Print

Dân Việt đang bị bức tử. Người Việt không thể ngồi khoanh tay cúi đầu chờ chết. Hãy cùng nhau can đảm đứng lên tiêu diệt bè lũ cộng sản bán nước vô nhân vô liêm sĩ và đánh đuổi bọn giặc Tàu độc ác ra khỏi lãnh thổ VN để tìm sinh lộ cho dân tộc.


Hiện tượng Thái Bá Tân

Mặc Lâm RFA

thaibatan

Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.
Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân.
Tháng 7 năm 2012 trong bài viết: “Thái Bá Tân và những bai thơ 5 chữ” chúng tôi đã được ông cho biết về thái độ của mình, với tư cách một nhà thơ như sau:
“Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”
Trong bài thơ “Mắng con” Thái Bá Tân đã làm cho không khí biểu tình chống Trung Quốc lúc ấy thêm lửa. Cách thể hiện thái độ của ông trước sự vô cảm của con ông, mà chính ra là của nhà nước, của đa số người dân trong xã hội, đã khiến cư dân mạng nức lòng vì ông đã dùng thơ nói lên những ẩn ức cháy lòng của người khác.
“Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.

Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.

Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?

Chính vì khôn, “biết sống”
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.

Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.

Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.”

Người biểu tình biết ông từ đó và niềm tin yêu đặt vào ông ngày một cao hơn qua các bài thơ khác.
Thái độ của nhà thơ Thái Bá Tân là thái độ của một sĩ phu Bắc Hà. Là nhà giáo ông biết rõ nhân cách của một công dân trong xã hội, một công dân khi ứng xử với nước ngoài và nhất là lòng tự hào của một công dân đối với quốc gia mình. Thế nhưng ông đã tự bộc lộ nỗi thất vọng khi được làm công dân của một nước Cộng sản, như nước mà ông đang sống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Chứ nói chung là nhục
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét
Lãnh đạo thì ngu đần
Riêng hai chữ Cộng sản
Đã đủ nói phần nào
Làm thằng dân Cộng sản
Có gì mà tự hào?”

Thái Bá Tân không mạnh mẽ đến độ làm cho nhà nước nghĩ rằng ông chống phá, thế nhưng khi nói tới cùng cái điều mà ông trông thấy hàng ngày có lẽ Thái Bá Tân không phải là người cuối cùng nói lên sự thật:
“Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”

Thế nhưng chỉ vài ngày trước đây trên trang Facebook của mình nhà thơ đã làm cho mạng dậy sóng.
Trong status có tựa Đôi lời, nhà thơ Thái Bá Tân đã bộc bạch những điều mà trước đây ông đả phá. Từ biết ơn đảng đã đổi mới, cho tới ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết không hề tham nhũng, ông khen Thủ tướng Phúc quyết liệt, Bí thư Thăng năng nổ và xác định lòng tin của nhà thơ là đại cục không phải xấu đi mà đang tốt lên.
Thấy chưa đủ ông còn viết thêm một bài thơ, diễn tả tâm trạng mình cũng theo thể thơ đã làm ông nổi tiếng, bài thơ có tên “Ghi nhận”
“Các bác thử tưởng tượng,
Nếu đảng ta trước đây
Không mở cửa, đổi mới,
Sẽ thế nào hôm nay?
Hôm nay ta chắc chắn
Như dân Bắc Triều Tiên.
Không được nói, được chửi,
Không cơm ăn, không tiền.
Không có internet,
Không được đi nước ngoài,
Không có chiếc xe đạp,
Không có cả chiếc đài.
Không được mặc quần xoọc,
Cắt tóc theo ý mình.
Không khách sạn, nhà nghĩ,
Không có cả ngoại tình…
Chắc chắn là như thế.
Các bác cứ tin đi.
Nếu đảng không đổi mới,
Hỏi ta biết làm gì?
Định vùng lên lật đổ
Rồi thoát khỏi thằng Tàu?
Đừng đùa với cộng sản.
Không có chuyện ấy đâu.
Cho nên chửi cứ chửi,
Nhưng cũng phải phân minh.
Biết lượng sức mà tiến,
Biết người và biết mình.
Đảng có gì không đúng
Thì nói, ta, người dân
Việc mình làm thật tốt
Để mọi cái tốt dần.
Tôi không ưa cộng sản,
Cả xưa và cả nay.
Nhưng đảng đã đổi mới
Thì ghi nhận việc này

Khi xưa làm một bài thơ hay phải chờ đến hàng năm thì cộng đồng mới biết tới để khen, để phản hồi. Bây giờ chỉ sau một đêm, một ý kiến một bài thơ của ông được sự phản hồi ào ạt tới không kịp xem cho hết. Người tích cực và nhanh nhất là Facebooker Dương Hoài Linh, ông dùng lại chính thể thơ mà Thái Bá Tân nổi tiếng để diễn tả tâm trạng mình:

Gởi thầy Thái Bá Tân

“Nghe thầy Thái Bá Tân.
Phân trần về chính trị.
Mà cảm thấy phân vân.
Bởi quá nhiều vô lý.

Mới hôm nào thầy nói.
Chính trị là thực tế,
Là cuộc sống, là đời.
Nói thật tôi rất nể.

Không có nước nào nhỏ.
Chỉ có những công dân
Cam chịu sống bé nhỏ,
Gục mặt vào miếng ăn.

Nghĩ thầy thật can trường.
Chẳng kém phần dũng cảm.
Dành tất cả tình thương.
Cho dân đầy can đảm.

Nhưng hôm nay thầy bảo.
Trọng là người liêm khiết.
Không bán nước cho Tàu.
Nghe mà buồn khôn xiết.

Chắc thầy hẳn đã quên.
Chỉ cách đây mấy tháng.
Trọng là một tên hèn.
Khi đi vào Vũng Áng.

Mặc cá chết ,dân đói.
Biết bao nỗi đoạn trường.
Nước mắt hòa với máu.
Trong những lần xuống đường.

Bao cảnh đời tang thương.
Trọng chẳng thèm hay biết.
Một vùng biển miền Trung.
Đã biến thành biển chết.

Thủ tướng quyết cho liệt.
Mọi đường lối chủ trương.
Lừa dân năm trăm triệu.
Dối trá đủ mọi đường.

Môi trường không còn nữa.
Chúng chẳng thèm quan tâm.
Cả một bầy lợn sữa.
Rủ nhau xuống biển ngâm.

Ôi đất nước như thế.
Rặt một lũ chuyên lừa.
Ăn của dân bất kể.
Chẳng biết mấy cho vừa.

Xã hội đang sôi sục .
Như nồi cơm sắp trào.
Chúng vẫn không biết nhục.
Gắp lửa bỏ thêm vào.

Cuộc đời phức tạp lắm,
Vàng ròng lẫn đồng thau.
Đã cùng dân một nước
Thì phải yêu thương nhau.

Thế mà nay thầy khác.
Nói chẳng ra làm sao.
Phủ nhận và bài bác.
Không như cái thuở nào.

Tôi mong thầy bị hack.
Viết những lời mất trí.
Để xác tín trên đời.
Rằng vẫn còn chân lý.

Bá Tân ơi Bá Tân
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào.

Nhẫn nhục mưu việc lớn
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.”


Thế nhưng nhà báo Võ Văn Tạo lại nhìn nhà thơ Thái Bá Tân qua một lăng kính khác ông cho rằng khi chưa hiểu tường tận câu chuyện lại đánh giá nặng nề nhà thơ là việc không nên làm, ông nói:
“Tôi rất ngạc nhiên đồng thời tôi cũng thấy có nhiều ý kiến nặng nề thóa mạ bác một cách quá đáng. Theo tôi nghĩ đánh giá một con người thì có cả một quá trình. Mình đã đọc nhiều tác phẩm của bác. Bác là một dịch giả, nhà văn viết rất hay và đặc biệt những bài phê bình thể loại thơ 5 chữ rất dí dỏm mang tính chất phê phán nhẹ nhàng đối với tiêu cực xã hội hiện nay, đột nhiên lại có một status đi ngược với điều đó thì cộng đồng người ta shock là điều dễ hiểu nhưng tôi cho rằng bác là con người tử tế chứ không phải là loại cơ hội sớm đầu tối đánh như một số bạn nóng nảy kết án.”
Một Facebooker khác là Nguyễn An Dân cũng làm thơ 5 chữ ghi lại nhận định của mình theo một hướng khác, ông viết:
“Có ông Thái Bá Tân
Thích làm thơ chính trị
Quần chúng nghe thành quen
Nghĩ ông làm chính trị
Ông chỉ là nhà thơ
Không phải nhà chính trị
Xin đừng đòi hỏi ông
Giống như nhà chính trị
Nếu hâm mộ thơ ông
Thì cứ đọc cho đủ
Chuyện chính trị quốc gia
Nói bằng thơ - không đủ
Hãy tìm những thông tin
Bổ ích mà học hỏi
Nhà chính trị quốc gia
Ít ai làm thơ nổi
Nhà thơ là nhà thơ
chính trị là chính trị
Đừng đòi hỏi nhà thơ
Phải như nhà chính trị
Đừng mong nhà chính trị
Cũng biết làm thơ hay
Tập trung làm thơ giỏi
Chính trị sẽ...trên mây
Chúng ta cần lãnh đạo
Chứ không cần thơ hay
Tự chính mình học hỏi
Để phát triển ngày ngày
Thế nên đừng ném đá
Vào ông Thái Bá Tân
Mà tập trung sức khỏe
Vào chuyện quốc gia cần”

Trong một cái nhìn khác về trường hợp “quy hàng” của nhà thơ Thái Bá Tân, nhà báo Võ Văn Tạo kể câu chuyện mới xảy ra trong gia tộc ông để từ đó đặt ra câu hỏi “phải chăng Thái Bá Tân cũng là nạn nhân của an ninh khiến ông phải quay lại chĩa ngòi bút mình vào nhân dân, những người từng nhiệt tình kính trọng ông trước đây?
“Tôi xin kể câu chuyện mà tôi là người trong cuộc đó là vụ tháng Năm vừa rồi cá chết. Hôm mùng một tháng Năm cô em họ tôi là Hoàng Thị Minh Hồng, trước đây cô đi Nam cực thám hiểm hai lần cổ có thời gian làm đại sứ cho UNESCO và Trưởng đại diện cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã của thế giới.
Cô là người của công chúng cho nên khi ngày 1 tháng 5 cô xuất hiện ở cuộc biểu tình với tấm bảng đề là “con tôi cần nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch, chính quyền sạch” Cái hình ảnh đó rất ấn tượng và không hiểu sao hai tuần sau, ngày 15 tháng 5 cô ấy xuất hiện với cái bảng “đả đảo Việt Tân”.
Nhiều người dự đoán cô bị sức ép hay có cái gì đấy. Tôi rất ngạc nhiên và gọi cô ấy nhưng rất khó liên lạc cho tới khi liên lạc được thì cô nói thật do bị sức ép của an ninh nên buộc lòng cổ phải làm việc ấy.
Cô kể hết sự tình ra là an ninh đã đe dọa cô ấy thông qua nhân viên của tổ chức cô ấy làm việc, đồng thời gửi e-mail nặc danh dọa giết cháu Giang là con của hai vợ chồng cô. Chúng còn biết cháu học ở trường nào nữa cho nên cô rất sợ cuối cùng đi đến việc làm dở như thế.
Có khả năng chứ không dám khẳng định: bác Thái Bá Tân cũng rơi vào tình trạng đó do có một cái ý mà bác nói “cảm ơn đảng, chính phủ qua cái việc chủ trương đổi mới” bác nói “quá nghèo mà được như thế này là tốt lắm rồi!” Tôi thấy nó giống như giọng lưỡi an ninh mà mỗi lần tiếp xúc làm việc với tôi cũng nói những câu như thế của dư luận viên và tôi không thể tin được đó là cái đầu hay cái cách của bác”.
Trong xã hội nhiều tầng nấc trái ngược và điều gì cũng có thể xảy ra như hiện nay, nên chăng hãy để câu chuyện Thái Bá Tân ngủ yên với cái nó vốn có. Lịch sử còn dài và trên từng trang viết của nó không ai có thể trốn tránh, nhất là khi đã tự chọn cho mình là người của công chúng.

Mặc Lâm RFA

http://doimoi-cuocsong.blogspot.com


Thái Bá Tân & Hội chứng Stockholm

Thạch Đạt Lang

Thơ năm chữ, còn gọi là thơ Ngũ Ngôn, một dạng biến thể của thơ Đường luật, gồm có Ngũ ngôn Tứ cú (5 chữ, 4 câu), Ngũ ngôn Bát cú (5 chữ, 8 câu) và Ngũ ngôn Trường thiên (5 chữ, dài hơn 16 câu). Đại diện cho thể thơ Ngũ ngôn Trường thiên được nhiều người biết đến là nhà thơ Thái Bá Tân với những bài thơ diễn tả thực trạng chế độ, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng CS. Ngoài những bài thơ ngắn, nhà thơ Thái Bá Tân có một bài thơ 5 chữ, dài 392 câu, đăng trên trang mạng Tinh Hoa, có tựa đề: “Thơ 5 chữ” Thái Bá Tân và mong muốn xã hội Việt Nam nhìn lại chính mình. Nội dung bài thơ chê văn hóa Tầu, đề cao văn hóa phương tây, đặc biệt là Mỹ.
Những bài thơ này nhanh chóng lan truyền trong nước cũng như hải ngoại vì dễ đọc, dễ nhớ, lại diễn tả đúng tình trạng suy đồi văn hóa, kinh tế, an ninh, xã hội, cũng như về ngoại giao, quốc phòng ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Thái Bá Tân nổi tiếng trong giới tranh đấu, trở thành một nhà thơ phản kháng chế độ.
Có một điểm đặc biêt nhiều người không nhận ra, có thể do không để ý, đó là những bài thơ của Thái Bá Tân dù phê phán, chỉ trích chế độ cai trị, chỉ trích đảng CSVN nặng nề, nhưng tác giả không hề bị công an hăm dọa, thẩm vấn hay giam giữ, điều tra…, chỉ có một số dư luận viên hoặc bồi bút của chế độ viết bài đả kích, chửi bới, vu khống.
So sánh mức độ đã kích, phê bình trong các bài thơ của Thái Bá Tân với bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh của cô giáo Trần Thị Lam, trường Trung học PT Hà Tĩnh, thơ của Thái Bá Tân có lời lẽ mạnh mẽ hơn, tác động rõ ràng đến tư duy người khác nhiều hơn, ảnh hưởng qua đó cũng nghiêm trọng hơn nhưng Thái Bá Tân chưa hề bị công an bắt giữ, điều tra hay bị côn đồ hành hung, hăm dọa trong lúc Trần Thị Lam bị công an mời lên thẩm vấn, đe dọa, suýt bị mất việc.
Cho đến khi Thái Bá Tân bất ngờ phổ biến trên facebook một bài thơ ca tụng đảng, ca tụng chế độ, lãnh đạo liêm khiết… có tựa Đôi Lời. Bài thơ gần như gián tiếp phủ nhận tất cả những gì Thái Bá Tân đã viết, phổ biến, làm nhiều người chưng hửng, ngơ ngác, không tin đó là thơ Thái Bá Tân.
Có lẽ cảm thấy bài thơ Đôi Lời chưa đủ sức phá vỡ ấn tượng của cộng đồng mạng, Thái Bá Tân bắn thêm một viên đạn… đại bác 130 ly nữa bằng bài thơ Ghi Nhận. Đúng với tựa dề, nội dung bài thơ này “ghi nhận công ơn” của ĐCSVN đã đem đến cho Thái Bá Tân cùng gia đình hạnh phúc đang có.
Nhiều người cho rằng Thái Bá Tân bị áp lực của công an hay ban tuyên giáo nên phải làm 2 bài thơ nói trên. Tuy nhiên sau đó, Thái Bá Tân phủ nhận chuyện bị công an đe dọa hay sách nhiễu bằng một bài viết cải chính: Thông Điệp Hôm Nay.
Chuyện Thái Bá Tân đột ngột đổi hướng 180° thật ra không lạ, nếu mọi người hiểu được đó chỉ là hội chứng Stockholm (Stockholm syndrome). Hội chứng Stockholm là gì?
Khái niệm về Hội chứng Stockholme (Stockholm syndrome) được hiểu như một trạng thái tâm lý, không phải là một căn bệnh về tinh thần hay thể chất rõ rệt với những triệu chứng khác thường. Hội chứng này lần đầu tiên được biết đến vào năm 1973, nơi xẩy ra vụ bắt giữ con tin tại một nhà băng chuyên về tín dụng (Credit Bank) ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển.
Sự việc bắt đầu khi Jan Erik Olsson, một tù nhân đang trốn thoát đã xâm nhập vào nhà băng Norrmalmstorg ở Stockholm, Thụy Điển. Cảnh sát được gọi tới và sau một cuôc chạm súng ngắn ngủi, một trong hai cảnh sát chạy đến đầu tiên đã bị thương. Sau đó, Olsson bắt giữ 4 con tin là Birgitta Lundblad, Elisabeth Oldgren, Kristin Enmark và Sven Säfström và đưa ra những yêu cầu như sau:
1. Chính phủ Thụy Điển phải thả tội phạm đang bị giam trong nhà tù nổi tiếng là Clark Olofsson, đưa đến nhà băng gặp Olsson.
2. Trả cho Olsson 3.000.000 Krone (300.000 USD)
3. Đem đến 2 khẩu súng, áo giáp chống đạn, nón an toàn và một xe hơi để di chuyển.
Sau khi Clark Olofsson được đưa đến nhà băng thì Olsson cùng với Olofsson lập một hàng rào phòng thủ với 4 con tin trong tay.
Vụ bắt giữ con tin kéo dài 5 ngày, từ 23 tới 28.08.1973. Trong lúc điều đình câu giờ, cảnh sát khoan được một lỗ trên mái của nhà băng, đưa camera đến theo dõi được mọi diễn tiến bên trong vào ngày 26.08. Sau đó họ quyết định dùng hơi ngạt làm bất tỉnh 2 tên tội phạm, và đưa con tin qua lỗ hổng khoan trên mái.
Việc giải thoát con tin chấm dứt một cách êm thắm, không có thiệt hại nhân mạng. Olsson bị kết án 10 năm tù, nhưng chỉ ở tù 8 năm thì được ân xá. Clark Olofsson lúc đầu bị kết án 6 năm nhưng sau đó tha bổng vì hoàn toàn thụ động trong vụ bắt giữ tù nhân ngoài ý muốn.
Điều cần nói ở đây là thái độ của con tin trong thời gian 5 ngày bị bắt giữ. Qua những giao tiếp với kẻ bắt giữ mình như xin phép đi vệ sinh, tiếp tế thực phẩm, ăn uống… các con tin đã không sợ hãi Olsson và Olofsson bằng sợ cảnh sát tấn công vào nhà băng giải thoát cho họ.
Những giao tiếp gần gũi đã khiến cho các con tin sau đó đã bày tỏ nhiều thiện cảm với kẻ bắt giữ. Họ cám ơn Olsson và Olofsson đã buông tha họ, đến thăm hai người này trong nhà giam, kêu gọi chính quyền khoan dung 2 tội phạm này…
Nhưng sự thật như thế nào? Phải chăng vì thời gian án binh bất động, kéo dài thương thuyết, đã khiến cho những nhượng bộ nhỏ nhoi của kẻ bắt giữ đối với con tin như nới lỏng dây trói, cho đi làm vệ sinh, cho thêm một ít thức ăn, nước uống… trở thành những ân huệ to lớn, đáng quý, khiến cho các con tin cảm thấy gần gũi, thân cận với kẻ bắt giữ hơn là với cảnh sát?
Lý do nào các con tin quên đi sự hành hạ thể xác, kềm kẹp tinh thần, không khí trấn áp trong những ngày bị giam giữ để trở nên thân thiện với kẻ bắt giữ mình?
Các nhà tâm lý học đã gọi đó là hội chứng Stockholm. Thay vì cám ơn cảnh sát đã làm đủ mọi cách để giải cứu họ, các con tin đã cám ơn, bày tỏ cảm tình với kẻ bắt giữ, đầy đọa mình hơn 5 ngày.
Có thể nói không sợ sai lầm rằng, đa số người Việt Nam có nguồn gốc là khách thợ, du sinh ở các nước Đông Âu cũ, ra đi từ miền Bắc XHCN, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, được chính phủ Đức, Ba Lan, Tiệp… cho ở lại đều mắc phải hội chứng Stockholm. Nói thế không có nghĩa là tất cả những người miền Bắc đều mắc hội chứng Stockholm hoặc người miền Nam thì được miễn nhiễm.
Sinh ra, lớn lên và được đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa, những người này có thể là dân vượt biên Hải Phòng, dân đi lao động bên Đông Đức, Tiệp-Khắc, Liên xô cũ… nay được ở lại làm ăn, sinh sống luôn nơi xứ người, có đời sống yên ổn, khá giả hơn nhiều người dân khốn khổ trong nước.
Nhiều người trong số này, dù hiện nay được sống trong chế độ dân chủ tự do như ở Đức, Ba Lan, Tiệp-Khắc (nay chia thành 2 nước Tiệp – Czech và Khắc – Slovakia)… nhưng suy nghĩ của họ về đảng cộng sản VN, về chế độ xã hội chủ nghĩa không hề thay đổi.
Sống một thời gian dài mấy chục năm trong một chế độ sắt máu, lấy tuyên truyền dối trá và bạo lực làm phương tiện cai trị, tinh thần bị kềm kẹp, lèo lái… đầu óc họ trì trệ trong suy nghĩ, phán đoán, trẻ cũng như già, có học cũng như ít học.
Họ không tìm hiểu, suy nghĩ nguyên nhân nào họ phải xa xứ, phải chạy chọt, luồn lọt, xin xỏ, tốn kém, mắc nợ… để được ra nước ngoài làm việc, rồi khi bức tường Berlin sụp đổ họ đã khốn đốn trong một thời gian dài, nhiều người cả chục năm không có nghề nghiệp, việc làm, nơi cư trú ổn định, sống lây lất, chùm đụp với nhau trong những căn hộ chung cư tối tăm, chật hẹp nằm trong các chúng cư…
Chính phủ Đức (*), Ba Lan, Tiệp-Khắc… với những quyết định sáng suốt, khôn ngoan, những chính sách đúng đắn, kịp thời đã giúp họ có lại cuộc sống bình yên. Trong số những người đó, có nhiều người khá giả, đời sống vật chất hầu hết đã ổn định, không còn thiếu thốn, khốn khổ, nhọc nhằn như ở quê nhà, không còn sự quấy nhiễu, vòi vĩnh quà cáp, tiền bạc, được tự do bày tỏ tư tưởng, chính kiến mà không sợ bị trả thù, trù ẻo, bầm dập.
Qua tiếp xúc, nói chuyện với họ, người ta có thể thấy ngay, thay vì cám ơn chính phủ và người dân Đức, Ba Lan, Tiệp… họ chỉ cám ơn chế độ Hà Nội và đảng cộng sản Việt Nam đã cho họ cuộc đời hôm nay qua chính sách cho ra nước ngoài làm lao động thuê.
Hơn 25 năm sau, hội chứng Stockholm ở những người này chẳng những không hề thuyên giảm mà còn có triệu chứng nặng hơn. Họ vẫn tiếp tục ca tụng đảng cộng sản, ca tụng ông Hồ chí Minh, vẫn ước mong sự tồn tại, lãnh đạo của đảng CSVN kéo dài vĩnh viễn cho dù mỗi khi cần đến giấy tờ hộ tịch, hoặc có việc liên quan đến tòa đại sứ, phải đến lãnh sự quán cộng sản Việt Nam, họ vẫn gặp khó khăn, phiền phức, bị hạch hỏi, làm khó dễ hay phải trả nhiều khoản tiền lệ phí quái đản cho những dịch vụ ma quỷ. Mỗi khi về Việt Nam họ lại bị xét hỏi, phải quà cáp cho công an, bị theo dõi ngấm ngầm…
Cho rằng đó là thói quen, do tuyên truyền đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tim óc của họ là không đúng, bởi thế giới ngày hôm nay với thông tin bùng nổ qua internet, smartphone… ai cũng có thể truy cập, tìm hiểu, kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng.
Người viết bài này cũng đã gặp nhiều người miền Bắc có bằng kỹ sư, tiến sĩ (thật sự) tốt nghiệp ở nước ngoài. Mỗi khi nói về Việt Nam, họ gân cổ lên, tìm mọi cách bênh vực cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam do ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN khởi xướng, đồng thời lên án Mỹ là đế quốc thực dân mới.
Nói đến tình trạng tụt hậu, sự tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình, bán đất, bán biển, sự tàn ác, hoành hành của công an, sự hèn hạ của lãnh đạo trước thái độ hung hăng, hiếu chiến của Tầu cộng… họ luôn có đầy đủ lý lẽ để bào chữa. Khi đưa ra những dữ kiện, những bài báo, hình ảnh, tin tức quốc tế không thể chối cãi được, thì họ chế nhạo, cho rằng báo chí truyền thông phương tây cũng nói láo như báo chí Việt Nam.
Hiểu được nguyên nhân hội chứng này thì sẽ đánh giá thái độ của Thái Bá Tân là bình thường, nó chỉ khác các nạn nhân ở nhà băng Norrmalmstorg một điều: Thái Bá Tân lúc đầu ra vẻ lên án, chán ngán chế độ CS để thu hút người đọc trong một thời gian dài, sau đó mới thay đổi thái độ.
Để kết luận, cách hành xử của Thái Bá Tân chỉ nằm ở một trong hai trường hợp sau:
1. Thái Bá Tân thật sư bị hội chứng Stockholm nhưng khôn ngoan hơn người khác. Cố gắng tạo cho mình thương hiệu, một vùng ảnh hưởng với những bài thơ phản kháng, sau đó mới quyết định phản công. Đây là một thủ đoạn cực kỳ thâm độc, có tính toán kỹ lưỡng từng bước.
2. Thái Bá Tân bị công an hăm dọa hành hung, giết hay gia đình sẽ bị hãm hại từ lâu nhưng không dám nói ra. Đến thời điểm này vì sức ép quá mạnh nên buộc lòng phủ nhận tất cả những gì mình đã viết, đồng thời tỏ vẻ ăn năn, hối lỗi, đoái công chuộc tội bằng hai bài thơ Đôi Lời, Ghi Nhận và cuối cùng chấm dứt nghiệp thơ ngũ ngôn của mình bằng bài viết Thông Điệp Hôm Nay.
Dù nằm ở trường hợp nào thì Thái Bá Tân cũng đã tự mình phủ nhận tư cách, nhân phẩm cũng như chỗ đứng của mình trong lòng dân tộc đã xây dựng trong nhiều năm qua. Bởi khi đã dấn thân, lên tiếng phản đối chế độ thì phải chấp nhận hi sinh, chấp nhận hậu quả xẩy đến cho mình hoặc cho gia đình. Còn nếu vừa đé…o vừa run thì nên im lặng từ đầu.
Hơn thế nữa, nếu chỉ nhận định hời hợt, sẽ không thấy được sự tác hại trong hành động của Thái Bá Tân, và nếu chịu khó suy nghĩ sâu xa, người ta sẽ thấy ảnh hưởng trong vụ Thái Bá Tân sẽ lan rất rộng. Những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho dân oan, công đoàn độc lập…, nói chung là các phong trào xã hội dân sự sẽ dấy lên những sự nghi ngờ, đố kị lẫn nhau. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Ai là người thật tâm trong tranh đấu? Những người đang có những phát biểu nẩy lửa, những hành động, lời nói mạnh mẽ đối lập với chế độ CS, bao giờ sẽ trở cờ? Từ đó đưa đến thái độ nghị kị, dè chừng, đề phòng lẫn nhau, làm giảm đi sức mạnh của phong trào, tổ chức.
Đó mới là điều đáng nói và đáng sợ.

Thạch Đạt Lang

https://www.danluan.org

ĐÀN CHIM VIỆT


Núm ruột miền Trung!

Miền Trung chưa qua khỏi nạn cá chết do Formosa gây ra, thì gần đây lại phải lâm vào cảnh lũ lụt.

Image result for image flood in central vietnam
 
Image result for image flood in central vietnam
 
 
 
Image result for image flood in central vietnam
Image result for image flood in central vietnam
Image result for image flood in central vietnam
 
Image result for image flood in central vietnam
Image result for image flood in central vietnam
Image result for tho ve lu lut mien trung
Image result for tho ve lu lut mien trung
Image result for tho ve lu lut mien trung
 
Khi nhìn thấy cảnh tượng thi thể các trẻ em thiếu may mắn, không ai có thể cầm lòng được...
photo 14516365_351102218558360_8868500571825988933_n_zps6jhzq0pp.jpg
photo 14642388_351102231891692_8130471428659014498_n_zpsdoznmz9q.jpg
Image result for tho ve lu lut mien trung
 
Thuơng cho núm ruột quê nhà
Gió mưa bão lũ xót xa dân mình
Theo con nước chảy lênh đênh
Miền Trung đẫm lệ điêu linh phận người.

NVH


Ngủ võng

Toàn Nguyễn - ảnh: Hoàng Việt - Trí thức trẻ
 

Ở Sài Gòn, nếu có tiền, bạn có thể thoải mái bỏ vài trăm đến cả triệu đồng cho một bữa ăn tối sang trọng, ngược lại, với dân lao động nghèo, một hộp cơm lót dạ cũng đủ cho ngày dài mưu sinh. Ở Sài Gòn, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những phòng khách sạn tuyệt đẹp, đầy tiện nghi theo chuẩn 5 sao, và rồi cũng có một dịch vụ tiện nghi không kém cho giấc ngủ của người nghèo: Thuê võng giá rẻ.
Kẽo kẹt tiếng võng đong đưa, màn đêm khép lại sớm trưa nhọc nhằn
10h đêm, quốc lộ 1A vẫn tấp nập những chiếc xe tải chở hàng ngược xuôi. Theo chân những người lao động nghèo ở khu vực cầu vượt Tân Thới Hiệp (quận 12) chúng tôi tìm đến những quán cà phê võng ven đường quốc lộ, ngay bên đường chân cầu vượt.
Bên ngoài tiếng xe chạy ầm ầm, bên trong tiếng quạt máy chạy ro ro xen lẫn với tiếng bình luận viên bóng đá đang nói trong ti vi tạo nên một thứ âm thanh hỗn loạn. Khoảng 20 chiếc võng được giăng dọc bên cạnh những chiếc bàn cà phê.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 1.

Đa số những chú xe ôm đêm thường ngủ trên xe của mình, một số ghé vào quán thuê võng để ngủ thoải mái hơn.

Trời về khuya những chiếc võng trống cũng dần được lấp đầy. Người chủ quán tên Hà (31 tuổi) cho biết: "Một phần khách ở đây là người đi đường xa, đêm họ ghé quán nằm nghỉ một lát rồi lại tiếp tục dậy đi. Còn lại là những người lao động có thu nhập thấp, họ thuê võng ngủ cho đỡ tốn tiền. Đa số là các ông bốc vác hay mấy cô bán hàng rong".
>Anh Dũng (30 tuổi làm bốc vác tự do) vừa kết thúc công việc của mình đang đến quán để tìm một chỗ nằm ưng ý. Đi một vòng rồi anh quyết định nằm ở chiếc võng đối diện chiếc ti vi để tiện xem trận bóng đang chiếu.
Rút 20.000 đồng đưa cho chủ quán rồi anh Dũng nằm dài lên chiếc võng như đã quá quen thuộc. Anh tâm sự: "Hồi mới ở quê lên làm bốc vác, ai kêu gì thì làm nấy, thời gian không cố định. Mà tiền kiếm được cũng không bao nhiêu, tiền thuê phòng ở thành phố cộng với tiền điện nước tốn cũng khá nhiều, làm mà không có dư nên tui không thuê phòng trọ mà chỉ ngủ võng".
Anh này cho biết ban đầu ngủ võng không quen cũng trằn trọc rất lâu mới ngủ được. Có hôm muỗi nhiều phải lấy võng trùm kín cả người nhưng cũng không tài nào tránh được những con muỗi. Rồi cả những đêm trời lạnh, người run như cầy sấy. Nhưng rồi ngày qua ngày, dần dần cũng quen, giờ đi làm về mệt lã người nằm xuống là ngủ ngay. Hôm nào vui vui, như hôm nay thì thức xem trận bóng rồi ngủ, mai lại dậy sớm đi làm.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 2.
Ngủ đi con, ngủ để chìm vào giấc ngủ say, vì chỉ trong giấc mơ chúng ta mới có cơ hội bước đến những tòa nhà sang trọng phía xa bên kia.

Dịch vụ ngủ võng còn có khá nhiều quanh khu vực các chợ đầu mối, vì tại đây tập trung nhiều người lao động có thu nhập thấp. Ông Bảy (45 tuổi) làm nghề xe ôm chia sẻ: "Trước chưa biết tới dịch vụ cho thuê võng tui toàn ngủ luôn trên chiếc xe cà tàng của mình. Thiệt ra là chạy về nhà ngủ rồi đi làm tiếp cũng được nhưng mà mắc công quá, nằm nghỉ chút xíu rồi có khách thì tranh thủ chạy kiếm cơm chứ chạy đi chạy về có khi mất mối".
Đa số các quán cà phê võng đều xây thêm nhà tắm nhỏ để khách có chỗ vệ sinh cá nhân. Người lao động khi trả tiền thuê võng sẽ bao gồm luôn cả dịch vụ sử dụng nhà tắm và giặt giũ (nếu có nhu cầu).
"Tài sản của những người lao động cũng chẳng có là bao nhưng với họ là cả một gia tài, và là nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình, nên mình phải trông coi giùm cho cẩn thận" - cô Diệu (46 tuổi, chủ quán cà phê võng) tâm sự.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 3.
Những chiếc võng được giăng san sát nhau trong các quán cà phê phục vụ cho người lao động.

Nằm ngủ được đôi chút rồi lại vội vàng thức dậy chuẩn bị cho một ngày buôn bán sắp đến. Mỗi chiếc võng là mỗi cảnh đời, thế nhưng họ luôn có một điểm chung với nhau đó là cái nghèo. Cái nghèo đeo đuổi theo họ từ miền quê lên tận thành phố. Những đêm dài đong đưa trên chiếc võng bất chợt nỗi nhớ quê, nhớ gia đình ùa về khiến lòng người xao động.
Được ngủ võng cũng đã là quý lắm!
15.000-20.000 đồng cho một chỗ ngủ qua đêm tính ra cũng chỉ bằng giá một tô bún hay một ổ bánh mỳ ở Sài Gòn, thế nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để trả cho khoản chi phí ấy.
Cô Liên (53 tuổi, Đà Nẵng) vừa trải chiếc chiếu trên vỉa hè vừa tâm sự: "Cô đi phụ quán cơm ở trong hẻm kế bên này nè. Hồi trước ở nhờ nhà người ta, mà giờ người ta không cho ở nữa. Tiền đi làm mướn thì chỉ đủ ăn, nên cô ra vỉa hè ngủ đỡ. Nằm nhắm mắt xíu rồi 2h sáng dậy phụ quán cơm".
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 4.
Cô Liên đành phải ngủ tạm trên vỉa hè vì không đủ tiền thuê phòng trọ.

Người phụ nữ nằm ngủ trên chiếc ghế xếp cạnh cô Liên làm công việc bán cà phê vỉa hè, tối về, cô này cũng ngủ lại trên vỉa hè để trông coi xe nước, cũng như tiện cho việc dậy sớm bán nước cho mọi người.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 5.
Những chú lái xích lô mệt nhoài sau một ngày làm việc ngả lưng trên chính chiếc xe của mình.
Đối với những bác chạy xích lô trong khu vực nội thành, chuyện tìm được một quán ngủ võng cũng là một điều khá xa xỉ. Trước đây tại khu vực cầu Ông Lãnh hay bến xe miền Đông cũng có các quán cho thuê võng, tuy nhiên sau này việc kiểm tra giấy tờ của người ngủ qua đêm khá khó khăn, nên các quán đã đóng cửa.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 6.
Chiếc xích lô như một ngôi nhà di động, giúp họ có những giấc ngủ sâu sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Những người lao động thu nhập thấp trong nội thành cũng vì thế mà chỉ ngủ tạm bợ trên vỉa hè, hay nói đúng hơn là họ chỉ nghỉ ngơi vài tiếng rồi lại dậy để tiếp tục công việc của mình.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 7.
Chỗ ngủ đôi khi chỉ là một góc nhỏ trước hiên nhà, lót tấm giấy cho êm, đốt thêm cây nhang muỗi, vậy là cũng qua một đêm.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 8.
Những người bán hàng rong vào ban đêm tranh thủ chợp mắt tí xíu, có khách thì lại thức dậy để bán hàng.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 9.
Ngủ với họ không nhất thiết phải nằm, ngồi tạm trên ghế, rồi cũng qua một đêm.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 10.
Khi giấc ngủ chỉ là tạm bợ, thì việc ngủ ở đâu, ngủ như thế nào cũng không còn quan trọng nữa.
Ở nơi này, khi mà con người ta phải lo từng giờ cho miếng cơm manh áo, thì việc được nằm ngủ thoải mái trên một chiếc giường có nệm êm chăn ấm là điều gì đó còn quá đỗi xa vời. Sài Gòn vẫn thường được gọi là thành phố không ngủ, có lẽ điều đó đúng với những người lao động nghèo. Nằm nghỉ ngơi khi đã quá nửa đêm, rồi lại phải tất bật mưu sinh khi mặt trời chưa ló rạng, họ chưa bao giờ có một giấc ngủ đúng nghĩa.

http://kenh14.vn/giac-ngu-dem-cua-nguoi-lao-dong-ngheo-o-sai-gon
https://www.youtube-nocookie.com/embed/-6_aif1g4ZM?rel=0

Nắm cơm nhỏ bọc trong mảnh nilon
của học trò nghèo vùng cao
Source: SaoStar   Posted on: 2016-11-06
Bữa cơm của những em nhỏ vùng cao thuộc điểm trường xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang khiến nhiều người xem không khỏi xót xa...
Không phải là bữa cơm có thịt, có cá, có đầy đủ các món ăn, không phải là những hộp cơm xinh xắn của những bạn học sinh được cha mẹ chuẩn bị cẩn thận mỗi sáng. Bữa cơm của những em nhỏ vùng cao ở điểm trường xã Bản Phùng, huyện hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đạm bạc đến mức chỉ có một nắm cơm nhỏ và…vài con châu chấu!
Hình ảnh được người dùng facebook có tên T.N chia sẻ. Theo T.N, bức hình được bạn của chị là sống tại Hoàng Su Phì chụp lại và đăng lên mạng xã hội.

Bữa cơm đạm bạc của những em nhỏ Hoàng Su Phì.
Bức hình nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ cảm xúc của người dùng mạng xã hội.
Bạn Đặng Thu Hường bình luận: “Mình đi hai nơi đó là Mù Cang Chải và Hà Giang thấy trẻ con ở đây khổ mà thiếu thốn quá, tiếc là không giúp được gì chỉ mang được ít kẹo chia cho mấy đứa thôi, trời thì lạnh toàn đi chân đất leo đường đất lên trường, đường đi toàn đất đá lởm chởm ôi nói chung là còn nhiều nơi khổ quá.”
“Thật sự cả cuộc đời còn không nghĩ là châu chấu ăn được. Tôi đã chảy nước mắt khi xem bữa cơm đó của các em là bữa chính.” - chia sẻ của bạn Bích PhượngMột ý kiến khác cho rằng các em nhỏ ở đây được ăn cơm với châu chấu vẫn còn “may mắn” bởi còn có nhiều em nhỏ khác chỉ được ăn cơm với muối, thậm chí không có cơm để ăn.
Hình ảnh những em nhỏ vùng cao bên bữa cơm đạm bạc vốn đã không còn xa lạ. Những bữa cơm đạm bạc vẫn là những hình ảnh buồn thương được nhiều người chia sẻ.


Bữa cơm của những em nhỏ ở Kiên Thành, Yên Bái

Bữa ăn của những em nhỏ vùng cao đôi khi chỉ cần có cơm trắng đã là quý!


Đăng ngày 20 tháng 11.2016