Người Việt hải ngoại có thể làm gì

để bảo vệ Việt Nam?

 

 

 

 

 

 

Mai Thanh Truyết (Danlambao)- Đặt vấn đề: Sau hơn mười năm qua, Việt Nam đang bị Trung Cộng xâm lăng dưới hình thức tằm ăn dâu từ trong đất liền với 49 tụ điểm dung chứa trên 1.000 người Tàu dưới danh nghĩa công nhân hay tình báo, hay quân nhân giả dạng hoặc ngoài biển khơi qua việc chiếm đóng biển đảo và xây dựng các khu quân sự trên các đảo đã tiến chiếm.
Đây là vấn đề cấp bách của chính chúng ta, của tất cả người con Việt ở trong và ngoài nước. Vấn đề này sẽ không biến mất một cách tự nhiên mà hoàn toàn tùy thuộc vào hành động và phản ứng của chúng ta.
Đối với người Việt ở hải ngoại câu hỏi "người Việt hải ngoại có thể làm gì để bảo vệ Việt Nam" là một câu hỏi lớn giống như một đám người mù đứng trước một “con voi”.
Có lẽ đa số chúng ta không biết sẽ phải nên làm gì?
Hay nhiều khi còn lững lờ với ý nghĩ có nên quan tâm không?
Hay Việt Nam đã bị TC xâm lăng chưa?
Chuyện đất nước bị xâm lăng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, và không một người mang dòng máu Việt nào có thể biện minh cho thái độ đứng ngoài cuộc.
Nhưng để làm gì?
Và phải làm gì?
Trước tiên cần nên xác định vài yếu tố căn bản như mình là ai? Mình đứng ở đâu? Hay lập trường mình như thế nào?

1. Mình là ai?
‘Mình’ dĩ nhiên là người Việt và khi quan tâm về vấn đề Đất và Nước, thì mình còn là người Việt yêu nước. Người Việt yêu nước là người hòa lẫn tư tưởng, tấm lòng với vận mệnh đất nước: đau với cái đau của đất nước, của người dân bị áp bức ở Việt Nam.
Như vậy một người yêu nước thì không thể là người bàng quan, người ngoại cuộc, một nhà phân tích vô tư, nhà bình luận vô tư, nhà suy diễn thời sự, hay nhà báo làm phóng sự khách quan. Tất cả những "nhà" này có thể gọi chung là nhà ngoại cuộc, đứng ngoài và đứng trên mọi tuần hoàn hay biến chuyển của đất nước. Vì vậy, những “nhà” kể trên đây sẽ không bao giờ thích thích hợp với định nghĩa ‘người Việt yêu nước’ (NVYN).

2. Mình đứng ở đâu?
Khi đã là NVYN thì hẳn mình đứng với quê hương và dân tộc; không phải với đảng CSVN, nhà cầm quyền Việt Nam, hay Hoa Kỳ. Thế đứng với dân tộc đôi khi bị lẫn lộn đến mức nguy hiểm khi chưa phân biệt được sự khác biệt giữa dân tộc với đảng CSVN, nhà nước CS Việt Nam, hay Hoa Kỳ!
- Đảng CSVN với nhà nước CSVN hay Quốc hội CS chỉ là một. Điều này không khó hiểu khi nhìn vào cơ cấu tổ chức hệ thống cầm quyền của Việt Nam hiện nay. Từ quốc hội tới mọi cơ quan nhà nước đều nằm dưới sự chỉ huy của bộ chính trị (BCT) trung ương đảng CS. Chức vụ tổng bí thư đảng cao hơn cả chủ tịch nước hay chủ tịch quốc hội. Luật đảng có ưu thế và đứng trên hiến pháp!
- Thế nhưng tại sao "mình" lại vui mừng khi bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đón tiếp bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và còn diễn dịch là "Việt Nam sắp sửa bỏ TC để theo Mỹ"?
- Sao “mình” lại quên nhiệm vụ của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam là canh gác cho đảng CSVN, mà không phải cho quốc gia Việt Nam, công an thay vì bảo vệ người dân lại trấn áp, đàn áp dã man một khi người dân đứng lên đáp lời sông núi để... đuổi Tàu?
- Tại sao khi quốc hội Việt Nam cho ra ‘Luật biển’ xác định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì ‘mình’ lại vỗ tay và cho rằng quốc hội Việt Nam bắt đầu đứng lên bảo vệ biển đảo? Sự thực Quốc hội Việt Nam chỉ là con rối cho ĐCSVN.
- Rõ ràng là ĐCSVN hay các cơ cấu nhà nước Việt Nam không đồng nghĩa với dân tộc Việt Nam. Từ ngày lập quốc cho đến hôm nay, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn luôn tiềm ẩn sự đề phòng với phương Bắc và điều nầy vô hình chung đã trở thành trực giác, hay chính xác hơn là “tâm thức Việt Nam trước nguy cơ Hán hóa của TC”.
- Dân tộc Việt Nam không bao giờ tin phương Bắc chứ đừng nói tới phương Bắc ngày nay là một nước CS. ĐCSVN đã, từng và đang làm ‘bạn tốt’ với TC với “16 chữ vàng và 4 tốt” thì làm sao có thể chống Tàu cộng để bảo vệ đất nước được?
Vì thế không nên và không bao giờ tin vào ý muốn và khả năng của đảng CSVN trong vấn đề bảo vệ đất nước. Một điều mà ĐCSVN không hề hổ thẹn khi họ xác nhận rằng họ chỉ quan tâm bảo vệ đảng, không bảo vệ đất nước.

3. "Mình" và Hoa Kỳ
Vấn đề Hoa Kỳ và Việt Nam. Các màn biểu diễn ngoại giao mấy năm gần đây làm ‘mình’ diễn giải hầu như trong sự đồng thuận rằng Việt Nam sắp sửa được cứu do ĐCSVN xích gần hơn với Mỹ và tránh xa hơn với TC, hay Mỹ trở lại châu Á trong kế hoạch ngăn chặn sự bành trướng của TC.
Nhưng phải thành thật mà nhận rằng qua diễn giải trên, "chúng mình" thích làm thơ hơn làm việc phân tích khoa học, và nếu nhìn lại thế ngồi của “mình” (qua những suy nghĩ trên) thì quả thật “mình” đang ngồi “hỏng giò”(!) rồi.
Thực ra, Việt Nam có được cứu khỏi bàn tay xâm lược hay không, không phải nhờ Hoa Kỳ hay ĐCSVN mà là do ý chí của dân tộc Việt Nam.
Trên thực tế:
- ĐCSVN chỉ lo giữ đảng;
- Còn Mỹ chỉ lo bảo vệ lợi ích của Mỹ trong giới hạn an ninh hang hải trong khu vực Biển Đông.
Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ làm công việc bảo vệ đất nước Việt Nam trước nạn xâm lăng của Tàu cộng nếu không phải chính dân tộc Việt Nam phải lo?
Giả sử ngày hôm nay, nếu TC đem tàu chiến đậu trước các đảo Trường Sa còn lại do CSVN bảo vệ và ra lệnh hải quân Việt Nam rời khỏi đảo vì chiếm đóng lãnh thổ của họ trái phép thì Mỹ sẽ làm gì?
- Mỹ sẽ gửi công hàm ngoại giao phản đối TC?
- Và ĐCSVN sẽ cấm hải quân nổ súng, y hệt như quyết định của Đảng năm 1988 trong trận chiến Trường Sa?

4. Lập trường đúng đắn của người Việt hải ngoại yêu nước
“Mình yêu nước” chỉ còn những suy nghĩ, ý thức và hành động dưới đây:
- Điều tiên quyết là mọi suy nghĩ, hành động cứu nước phải dựa trên tiềm năng của đất nước và dân tộc, không phải nhà cầm quyền Việt Nam, ĐCSVN hay Mỹ mới có khả năng giải cứu dân tộc ra khỏi nguy cơ bị Hán hóa;
- Mọi người dân Việt Nam phải tự sức mình, phải có ý thức tự chủ. Tại sao chuyện của mình lại là trách nhiệm của Mỹ? Tại sao vận mệnh đất nước Việt Nam lại là trách nhiệm của riêng ĐCSVN? Cả Mỹ và CSVN có nêu lên trách nhiệm đó bao giờ? Hay là Hoa Kỳ chỉ lo quyền lợi của Mỹ, và CSVN chỉ lo giữ đảng dù phải mất nước về tay TC để giữ vững quyền lực và quyền lợi?
- Người Việt hải ngoại yêu nước phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc giống như người Việt trong nước, ý thức là người trong cuộc, đồng hành với dân tộc cùng bảo vệ tổ quốc. Mọi người đều cùng một tấm lòng, một ý chí;
- Không nên tuyên dương ĐCSVN, nhà nước Việt Nam hay quốc hội Việt Nam về bất cứ điều gì khi mà họ chưa dẹp bỏ Đảng Cộng sản. Vì sao?
Vì ĐCS là nguyên nhân chính ngăn cản sự đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm! Thí dụ như khi “mình” khen ngợi quốc hội CSVN thông qua Luật biển là mặc nhiên tin tưởng vào ‘sự lãnh đạo sáng suốt’ của ĐCSVN hay sao?
Vững tin vào sức mạnh chống ngoại xâm ngàn năm của tổ tiên dân tộc Việt Nam và không nên vội vã đầu hàng trước bạo lực của ĐCSVN khi đàn áp người “mình yêu nước trong nước”.
Chắc chắn sức dân sẽ là vô hạn và sẽ cuốn trôi ĐCSVN để toàn dân có thể đứng thẳng và hiên ngang đương đầu với Tàu cộng bằng chính nội lực của dân tộc.

5. “Mình” làm gì?
Nếu có thái độ đúng đắn, có suy nghĩ thấu đáo, có sự cảnh giác liên tục, có lập trường vững vàng thì chuyện ‘làm gì’ sẽ tự nhiên hiện ra. Mỗi người một bàn tay, một việc nhỏ, một lời nói cũng đều góp sức cho công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Sự đóng góp của một người sẽ chẳng đi tới đâu nhưng tại sao không áp dụng phương pháp vết dầu loang?
Chỉ khi nào mọi người dân Việt ý thức được bổn phận bảo vệ đất nước là của mình, không phải của ĐCSVN hay của Mỹ, thì chế độ CS tại Việt Nam cũng tự tiêu tan và dân chủ hiện đến.
ĐCSVN ngày nay không còn mạnh như họ muốn ‘mình’ nghĩ về họ.
Vấn đề sụp đổ của ĐCSVN chỉ còn là thời gian.
Vấn đề của “Mình” chúng ta là tìm cách rút ngắn thời gian, vì nếu ĐCSVN cai trị đất nước càng lâu thì Việt Nam sẽ càng lún sâu vào vòng nô lệ Tàu cộng.
“Mình” rút ngắn thời gian bằng cách:
- Tẩy chay hàng hóa của Trung Cộng.
- Không gửi tiền về Việt Nam.
- Không du lịch về Việt Nam.
- Không tiếp tay với CSVN nhằm phân hóa “mình ở hải ngoại”.
- Không thỏa hiệp (đầu hàng) với CSVN để hiệp lực Chống Tàu khựa!
- Nhất định không bán linh hồn cho ác quỷ. Đây là lời nhắn cho những “trí thức” hai mang!
Chỉ còn hơn 3 năm nữa thôi, Hội nghị Thành Đô sẽ biến Việt Nam thành tỉnh “Quảng Nam” của TC. “Mình” phải làm gì đây?
Đã đến lúc cần phải lấy máu để rửa vết nhơ của dân tộc như lời dặn của Vua Duy Tân!
27.02.2017


Mai Thanh Truyết
danlambaovn.blogspot.com

 

Tiếng Dân Việt 11 - Người Việt hải ngoại phải làm gì để cứu đất nước?

https://tiengdanviet.net/

 


            Quốc ca mới

 


 Lương tâm, lương y và lươn(g)...lẹo

Một câu chuyện có thực, nhân vật chính là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, xin đổi tên ông là “Võ Như Lành” cho nó … lành. Một câu chuyện xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích rất nhiều những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vacxin chết người, đến chuyện dịch sởi v.v… Đọc xong câu chuyện này, thiết nghĩ nếu bây giờ có thay ” n ” bộ trưởng nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi. Câu chuyện nói lên cái “code” của sự thể.

Câu chuyện GS Lành như sau:
” Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm. Là nhà nghề, nên tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời. Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ “bất trị.”
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
– Mời thầy đi theo em.
Mặc dù tôi chưa dạy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng … cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
– Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.
Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi. Anh nói ngay:
– Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
Tôi lắng nghe. Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
“ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.
Nếu kíp mổ nhận11887915_1548239585415522_4517486312163387471_n thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca “không phong bì” thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu “không phong bì” thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi. Tôi hoàn toàn mất tự chủ. Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang năm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
– Tôi có dạy các anh làm thế không?.
– Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái Cần – Phải – Dạy.
Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
– Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào?.
Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao. Thực tế không phải thế.
11889445_1548239638748850_3932773991006222355_n
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
“Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội. Bệnh nhân của BV này toàn CÁN BỘ VIP. Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội ngắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nẹt chúng con.Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế. Phải ”chặt”!
11896100_1548239658748848_5287487468772954000_nLần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
Tôi không biết nói gì lúc này nữa. Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý vô cùng từ cuộc sống, thôi thì….”
Chẳng biết bình luận gì thêm, phải chăng xã hội đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng nhiều năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: “Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc”.

(source from lương y csVN)

 
 
Đăng ngày 28 tháng 02.2017