Số phận Ukraine khác Đài Loan như thế nào?

Ý Dân



Với những biến động đang xảy ra, thử phân tích và so sánh số phận Ukraine và Đài Loan giống và khác nhau như thế nào.

UKRAINE:
Ngồi nhìn Tàu Cộng, tung hoành ngang dọc ở biển đông, thọc sâu xuống Phi Châu, Âu Châu tái lập con đường tơ lụa, ngang nhiên xé bỏ hiệp ước Trao Trả Hồng Kông, và đang manh nha, ngấp nghé tiến chiếm Đài Loan, Putin rất nóng ruột. Từng là một đế quốc Liên Bang Sô Viết sừng sỏ, có bờ cõi bao bọc một diện tích lớn nhất thế giới, hơn 22 triệu Km2, bao phủ từ Âu Châu sang Bắc Á với 15 tiểu quốc thành viên, và là nước đàn anh của Trung Cộng lãnh đạo khối Cộng Sản trong thời Chiến Tranh Lạnh. Nay các nước thành viên này, sau khi tách ra khỏi Liêng Bang Sô Viết, đã trở thành các quốc gia độc lập, có khuynh hướng thân Tây Phương, xa lánh lãnh chúa đôc tài Putin. Hậu qủa chiếm Crimea của Putin, đã làm cho kinh tế Nga ngày càng suy sụp vì bị cấm vận. Ukraine xin gia nhập NATO như là một hành động cô lập và ép Nga vào chân tường đã làm cho Putin nổi điên và phản ứng một cách mạnh mẽ.


Bản đồ Liên Bang Sô Viết

Putin nhất quyết đem quân vào Ukraine có thể nói vì 2 lý chính, sau đây:
1) Lý do chính yếu, Putin không muốn đất nước này trở thành một thành viên của khối NATO (Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương). Là mồt Tổ Chức Liên Quân (Inter-Military Organization) được kết hợp giữa 30 nước thành lập vào năm 1949, khi thế giới vẫn còn chìm trong cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa 2 khối Tư Bản và Cộng Sản. Mục đích duy nhất của NATO là ngăn chận sự bành trướng của Liên Bang Xô Viết sang các nước khác ở Âu Châu.
Ngày nay, mặc dù Liên Bang Sô Viết đã tan rã mang Chủ Nghĩa Cộng Sản xuống tuyền đài theo Lenin và Staline, nhưng Chính Quyền Nga dưới sự cầm quyền của Putin vẫn là một chế độ độc tài và vẫn nuôi tham vọng bá quyền xâm lăng các nước khác để vực dậy trở lại thành một Đế Quốc Nga như thuở nào, nên tổ chức NATO vẫn duy trì sự hiện hữu của nó.
Khi nói đến sự quan ngại của Putin vế việc Ukraine xin gia nhập khối NATO, tưởng cần phải nhắc lại về chủ thuyết Monroe (Monroe Doctrine) xuất phát từ Hoa Kỳ. Vào năm 1823, Tổng Thống Hoa Kỳ James Monroe, theo thông lệ vào dịp cuối năm như mọi tổng thống khác, đã đọc thông điệp trước Quốc Hội Hoa Ký cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bất kỳ quôc gia nào đến từ Âu Châu đặt chân tới để áp đặt Chủ Nghĩa Thực Dân ỏ bất cứ vùng đất nào nằm trong phạm vi thuộc Châu Mỹ (Continent of America) kể cả Châu Mỹ Latin. Nếu có môt quốc gia nào đó làm như vậy mặc nhiên đã đe dọa nền an ninh của nước Mỹ. Thông Điệp của Tổng Thống Monroe kể từ đó đã được xem như một Chủ Thuyết tối ưu bảo vệ nước Mỹ trên Tây Bán Cầu.
Nhưng có một biến cố đã xảy ra vào năm 1962. Lợi dụng tình thế John F. Kennedy, một Tổng Thống qúa non trẻ (lúc đó chỉ 44 tuổi), lại là một tay chơi (playboy), thuộc đảng Dân Chủ vừa mới đắc cử và thiếu kinh nghiệm. Thêm vào đó, sự thất bại của CIA trong Chiến Dịch Đổ Bộ Lên Vịnh Con Heo vào tháng 4/1961 nhằm mục đích lật đổ Chế Độ Cộng Sản do Fidel Castro lập nên. Nikita Khrushchev, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô thừa thăng xông lên, viện cớ là đẻ bảo vệ chính quyến Fidel Castro, đã cho đăt tên lửa SS-4 có gắn đầu đạn nguyên tử ở Cuba chỉa thẳng qua nước Mỹ. Đầu đạn này có sức công phá mạnh gấp 200 lần qủa bom thả xuống Hiroshima. Đây là một vi phạm khá trầm trọng vào chủ thuyết Monroe mà Mỹ áp dụng để bảo vệ nền an ninh của mình. Để đắp trả, Kennedy đã công bố sẽ có chiến tranh nguyên tử nếu Krushchev không tháo gỡ gấp ra khỏi Cuba. Với thái độ cứng rằn như vậy, Krushchev đã nhượng bộ nhưng xin rút lui với một điều kiện Hoa Kỳ không được đụng tới chính quyền Fidel Castro. Từ đó đến nay chẳng có nước nào dám vi phạm Chủ Thuyết Monroe ở Châu Mỹ.
Ngày nay, Putin cũng đã học được và đang áp dụng Chủ Thuyết Monroe trên đất Nga và quanh vùng Đông Âu. Putin sợ rằng nếu Ukraine – nằm sát nách Nga – sau khi gia nhập vào khối NATO sẽ được nhiều quốc gia Âu Châu và Mỹ chống lưng, nghiễm nhiên trở thành một nước thù nghich với Nga. Nga sẽ bị cô lập ở vùng Baltic và Mỹ có thể khuấy động một phong trào dân chủ tại Nga bất cứ lúc nào để lật đổ Putin. Đó là lý do đã làm cho Putin không khoan nhượng qua các cuộc đàm phán và cương quyết tấn công Ukraine bằng vũ lực nếu Ukraine không từ bỏ ý định gia nhập vào NATO.
Đối với dân Nga, Putin có lý do chính đáng để phản ứng mạnh vì an ninh quốc gia, nhưng đối với đa số các quốc gia khác thuộc NATO, Ukraine là một quốc gia độc lập. có chủ quyền, Ukraine có quyền gia nhập hoăc không gia nhập vào bất cứ một tổ chức nào trên thế giới và Nga không có quyên cấm đoán.
Nhưng Putin không cần biết, ông ta đã bị dồn vào đường cùng, nên phải liều đánh một ván bài chót dù biết rằng có thể bị thua đậm. Trước mắt, Putin có thể áp đảo Ukraine bằng một cuộc xâm lăng quân sự, Nhưng về lâu về dài, NATO sé giúp kháng chiến quân Ukraine chống lại quân đội Nga. Kinh tế Nga lâu này vốn đã rất tồi tệ do hậu quả bị nhiều nước cấm vận sau khi chiếm Crimea. Nay bị toàn thế giới cấm vận toàn diện (composite sanctions) cộng thêm một tổn phí rất lớn cho chiến tranh, chắc chắn quân đội Nga rồi đây sẽ bị sa lầy tại Ukraine, dẫn đến một hậu qủa tồi tệ khôn lường như TT Biden tuyên bố. Dân chúng Nga sẽ bị thất nghiệp, đói kém có thể kéo theo một sự sụp đổ toàn diện của chính quyền Putin, đó là một viễn ảnh u ám cho Nga và Putin.

Liên Bang Sô Viết trước đây đã phạm một lỗi lầm rất lớn khi chạy đua phát triển vũ khí và không gian với Hoa Kỳ, hậu qủa kinh tế bị khánh kiệt, phá sản, rồi sụp đổ. Có phải, Putin đang dẫn nước Nga đi vào vết xe đổ này thêm một lần nữa?
Và, phải chăng đó có thể là cái bẫy mà Mỹ và nhiều quốc gia thuộc khối NATO đang giăng ra cho Putin mắc phải, là lý do chúng ta có thể đoán tại sao NATO và Mỹ rất bình tĩnh quan sát mọi hành động hung hăng, điên rồ của Putin mà chưa có phản ứng mạnh khi Putin đem quân qua sát biên giới Ukraine.

2) Lý do thứ hai: Ukraine là một quốc gia lớn thứ hai trong vùng Baltic sau Nga, lại có nhiều tài nguyên, quặng mõ, khí đốt, dầu hỏa v.v… Nếu chiếm được Ukraine, Nga sẽ trở thành một nước giàu, một cường quốc kinh tế trên thế giới. Ngoài ra, chiếm được Ukraine sẽ là một thông lệ giúp Putin tiếp tục chiếm các nước nhỏ khác nằm cận kề để phục hồi một Liên Bang Sô Viết lần thứ hai, bắt chước Tập Cận Bình chiếm các hòn đảo của nhiều quốc gia ở Biển Đông, chiếm Hồng Kông và chuẩn bị chiếm Đài Loan.
Đối với Hoa Kỳ và các nước ở Âu Châu, có thêm Ukraine là một thành viên mới trong tổ chức NATO cũng tốt, sẽ kiềm chế được Nga. Tuy nhiên Ukraine không phải là vị trí chiến lược trọng yếu như Đài Loan đối với Mỹ hiện nay. Ngòai ra, Ukraine chưa chính thức trở thành thành viên của NATO, nên Mỹ và NATO chỉ giúp Ukraine phương tiện, vũ khí và cứu trợ nhân đạo mà không trực tiếp đem quân vào UKRAINE để đánh lại quân lính Nga. Nếu Putin xâm chiếm một nước thành viên của NATO, chắc chắn sẽ có thế chiến xảy ra.

ĐÀI LOAN:
Đài Loan đối với Trung Cộng hơi giống như Ukraine đối với Nga về mặt địa chính trị. Đài Loan thân Mỹ sẽ làm cho Trung Cộng khó nuốt trôi cục xương Quốc Đảo này. Tuy nhiên Trung Cộng chưa đến nỗi bị dồn vào chân tường như Nga. Ai cũng biết, nếu chiếm được Đài Loan, Tàu Công sẽ độc chiếm biển đông, và sẽ đóng thủy lộ ngăn chận mọi giao thông, tiếp vận của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ. Quyền lợi cốt lỏi của Mỹ bị va chạm trực tiếp, chắc chắn Trung Cộng sẽ trả một giá khá đắt phải đối đầu bằng một cuộc chiến tranh với Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam, Phi Luật Tân, Indonesia, Malaysia… và Mỹ. Đài Loan nghiễm nhiên nằm trong vị trí chiến lược của Mỹ. Trung Cộng đã đủ mạnh để đánh một canh bạc lớn này chưa? Đó là lý do Trung Cộng vẫn chưa dám động thủ. Ngoài ra, lâu nay Đài Loan đã được Mỹ giúp trang bị vũ khí khá kỹ lưỡng, luôn chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng đáp trả nếu Trung Cộng đem quân qua chiếm Đài Loan, trong lúc đó Ukraine bị yếu tố bất ngờ vì không theo đúng quy tắc: “Muốn hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh”.
Ý Dân
https://tienglongta.com/2022/02/25/so-phan-ukraine-khac-dai-loan-nhu-the-nao/



"Mua" lại Kiev

Phạm Đăng

Vào năm 1654, khi khởi nghĩa của người Cossack đứng trước nguy cơ bị Ba Lan nghiền nát, thủ lĩnh của họ là Bohdan Khmelnytsky đã có một quyết định lịch sử: từ bỏ chủ quyền của người Cossack Zaporozhia, xin gia nhập vào Nga để được bảo vệ khỏi Ba Lan. Quyết định này của Bohdan Khmelnytsky, dù ông có là anh hùng dân tộc đi nữa, cũng phải thực lòng nói rằng là một thảm họa. Nó sẽ kéo vùng đất của người Cossack (sau này chính là Ukraine) vào một giai đoạn lịch sử mà người dân họ gọi ngắn gọi bằng 1 từ: Руина (đổ nát). Lý do của sự đổ nát: do sự từ bỏ chủ quyền của Bohdan Khmelnytsky, vùng đất Ukraine nghiễm nhiên trở thành vùng đất chiến lợi phẩm mà các đế quốc xung quanh có thể tranh giành nhau kiểm soát. Kết quả là trong hơn 30 năm sau đó, liên tiếp các cuộc chiến tranh giữa các đế quốc Nga, Ba Lan, Ottoman, Crimea, Thụy Điển sẽ diễn ra trên vùng đất này, tàn phá nặng nề khu vực

Cuộc chiến Nga-Ba Lan là cuộc chiến sớm nhất trong số đó. Ngay sau khi hetman Bohdan Khmelnytsky tuyên thệ trung thành với Sa hoàng năm 1654, quân Nga đã cử người tới chiếm giữ các vùng đất của Cossack, trong đó bao gồm Kiev. Nhưng việc tuyên thệ trung thành với Nga của Bohdan Khmelnytsky không thể hiện toàn bộ ý chí của người Cossack. Vấn có một lượng lớn người dân Cossack không nuốt nổi sự nhục nhã: nhiều người đã giành cả đời trốn chạy khỏi người Nga để tới vùng đất này, bây giờ lại phải cúi đầu phục tùng Sa hoàng. Họ không chấp nhận như vậy, và họ quyết định thà chiến đấu tới chết, hoặc thậm chí đầu hàng quân Ba Lan, còn hơn là phải quy phục Nga.

Xui thay, một trong những người có ý chí như vậy lại là Yuri Khmelnitsky - con trai của Bohdan Khmelnytsky. Vào năm 1660, trong một trận đánh rất quan trọng giữa quân Nga và Ba Lan ở Chudnov, Yuri Khmelnitsky đã trở cờ, đứng về phía Ba Lan khiến quân Nga chịu thảm bại. Chỉ huy quân Nga và thống đốc Kiev bị bắt sống, và sau đó một thời gian quân Nga phải chấp nhận đàm phán ký kết hiệp ước hòa bình với Ba Lan. Hiệp ước hòa bình giữa Nga và Ba Lan, được gọi là hiệp ước "hòa bình vĩnh cửu" có lẽ là một trong những hiệp ước được đàm phán dài nhất lịch sử. Kể từ khi chiến tranh lắng xuống từ những năm 1660s, phải tới năm 1686 hiệp ước mới được ký kết. Nội dung hiệp ước có nhiều điểm quan trọng nhưng trong bài này sẽ chỉ nói tới một điều khoản về lãnh thổ. Dựa theo kết quả chiến trường, hiệp ước quy định lấy sông Dnepr làm ranh giới. Khu vực Tả ngạn (tức phía Đông) thuộc về Nga. Ngược lại vùng Hữu Ngạng (phía Tây) sẽ thuộc về Ba Lan. Đồng nghĩa, xóa bỏ sự tồn tại độc lập của người Cossack ở Ukraine. Nhưng điều khoản này có một khúc mắc: theo đúng quy định, Kiev thuộc Hữu ngạn sông Dnepr, sẽ thuộc về Ba Lan. Nhưng người Nga lại không muốn mất đi vùng đất biểu tượng: một thành phố mà họ coi là thủ đô phát tích của nhà nước đầu tiên.

Quay trở lại chiến trường: thực tế sau trận Chudnov năm 1660, quân Nga thua trận nhưng những thiệt hại của quân Ba Lan cũng không phải là nhỏ. Thống đốc Kiev bị bắt sống nhưng quân lính trong thành cũng nhanh chóng bầu ra thống đốc mới - tên là Yuri Baryatinsky, vẫn kiên quyết không đầu hàng và tuyên bố với người Ba Lan "muốn lấy thì cứ lấy, nhưng đừng mong máu không đổ". Vậy cách giải quyết làm sao? Tiền! Thực ra người Nga đã chọn đúng tình thế lúc đó, họ biết được rằng Ba Lan đang chuẩn bị chiến tranh với Crimea và Ottoman, chắc chắn sẽ cần tiền. Do vậy, nhượng bộ "một chút" lãnh thổ không có nhiều ý nghĩa tinh thần với Ba Lan (nhưng rất nhiều với Nga) để đổi lấy một khoản tiền kha khá có vẻ sẽ hợp lý. Quả nhiên, người Ba Lan nhanh chóng chốt kèo. 146 nghìn rúp bạc được chốt giá cho việc Nga "mua" lại Kiev từ đất Hữu ngạn của Ba Lan. Số tiền này khi tương đương với 7 tấn bạc, được người Nga sắp trên một hàng dài xe ngựa đưa sang Ba Lan. Nó cũng tương ứng với 1/10 ngân khố hàng năm của Nga lúc đó.

Điều thú vị ở đây, mà tôi phải để từ "mua" trong ngoặc kép, là Kiev lúc đó thực chất chưa rơi vào tay người Ba Lan. Thống đốc Kiev đã viện cớ "chờ đợi đàm phán" để từ chối chuyển giao thành phố, giữ nó trong 20 năm không cho quân Ba Lan tiến vào. Khi hiệp ước được ký kết, lẽ ra Kiev phải chuyển cho Ba Lan, nhưng Sa hoàng Nga đã nhanh tay đấm tiền vào mồm Ba Lan để họ chấp nhận nhượng lại Kiev. Và do đó, thực tế Kiev vẫn nằm trong tay người Nga suốt thời gian này. Hay nói cách khác, người Nga đã mua lại Kiev từ tay... chính người Nga! Trong từ ngữ lịch sử người Nga vẫn gọi thương vụ này là "Покупка Киева" (mua lại Kiev). Để hiểu đúng từ "mua" này, có lẽ người ta nên diễn giải là sự "mua chuộc Ba Lan để họ không tấn công Kiev nữa"!
Phạm Đăng

 

Đăng ngày 11 tháng 04.2022