền lực thứ tư của Việt Nam có đủ sức mạnh và lòng tự trọng để nói về 500 đồng bào mình đang khắc khoải với tương lai?
Những điều bình thường và đúng với Hiến pháp Việt Nam, mà con người Việt Nam hôm nay vẫn không dám gọi đúng tên, mô tả đúng việc thì mai sau, tinh thần và nguyên khí của dân tộc trong chế độ này sẽ tật nguyền đến mức nào? Bao nhiêu con chữ của câu hỏi này, xin được đánh từng ấy tiếng vào tiếng trống Đăng Vân để kêu oan cho số phận của dân tộc này vậy.
Ngày 5/3/1969, để đòi chính quyền miền Nam Việt Nam phải bãi bỏ chính sách với kiểm duyệt xuất bản, đã có hơn 100 nhà văn, dịch thuật, biên khảo, phê bình… cùng ký tên, trong đó có phần ghi rằng “kinh nghiệm từ nhà nước Cộng sản Tiệp Khắc đã cho thấy rằng sự cấm đoán, bưng bít, không bao giờ giải quyết được một vấn đề, mà chỉ làm cho vấn để ấy trầm trọng thêm đến một mức độ tai hại nhất…” Bản đồng ký tên này, có Sơn Nam, Du Tử Lê, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh, Cung Tiến...
Tôi đang tự hỏi – hay tự mình mơ - về một 100 nhà báo ăn lương nhà nước cùng ký tên để phản đối công an nói riêng, và chính quyền nói chung hành xử tàn bạo với nghề làm báo. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ để nhớ về quá khứ, nơi nhân dân bị xét là phải sống trong một chế độ đồi trụy và tay sai, nhưng chứng cứ cho thấy họ vẫn rất lành lặn về tinh thần và nhân cách.
Mọi thứ không đơn giản như bạn thấy. Hãy nhìn lại cách kiểm duyệt Khánh Ly, cách cấm bán vé số ngoại tỉnh, cách thay đổi và mài giũa chữ nghĩa để phục vụ… và cả những cách mà chúng ta quen dần giả lơ, từ chối sự thật, quen tự cắt gọt mình để nằm vừa trong sự chiếc quan tài kiểm duyệt mỗi ngày. Hãy nghĩ, cho bạn và chính con cái của bạn.
Chắc rồi có lúc bạn sẽ nhận ra, tôi hy vọng vậy. Chúng ta hay truyền thông trên đất nước này, cũng giống như những người bán vé số sợ hãi, chỉ còn quẩn quanh với niềm hy vọng nhỏ nhoi ở nơi mình đang sống, chứ không dám chạm vào hay cầm giữ một niềm hy vọng nào xa hơn lằn ranh mà người ta đã vạch sẳn cho mình. Trái tim cùa quyền lực thứ Tư thoi thóp đập trong một thân thể cường tráng. Trái tim đau bệnh, mòn mỏi bởi những lằn ranh.


Thời điểm để đứng lên hát lời công lý

Ảnh của tuankhanh
Thứ Sáu, 10/07/2016 - 05:19 — tuankhanh

Trò chuyện với ông Vũ Sinh Hiên về hiện tình Công giáo Việt Nam
Ông Vũ Sinh Hiên, một nhà chép sử và nghiên cứu Công giáo độc lập. Trước năm 1975, ông hoạt động trong Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo / Đại Học Sàigon, trong Phong Trào Trí Thức Công Giáo - PAX ROMANA -. Một năm trước khi chế độ VNCH thất thủ, ông là Ủy Viên Tuyên Truyền - Nghiên Cứu - Huấn Luyện của Ban Chấp Hành Trung Ương Caritas Việt Nam"
Sau năm 1975, cùng hoàn cảnh với những người cùng thời với ông như Nguyễn Ngọc Lan, linh mục Chân Tín… ông Vũ Sinh Hiên bị công an theo dõi và ngăn cản suốt trong một thời gian dài, do các hoạt động nghiên cứu, hội họp trong giới tín ngưỡng của ông. Sau đó, ông tập trung vào nghiên cứu và ghi chép những đề tài lớn về Công giáo và xã hội, trong đó có đề tài “Những vấn đề giữa Công giáo và Cộng sản”, xuyên suốt từ năm 1945 cho đến nay.
Nhân sự kiện hàng trăm ngư dân miền Trung nộp đơn đòi Formosa và Nhà nước Việt Nam bồi thường sau thảm họa môi trường biển, đặc biệt là từ cuộc biểu tình của gần 18.000 người đòi công ty Formosa phải ngừng hoạt động và dọn ra khỏi Việt Nam, ông Vũ Sinh Hiên đã cho biết thêm nhiều chi tiết đáng lưu ý, liên quan đến cột mốc dân quyền lịch sử này.

Đã có hai lần, mỗi lần hơn 600 gia đình ngư dân ở miền Trung nộp đơn, đòi Formosa và Nhà nước phải bồi thường. Như ông đã nhận định đây là một cột mốc lịch sử của người Công giáo hành động vì xã hội, tổ quốc. Ông có nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ có một kết quả tốt?
Tôi muốn nhắc cho mọi người nhớ rằng, những gì đã diễn ra, chỉ có một lời giải, đó là chính quyền hiện nay đã quyết tâm che chắn cho công ty Formosa. Họ sẽ làm mọi cách. Mọi thứ là trùng trùng lớp lớp ngăn chận người dân tiến đến công lý. Công an đã chặn xe, đã làm khó người nộp đơn. Giờ thì họ sẽ nhân danh rằng Formosa đã sòng phẳng, đã giao 500 triệu đô-la, nên chính quyền sẽ tìm mọi cách bảo vệ công ty này. Và cách đối phó của họ - có thể đoán trước - là Formosa sẽ đẩy hết mọi trách nhiệm cho chính quyền, từ chối trả lời người dân.
Tự bản thân tôi, với những điều đã ghi nhận từ các bài bản đối phó của nhà nước cộng sản, tôi tin vụ kiện này có giá trị khởi đầu nhưng khó có được kết quả về sau. Nhưng quan trọng hơn hết, việc nộp đơn kiện là một hành động đẹp. Đẹp cho xã hội, đẹp cho dân tộc.

Điểm quan trọng mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được, là tính đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau giữa người công giáo và lương giáo. Ví dụ cụ thể nhất là cuộc biều tình ngày 2/10/2106 tại Kỳ Anh, được ước tính là có đến 18.000 người tham gia vừa qua. Dù chủ trương hoàn toàn vì công lý và minh bạch, nhưng liệu điều này có khiến phía chính quyền đáp trả từ sự lo ngại không?
Chắc chắn là họ lo ngại. Hiện nay, thống kê khá chính xác cho biết Công giáo thật sự chỉ có khoảng 6-7 triệu tín đồ, nhưng đó là một lực lượng không dễ xé nhỏ, bẻ gãy. Người Công giáo lúc này không còn dễ đàn áp.
Hãy nhớ lại những chuỗi sự kiện mà người Công giáo đã trãi qua và dần dần có kinh nghiệm thì sau các biến động ở giáo xứ Thái Hà, tòa Khâm Sứ Hà Nội, thì các nơi đang đối đầu với những sự sách nhiễu như Dòng Phao Lô Hà Nội, Mến Thánh GIá Dòng Thủ Thiêm… đã có đủ kinh nghiệm để phản ứng mạnh mẽ. Đặc biệt là Dòng MTG Thủ Thiêm, vốn đang nằm trong tầm ngắm của chính quyền quận 2, đã có được bài học về việc chính quyền giải tỏa chùa Liên Trì. Mọi thứ sẽ rất phức tạp nếu chính quyền chạm tay vào khu vực ấy.
Tôi nghĩ những hành động vừa rồi của người Công giáo Kỳ Anh nói riêng, và người Công giáo Việt Nam nói chung là điều nên làm, cần làm. Nếu vào lúc này người Công giáo không hợp lực và hành động thì sẽ không có ai dấn thân cho người dân đang bị nạn ở miền Trung. Hãy nhìn từ sự kiện chùa Liên Trì sẽ thấy, đó là phần cô độc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong bối cảnh hôm nay. Lợi dụng điều đó mà chính quyền đã tàn phá ngôi chùa.
Trong các ghi ghép của tôi về việc giao tiếp của người Công giáo và chế độ Cộng sản, thì từ 1945 đến nay, lần đầu tiên người Công giáo đoàn kết và cùng đứng lên mạnh mẽ như vậy. Người Công giáo đã nhẫn nhịn để có những cuộc diễn tập qua các vụ ở Thái Hà, Tòa Khâm sứ… Tuy vui mừng nhưng tôi vẫn lo ngại, vì đảng Cộng sản đã chọn phía đứng che chắn cho công ty Formosa nên kết cục khó lường, thậm chí người dân có thể sẽ phải trãi qua những bách hại.

Thưa, ông vừa nói về sự đoàn kết là sức mạnh. Xin được hỏi ông rằng lịch sử của những người Công giáo đi cùng tiếng nói của nhân dân từ năm 1975 đến nay, vẫn có những trường hợp dường như rất cô đơn ngay trong chính giáo hội của mình. Chẳng hạn như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, linh mục cha Ngô Quang Kiệt ở Hà Nội… Vậy thì các hoạt động vừa rồi của linh mục Đặng Hữu Nam hay linh mục Trần Đình Lai, thậm chí là với Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, đó là hành động tự phát hay đã có sự đồng thuận của Hội đồng Giám mục Việt Nam?
Tôi biết ở Giáo phận Vinh, chẳng hạn linh mục Đặng Hữu Nam, thì nhận được sự đồng thuận. Tin tức từ Vinh cho tôi biết, giáo phận có cả một bộ phận đặc trách nghiên cứu về các vấn đề pháp luật, xã hội, hướng lý… luôn gắn kết với Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Nhưng cô đơn là một ý nghĩa chính xác. Vì giáo phận Vinh cô đơn ngay trong Giáo hội Việt Nam. Hoạt động của Công giáo ở Việt Nam có những điểm đặc biệt: mỗi giáo phận đều hoạt động biệt lập và chỉ trực thuộc Vatican. Và đôi khi một giáo phận có hoạt động khác biệt thì thường chỉ nhận được sự im lặng từ các giáo phận khác. Có chăng thì có một vài tiếng nói của linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, và có một vài tiếng nói của các vị đã nghỉ hưu như Tổng Giám Mục Hoàng Đức Oanh… Mà với kinh nghiệm của mình, thì tôi lo ngại rằng ngay trong Giáo hội cũng đã không có sự đồng thuận. Và tôi sợ rằng ngay trong hàng Giám mục của người Công giáo cũng không có nhiều những người can đảm.

Vậy thì rõ là trong Giáo hội cũng không thống nhất được về việc sống và đứng cùng hoạn nạn của nhân dân. Nhưng trong những ghi nhận của ông, thì loạt hành động vừa rồi của những giáo dân miền Trung, giáo phận Vinh có cô đơn trong chính những tín hữu Công giáo của mình hay không?
Tôi cũng đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về điều này, và nhận ra rằng giáo dân cả nước thì đồng thuận với những gì diễn ra ở Kỳ Anh, ở Giáo phận Vinh. Nhưng với hàng giáo phẩm nói chung từ Bắc chí Nam thì tôi không chắc. Vì hiện ngay cả với một vị Tổng giám mục ở Sài Gòn cũng là một người thích đi hàng hai, thích có địa vị về tín ngưỡng, nhưng cũng thích ve vuốt chính quyền. Đó là chưa nói đến nhiều linh mục vậy. Chính vì vậy mà tôi vừa kính trọng, vừa lo lắng cho những linh mục đang dấn thân cho con chiên của mình, cho nhân dân như linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Trần Đình Lai… vì họ cô đơn trên con đường của mình.
Công giáo đã từng rất cô đơn khi chính quyền Cộng sản cho ngang nhiên hạ thánh giá ở miền Bắc, một giám mục ở phía Nam đã quay lưng, nói rằng “chuyện của Giáo phận nào thì giáo phận ấy tự lo”. Hoặc ngay trong lúc cả nước, người Công giáo cùng toàn dân xuống đường phản đối ô nhiễm môi trường, cá chết và biển chết, thì cũng có một Tổng Giám mục từng lạnh lùng tuyên bố rằng “không nên đi biểu tình làm cản trở lưu thông”.
Cũng như những điểm yếu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng có những điều ngặt nghèo tương tự như vậy.

Vậy thì, nếu như công việc đứng cùng nhân dân của giáo phận Vinh gặp khó khăn, Hội đồng Giám mục Việt Nam có khả năng sẽ làm ngơ?
Tôi không nghĩ đến lúc giáo phận Vinh gặp khó, mà ngay lúc này, người Công giáo Việt Nam đang chờ nghe tiếng nói của Hội đồng giám mục Việt Nam. Là một người Công giáo, tôi cũng chờ tiếng nói của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đứng về phía lẽ phải, về phía công lý và con người Việt Nam.
Lúc này là lúc mà Hội đồng Giám mục Việt Nam cần chứng minh sự đoàn kết và tương ái của người Công giáo với nhau, của người Công giáo với dân tộc mình. Chúng tôi cần một tiếng nói đồng thuận và lời kêu gọi cầu nguyện cho giáo phận Vinh – nơi đó, đồng bào mình và dân tộc mình đang chấp nhận nguy khó để đến lẽ phải và tình thương.
Nhưng có lẽ, điều mà tôi cũng như nhiều giáo dân khác hy vọng, sẽ có thể từ Tân Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa mới được bầu tại Hội Nghị lần thứ XIII của HĐGMVN họp tại Tp.HCM từ ngày 3 đến 7 - io - 2016. Ban Thường Vụ mới của HĐGMVN sẽ gồm các Giám Mục ;
Chủ Tịch : Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, GM giáo phận Thanh Hóa
Phó Chủ Tịch : Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, GM giáo phận Phát Diệm
Tổng Thư Ký : Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM giáo phận Mỹ Tho
Phó Tổng Thư Ký : Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, GM giáo phận Hải Phòng

Ba trong bốn vị giám mục trong Ban Thường Vụ mới này đang coi sóc các giáo phận miền Bắc. Hai Đức Cha Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch đều đã long đong lận đận kể từ sau năm 1975 mới được lãnh sứ vụ Linh mục, rồi Giám mục. Đức cha Phó Tổng Thư Ký trẻ trung coi sóc giáo phận Hải Phòng thì ngay những năm tháng đầu của đời tận hiến của ngài, cũng đã từng chứng kiến những đắng cay của vị giám mục tiền nhiệm Khuất Văn Tạo và của Cây Đại Thụ Phạm Hân Quynh
Tôi biết rất nhiều linh mục muốn hành động với con tim chân chính của mình, nhưng họ bị trói buộc bởi những luật lệ và nguyên tắc. Mà một trong những trói buộc đáng sợ là những hàng giáo phẩm thích sống và chìu chuộng nhà nước thế quyền để tận hưởng vị trí của mình. Nhưng tôi tin là sự kiện ở Vinh sẽ tạo nên một làn sóng thức tỉnh. Thức tỉnh không chỉ với người dân nói chung, mà còn với những người chăn chiên ngủ quên nói riêng. Không có gì hơn lúc này, đây là thời điểm để đứng lên hát lời công lý.
Tuấn Khanh (ghi)

https://nhacsituankhanh.wordpress.com

 

Chùa Liên Trì bị cộng sản phá hủy

Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát. Cảnh tượng thương tâm đập vào mắt thầy Thích Không Tánh vào sáng ngày 17.09, khiến Thầy một lần nữa lên cơn đau tim và không thể nói được gì nhiều.
Sau khi tìm cách ra khỏi bệnh viện, do lực lượng an ninh trấn áp Thầy vào đó, trở về tạm trú tại Chùa Giác Hoa, thì đây là lần đầu tiên Thầy trở về lại ngôi Chùa của mình để tái xác quyết sự đê tiện mà nhà cầm quyền cộng sản vô thần đã gây ra cho Chùa vào sáng ngày 08.09.
Toàn cảnh ngôi Chùa giờ là một đống đổ nát, ngổn ngang gạch vụn. Những cây thiêng của nhà Chùa đã bị chặt phá tang hoang. Bụi tre già ghi dấu ấn bao năm, nằm hiền hòa bên những dãy phòng ngủ giờ ra tan tác.
Bằng cảm nhận linh thiêng, Thầy lần trên những đống gạnh vụn, tìm tới nơi từng là chánh điện, ngay bàn thờ Phật Thích Ca, thắp lên 3 nén nhang tỏ lòng thành kính trước Đức Phật.
Tượng Phật nay không còn, bàn thờ bị đập phá, quỳ trên đống đổ nát, Thầy thành tâm khấn vái tạ tội cho những con người vô thần đã xúc phạm Đức Phật. Những kẻ vô thần chỉ có thể phá được Chùa, đạp đổ bàn thờ Phật nhưng không thể giết được Phật trong lòng Thầy. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Thầy khấn vái trước Đức Phật hiện hữu trong bao la Đất Trời và cầu siêu cho các vong linh đã bị những kẻ vô thần xúc phạm.
Bằng giọng xúc động nghẹn ngào Thầy nói: “nhà cầm quyền này quá ác tâm! Không còn gì hết. Tất cả chỉ còn đống đổ nát. Bằng mọi cách Thầy phải trở về đây để kính Phật. Thầy đã ở ngôi Chùa này 50 năm rồi. Giờ chẳng còn gì!”
Thẫn thờ dò từng bước đi trên đổ đống đổ nát, Thầy tìm lại với những dấu ấn kỷ niệm xưa. Vừa chỉ tay vào đổ đổ nát vừa nói: “đây là phòng khách, kia là phòng ngủ, kia là nhà bếp….” Phút chốc trong một ngày không còn lại gì. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát như bị dội bom.
Bầy chim bồ câu bắt được bóng dáng của vị ân sư, vội vã ríu rít gọi nhau bay về. Không còn mái Chùa để đậu, cũng không còn chuồng để trú, chúng đậu tạm trên những sợi dây điện. Bầy chim bồ câu này trước đây lên đến 100 con. Chúng được Thầy cho ăn, có nơi cư trú, sau khi Chùa bị phá chúng cũng chịu chung cảnh tan tác lạc đàn.
Thầy hướng tay vẫy gọi đàn chim bồ câu và nói: “mấy Phật tử kể lại sau khi Chùa bị phá, những con chim bồ câu này bị chúng nó bắn, giết làm thịt. Giờ chỉ còn nhiêu đây!”
Những con chim bồ câu mang biểu tượng của hòa bình đã bị bắn – giết…

Pv. GNsP






Chuà Liên Trì không bị giải toả mà bị hủy hoại!

 

Đăng ngày 09 tháng 10.2016