Tột cùng của tội ác

Người Buôn Gió

Ngày 8 tháng 5 năm 2016, người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn dự định tuần hành để yêu cầu những người có trách nhiệm phải sớm làm rõ nguyên nhân môi trường sống bị ô nhiễm.
Việc ô nhiễm, độc hại đã là bức xúc của người dân Việt Nam trong nhiều năm qua. Vụ cá biển bốn tỉnh miền Trung chết dạt vào bờ đã khiến người dân phải thể hiện bức xúc cho các nhà chức trách biết. Họ đã chọn cách tuần hành ôn hoà để thể hiện ý nguyện của mình.
Nhưng những người có chức trách ở Việt Nam đã có câu trả lời khác hẳn, đó là huy động lực lượng vũ trang khổng lồ để đàn áp cuộc tuần hành. Ngày 8 tháng 5 năm 2016 là một ngày đẫm máu của tội ác mà chế độ cộng sản Việt Nam đã gây nên.

Đảng cộng sản VN đã từng gây nhiều tội ác đẫm máu, nhưng ở lần đàn áp này tại sao phải gọi là tột cùng, mặc dù máu đổ không nhiều như những cuộc đàn áp ở Thái Bình, Quỳnh Lưu, Mường Nhé, Tây Nguyên?
Đó là bởi tính chất của cuộc tuần hành quá ư là đơn giản, không phải đòi hỏi một điều gì quá lớn lao. Như một đứa bé chỉ đòi được uống cốc nước sạch mà bị đáp lại bằng những cái tát. Hành động bạo tàn đối với người dân đòi một chuyện chính đáng rất đơn giản như vậy, thực sự goi là tội ác . Một tội ác mà chỉ có những kẻ quá bạo tàn mới làm như vậy. Nhất là khi báo chí Việt Nam từng đưa tin Việt Nam ủng hộ môi trường ầm ĩ, như ngày môi trường thế giới tắt điện, cứu tê giác châu Phi các nghệ sĩ cắn móng tay, bảo vệ thiên nhiên người mẫu cởi truồng và trăm ngàn kiểu ủng hộ môi trường ở tận đâu.
Vậy mà nhà chức trách dùng bạo lực với người dân khi họ đòi môi trường sạch trên chính quê hương mình. Hành động đó khiến cơn phẫn nộ của người dân lên đến đỉnh điểm, một viện trưởng viện nghiên cứu thuộc ngành xã hội là phải thốt trên Facebook của mình sau khi chứng kiến cuộc đàn áp.
- Chúng mày cách mạng nửa mùa sao ra lệnh đàn áp dân? Đừng lợi dụng danh nghĩa của ông bà cha mẹ tao, lũ khốn cầm quyền bóc lột người dân bây giờ nhá. ĐM chúng mày, lũ thối tha.
Một người Pháp từng được báo chí Việt Nam ca ngợi là người yêu đất nước Việt Nam, ông là người rất rành tiếng Việt và coi Việt Nam như quê hương của mình. Trong ngày 8 tháng 5 này, ông cũng không thể kìm nén được cơn giận dữ khi thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp tàn bạo người biểu tình, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
- Bọn lưu manh tay sai của Formosa và Bắc Kinh, Chuyên nghiệp đàn áp đồng bào khi họ bảo vệ đất nước. Bọn phản quốc !
Một hoạ sĩ ở Hà Nội, ông đã ở tuổi 70. Vốn dĩ là một người tài hoa, lịch lãm. Cũng trong một dòng trạng thái trên Facebook của mình vào ngày 8 tháng 5, thậm chí ông còn cẩn thận đề rõ ở dưới ngày tháng ông phát biểu.
- Chết rồi thì thằng cha họ Tập và cả lũ ăn theo cùng bọn liếm gót giày, lũ bưng bô cũng không bằng bác xích lô đầu ngõ . Ví chúng mang tính xấu hãm hại đồng loại, phẩm giá không bằng người thường dân.
Thằng nào con nào đang sống nhớ lấy điều này, nó không phải lời nguyền nhưng thiêng hơn lời nguyền vì nó là quy luật khách quan.
Kết stt này chỉ muốn bọn vô lương tâm biết được điều này thì quay đầu, còn không sẽ vĩnh viễn nằm lửa hỏa ngục.Bọn vô lương tâm, vô luân rõ chưa?

Cả ba người đàn ông trên đều có danh vị trong xã hội, họ đều ở tuổi ông và là những người đáng kính trong con mắt hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp. Cả ba trong số họ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện hoạt động chính trị hay trước đây có ác cảm gì với chế độ cộng sản Việt Nam, nhưng đến nay người trầm tĩnh và có tuổi như họ cũng không thể không uất hận. Có rất nhiều người khác bình thường khác cũng lên tiếng với những lời tức giận như vậy. Chắn chắn ngày 8 tháng 5 năm 2016, không phải chỉ là những lời tức giận của những người chứng kiến mà còn nhiều người đã khóc khi thấy tội ác vô nhân tính của chế độ đối với người biểu tình ôn hoà môi trường.

Chủ trương đàn áp người biểu tình môi trường phải được thống nhất từ Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư. Đích danh là những cái tên như Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng. Có thể còn có thêm, nhưng chắc chắn 7 cái tên uỷ viên bộ chính trị này không thể không liên quan. Bởi sự việc này đều liên quan trực tiếp đến chức trách của các uỷ viên Bộ Chính Trị này.
Nhiều người dân đã nghẹn ngào tự hỏi, ừ nếu bọn bộ chính trị cộng sản ác đã đành. Tại sao những kẻ thi hành không nhận ra sai trái mà vẫn cắm đầu thực hiện. Động cơ nào khiến chúng có thể thực hiện tàn nhẫn như vây, vì tiền hay vì chức vụ hay vì gì?
Tiền ở đây chỉ là già nửa của động cơ sai khiến được lũ cấp dưới đánh người. Cái thâm độc nhất của cộng sản khi lùa tay chân đi đàn áp, là chúng nhồi cho cấp dưới rằng những người biểu tình là kẻ thù. Chúng vẽ ra những người biểu tình hiền lành đó là những người xấu xa, thâm độc để bọn tay chân có sự căm hờn khi ra tay. Chúng lý luận rằng việc đàn áp là một cuộc chiến đấu để bảo vệ sinh tồn cho bọn tay chân trước tiên. Chính vì sự nhồi nhét đó mà lũ tay chân mới ra tay bạo tàn không chút ngại ngần. Chứ nếu hẳn vì tiền không thôi, chúng đã không chắc bạo tàn như vậy. Đằng sau đồng tiền được nhận còn là sự hả dạ khi tấn công và hành hạ kẻ thù.
Thế nên nói rằng ngày 8 tháng 5 năm 2016 là ngày tột cùng của tội ác, không phải ở hành động đánh người biểu tình môi trường. Mà bởi nó ác ở chỗ nhà cầm quyền đã đưa những người dân vốn dĩ hiền lành trở thành kẻ thù trong đầu những bọn tay chân. Những kẻ lưu manh đi đâm thuê chém mướn vì tiền, không bao giờ xong việc mà trong lòng hả hê khi thực hiện những hành vi tàn ác. Nhưng những kẻ tay chân của đảng cộng sản ngày hôm nay đi gây tội ác với nhân dân, khi trở về lương tâm của chúng không hề căn rứt. Ngược lại chúng còn hoan hỷ hôm nay đã ra tay thẳng cánh với kẻ thù. Những kẻ chém thuê thực hiện công việc của mình trong bụng không có chút căm thù với người chúng ra tay. Nhưng những tay chân cộng sản khác kẻ giang hồ chém thuê là chúng nhận tiền với lòng căm thù những người chúng sẽ đánh.
Và như bài bình luận trước đã nói rằng cộng sản Việt Nam chuốc cho người dân Việt Nam những món nợ công khổng lồ, những mầm độc hại trong thực phẩm và môi trường. Hôm nay chúng chuốc thêm cho người dân cả sự hận thù với nhau.

Một sự độc ác, quá độc ác với dân tộc vốn dĩ đầy đau thương và nghèo khó này. Những người dân Việt Nam tới đây sẽ sống thế nào khi oằn lưng đóng phí, thuế cho cộng sản trả nợ. Hàng ngày ăn, uống và hít thở những thứ độc hại. Đã thế giữa người với người lại đầy rẫy sự hận thù lẫn nhau.
Tàn nhẫn khi chuốc cho dân tộc, đất nước bị mất chủ quyền, cạn kiệt tài nguyên, nợ nần ngập đầu ngập cổ. Giờ chuốc thuốc độc vào cả thể xác lẫn thuốc độc vào cả tâm hồn.
Có tội ác tột cùng nào hơn?

http://nguoibuongio1972.blogspot.com


Các nhà hoạt động:

Bạo lực không ngăn được biểu tình ôn hòa

Người dân người ngồi toạ kháng trước UBND Tp Hà Nội, ngày 8/5/2016.
Người dân người ngồi toạ kháng trước UBND Tp Hà Nội, ngày 8/5/2016

Hai nhà hoạt động vì dân chủ ở Việt Nam nói bạo lực từ phía chính quyền không làm họ sợ hãi và không ngăn được họ tham gia biểu tình ôn hòa vì môi trường biển và minh bạch. Trên trang Facebook cá nhân, nhà hoạt động đồng thời là một blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh tuyên bố ông sẽ tham gia tọa kháng vì môi trường vào ngày 15/5. Nhà hoạt động Đỗ Đức Hợp cho biết cũng sẽ tìm cách tham gia dù đã bị nhà chức trách ngăn chặn trong hai lần trước vào các ngày 1 và 8/5. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Ba ngày sau khi nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh bị cáo buộc đã trấn áp mạnh tay hàng trăm người biểu tình ôn hòa vào ngày 8/5, nhà hoạt động Huỳnh Ngọc Chênh đã tuyên bố trên Facebook ông sẽ tọa kháng trước Ủy ban Nhân dân của thành phố do phẫn nộ về cuộc trấn áp.

Một đoạn trích từ tuyên bố của ông Chênh nêu rõ: “Tôi tuyên bố, đúng 15 giờ chiều chủ nhật ngày 15/5, tôi sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, trước UBND TP Sài Gòn, ngồi toạ kháng và đưa mặt cho họ đánh”. Ông tiên liệu thêm: “Nhà cầm quyền sẽ cho an ninh đến canh trước nhà tôi như mọi khi, tôi vẫn cứ đi để cho họ đánh tôi. Nếu họ bắt trái phép tôi về đồn công an, tôi tuyên bố sẽ bất hợp tác và toạ kháng ngay trong đồn công an cho họ đánh. Nếu họ cưỡng bức khiêng tôi ra khỏi đồn, tôi sẽ tiếp tục toạ kháng trước cửa đồn công an và đưa mặt ra cho họ đánh. Nếu họ cưỡng bức đưa tôi về nhà, tôi sẽ tìm cách quay lại trước uỷ ban nhân dân TP để toạ kháng và đưa mặt ra cho họ đánh”. Kết thúc tuyên bố, nhà hoạt động nhấn mạnh: “Cứ đánh vào mặt tôi, nhưng trả biển và quyền làm người lại cho dân tôi”.

Chính quyền huy động đông đảo các lực lượng để ngăn cản,<br/> vây bắt người biểu tình, ngày 8/5/2016.
Chính quyền huy động đông đảo các lực lượng để ngăn cản,
vây bắt người biểu tình, ngày 8/5/2016

Chia sẻ với VOA Tiếng Việt về động lực của ông khi đưa ra tuyên bố vừa kể, ông Huỳnh Ngọc Chênh nói:
“Trước hết là vì môi trường, ở biển cá đã chết, khắp nơi môi trường bị xâm phạm. Môi trường sống của người Việt ngày càng bị đe dọa. Bức xúc hơn nữa là quyền con người đã bị nhà nước phủ nhận. Mặc dù Hiến pháp cho phép người ta được tụ tập, biểu tình, được tự do đi lại nhưng nhà nước thì luôn luôn chống lại, hạn chế, cấm đoán điều đó, thể hiện rõ nhất là qua cuộc biểu tình ôn hòa vừa rồi, đã trấn áp dữ dội người biểu tình, họ đánh đập rất tàn nhẫn. Hai cuộc biểu tình vừa qua đều có người bị đổ máu, kể cả phụ nữ và trẻ em. Tôi thấy bức xúc về vụ đàn áp biểu tình như vậy, rất đê tiện, hung dữ. Cho nên tôi tuyên bố sẽ tham gia cuộc tọa kháng ôn hòa để đấu tranh cho môi trường, để làm rõ nguyên nhân vụ cá chết mà chính quyền hơn một tháng nay không có câu trả lời thỏa đáng, và phản đối việc dùng bạo lực đối với người dân lương thiện đi biểu tình ôn hòa để bảo vệ môi trường của mình.”

Bản thân là người bị ngăn chặn, đánh đập khi cố gắng tham gia các cuộc biểu tình ngày 1 và 8/5, song nhà hoạt động trẻ Đỗ Đức Hợp cho rằng bạo lực nhắm vào người biểu tình không làm mọi người run sợ mà chỉ hun đúc thêm tinh thần của họ. Anh bày tỏ sẽ vẫn cố gắng đi biểu tình vào ngày 15/5 tới đây:
“Khi mà nhìn những người đấu tranh, những người xuống đường biểu tình một cách ôn hòa bị đánh đập, bị bắt giam một cách rất tàn nhẫn, và bản thân tôi cũng là nạn nhân của những trò đánh đập đó thì đối với tôi không làm cho tôi bị nản chí hoặc lo sợ nữa. Cái đó nó hun đúc tinh thần của tôi, vượt qua sợ hãi, mạnh mẽ hơn."
Theo lời các nhân chứng và dựa trên những hình ảnh ghi lại các cuộc biểu tình gần đây, người ta thấy nhà chức trách dường như đã trấn áp mạnh tay hơn đối với người biểu tình. Trên mạng xã hội, nhiều người nêu vấn đề rằng người biểu tình cần liên kết với nhau tốt hơn và các cuộc biểu tình cần phải có sự tổ chức để có hiệu quả hơn và không bị đàn áp. Một ví dụ được nhiều người nêu ra là nhiều người được cho là các cổ động viên bóng đá Hải Phòng đã tuần hành với một đoàn xe lớn chăng các biểu ngữ về bảo vệ môi trường biển. Rất nhiều hình ảnh về cuộc tuần hành đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Nhiều người đã khen ngợi cách tổ chức tuần hành này. Về cách làm này, nhà hoạt động Đỗ Đức Hợp có ý kiến:
“Nếu có thể được, có một ai đó, một tổ chức có đủ uy tín tổ chức một cuộc tuần hành phản đối ô nhiễm môi trường một cách ôn hòa, thì tôi nghĩ rằng Việt Nam mình sẽ có rất nhiều thay đổi, khiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn trong ôn hòa, tránh được bạo lực, đổ máu.”

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà hoạt động Huỳnh Ngọc Chênh, việc tiến hành biểu tình có tổ chức chắc chắn sẽ bị nhà chức trách ngăn cản.
“Khó mà có được cái tổ chức cho đàng hoàng, nghiêm túc trong cái xã hội hiện nay, trong những sự kìm kẹp của chế độ hiện nay. Bất cứ những nhen nhóm đứng ra tổ chức, liên hệ với nhau đều bị phá trong trứng nước. Bất cứ những ai dám can đảm đứng ra thành lập nhóm này, tổ chức khác hầu như đều bị bắt, như luật sư Nguyễn Văn Đài vừa rồi bị bắt đấy. Ở Việt Nam mà tổ chức biểu tình là rất khó. Chỉ có từng người dân người ta bức xúc, người ta đứng ra đi biểu lộ tình cảm của mình, thì toàn bộ là tự phát, thiếu một cái tổ chức. Nhưng thay vì có tổ chức, tôi nghĩ cái tinh thần, ý chí, quyết tâm của từng người cũng có thể đem lại sự thành công của biểu tình. Ví dụ như đi cuộc tọa kháng này. Mỗi người có một quyết tâm. Hy vọng rằng số đông sẽ làm nên thành công của cuộc tọa kháng.”
Về việc những cây viết có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội chưa xuất hiện trong các cuộc biểu tình. Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng có thể một số người trong các cây viết đó có nhận thức khác với những người biểu tình, thậm chí có người có thể tin rằng công ty Formosa của Đài Loan không có lỗi trong việc gây ra vụ cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh.
“Hình như họ có lấn cấn gì với nhà nước này. Tôi thấy một vài người thì họ cho rằng Formosa không phải là thủ phạm gây ra cá chết và họ có cảm tình nào đó với Formosa. Họ nhận được chỉ đạo nào đó của đảng và họ cần phải bênh vực. Cho nên là họ chưa có cái sự thống nhất trong việc cần phải lên tiếng và cần phải ủng hộ những người dân xuống đường biểu tình đấu tranh cho bảo vệ môi trường."
Trong khi đó, anh Đỗ Đức Hợp nói mỗi người tùy theo lương tâm và cách suy nghĩ, có thể có cách riêng để cổ động, chia sẻ với những người thực sự đi biểu tình.
“Những người họ có học thức, họ viết bài hay thì họ có thể ngồi nhà tổng hợp tin tức, viết bài cổ động cho những người tại thực địa. Nếu tấm lòng họ dành cho dân tộc, dành cho đất nước, muốn nó tốt đẹp hơn, thì đó cũng là một cách tốt để đôn đốc nhau, để cùng nhau hướng đến một xã hội Việt Nam phát triển cường thịnh, tốt đẹp hơn sau này. Chứ không thể nào nói là anh những người chỉ ngồi ở nhà, còn tôi là người có công lao lớn nhất. Thực sự ra, đó là sự chia sẻ, sự phối hợp.”
Về mặt cá nhân, nhà hoạt động Đỗ Đức Hợp mong muốn một điều trong cuộc biểu tình ngày 15/5 sắp tới:
“Cũng hy vọng là lần thứ 3 tôi không bị đánh nữa”.
http://www.voatiengviet.com/


PHẠM HỮU ĐỨC

người đánh dân tàn bạo nhất trong ngày biểu tình 8/5/2016

Photo de Tòng Thanh Phạm.

Photo de Tòng Thanh Phạm.

GỬI CÔNG AN TRẺ PHẠM HỮU ĐỨC VÀ GIA ĐÌNH
Các blogger cho biết ảnh chụp của viên công an Phạm Hữu Đức, là người đánh dân tàn bạo nhất trong ngày biểu tình 8/5. Gửi anh đeo khẩu trang y tế
Trong một clip quay biểu tình ở quanh nhà thờ Đức Bà ngày 8 tháng 5 em chợt chú ý đến anh. Anh trông rất bình thường trong chiếc áo thun sọc ngang, đội nón kết và đeo khẩu trang. Tất nhiên là với trang phục kín đáo đó, cho tới nay, em không biết anh là ai. Anh cầm điện thoại to, có vẻ là đang làm nhiệm vụ quan trọng.

Anh chỉ tay điều khiển ai đó như đang chỉ huy.
Anh thấy một người phụ nữ đang cầm biểu ngữ giấy trắng đòi bảo vệ môi trường và anh rướn người giật phắt tờ giấy đó vứt vào xe tải nhỏ.
Đến bây giờ thì nhận ra anh đang chống biểu tình.
Nhưng sao anh không mặc sắc phục công an? Sao anh phải đeo khẩu trang y tế? Anh sợ bị ô nhiễm chăng? Hình như không phải vậy, bởi vì anh đang chống lại những người đang chống ô nhiễm môi trường. Có lẽ anh đeo khẩu trang chỉ để che mặt, để giấu mặt khi làm một hành vi đáng hổ thẹn.
Anh giấu vậy thì che được em và nhiều người khác nhưng chắc vợ con anh, mẹ cha anh thì vẫn nhận ra anh trong clip. Ngoài những người thân của anh còn có những đồng nghiệp anh, có trời, có đất và có chính anh nhận ra anh. Họ vẫn thấy rất rõ việc anh đang làm. Họ thấy anh giật phăng tờ biểu ngữ trắng vẽ con cá hiền lành. Họ thấy anh thị uy với mấy chị phụ nữ đang đòi một môi trường trong sạch. Môi trường đó đang bị xâm hại khiến cho cá tôm chết, sinh vật biển chết. Vợ anh không dám đi chợ vì sợ làm món độc cho anh, con anh, mẹ anh… Họ đấu tranh để con anh có bữa ăn an lành ở nhà trường. Họ lên tiếng để bữa nhậu hỉ hả của anh với các món tôm hùm, cá mú không bị nhiễm kim loại nặng. Họ muốn gia đình anh được tắm biển trong lành, mát mẻ vào mùa hè này…
Anh đang chống lại những người muốn bảo vệ cho anh và gia đình anh. Anh chống lại lương tâm con người. Anh đang chống lại những người tử tế. Anh đang chống lại vợ con anh, cha mẹ anh…
Không ai nhận ra gương mặt anh nhưng chính anh nhìn vào gương và nhìn thấy rõ mặt của anh, một gương mặt đáng sợ. Vợ anh sẽ thấy sợ cái mặt phía sau chiếc khẩu trang. Con anh sẽ ám ảnh gương mặt đáng sợ của anh sau lớp khẩu trang. Anh đang mang một gương mặt mà anh giấu hết mọi người bởi lẽ anh đang làm một công việc xấu xa, đê hèn và nhục nhã.
Anh muốn giấu nhưng không thể giấu được dù anh có mang bao nhiêu lớp khẩu trang. Từ nay trở đi, dù có hay không có khẩu trang anh cũng đã đeo lên mặt một gương mặt đáng sợ nhất, gương mặt của bạo tàn, của kẻ giết chết lương tri.

 


Trăm nghìn nhánh khổ

Vũ Thế Thành

Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm,…Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược. Lần trước về Sàigòn, tôi đã ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế…Lặng cả người, “…Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để “đối phó” với thời cuộc, rồi vội vã tìm đường vượt biên. Có đứa vượt qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại tưởng họ đã đến bến bờ thiên đường.
Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sàigòn- Đà Lạt. Có khi Hà bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần còn lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết. Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng, “Xứ này không ăn dơ như thế”.
Cũng có người đi làm nail, tiền tươi thóc thật, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con, hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt. Tiền gửi về nhà, người thân trong nước tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng, không mua bảo hiểm y tế.
Nhưng cũng có người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh nơi xứ người. Nhưng cho dùthế nào nơi xứ người, vẫn còn ít nhiều cơ hội, có chịu nắm hay không mà thôi. Trong nước thì coi như bế tắc. Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm 5-7 học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt. Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” còn trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ bãi gửi xe. Em đến báo tin, thầy trò ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Đất nước này không dung những tiềm năng như em… Số phận đời người chứ đâu phải trò chơi chính trị. Sao lại có thể xây dựng đất nước bởi những con người bằng thiệt học giả?
Những năm sau 75, đói khổ và ê chề thấy rõ. Giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, buôn hàng lạc xon,… Lanh hơn thì buôn hột xoàn đổi đô la,…
Năm 78, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, qúy phái, không quá 30, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê 2 bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nhìn tôi, nói như năn nỉ: “Lát nữa gần đến ga Bình Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi 2 bao than này xuống”. Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C.V.Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Gheorghiu đã mô tả đôi mắt của bà cũng buồn và nhẫn nhục như thế.
Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu-Trương Minh Giảng, ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại, “Cho trẫm điếu thuốc”. Hoàng thượng đã chiếu cố xin thuốc dân đen, dân nào dám cãi. Tôi rút điếu thuốc và cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay, “Cho lui…”. Lui rồi, ngoái cổ lại, thấy hoàng thượngtiếp tục múa chổi đi quyền.
Bùi Giáng đã có mầm mống bất thường từ trước rồi, sau 75 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ý thức buồn vui làm chi cho khổ?
Mà Sài Gòn lúc đó sao lắm người điên thế! Cũng không phải điên, họ có phá phách gì ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự lắm, áo sơ mi trong quần, có ông còn đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù, nào là Marx, Hegel, Mounier, Sartre,…
Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng 1,5 kg kèm bức thư ngắn: “Gửi mày mấy hộp thuốc tây, bán đi mà lai rai. Còn lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó”. Tâm thần phải chăng là lối thoátcủa con người với thực tại quá phũ phàng?
Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Lịch sử thuộc về người chiến thắng. Chân lý cũng thuộc về người chiến thắng luôn. Đánh thắng cả 3 tên đế quốc đầu sỏ, sao lại không đúng?Cái gì không có nội dung, mới cần tới hình thức là thế. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng mình đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước ra nông nỗi thế này, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.
Ngẫm lại, một nhà chính trị tài giỏi là người có thể đưa đất nước tới mục tiêu mà ít đổ máu nhất, chứ đâu cần phải đốt cả dãy Trường Sơn, đánh tới người cuối cùng. Mạng người quá bèo. Bèo thì cũng đành, nhưng hệ lụy cho người còn sống, cha mẹ vợ con họ mới là nỗi đau gặm nhấm cả đời.
Cả đất nước sống bằng khẩu hiệu, đất nước ta dân chủ gấp vạn lần,… Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên thì sao?
Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ,có khi chẳng mua được thứ gì. Mà có tiền đi chợ là còn may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ,…quanh năm. Ăn để sống sót thì thứ gì chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.
Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo. Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn còn nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than, “Tội nghiệp cho cả gia đình tôi ! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói vì không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con”. Não lòng đến thế là cùng!Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên,bà nàychắc có căn phần phúc đức.
Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông. Mấy bà này chắc phải phong thánh.
Tháng tư năm nay, Sàigòn nóng khủng khiếp. Sàigòn không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ởCouventdes Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.
Đà Lạt 8 giờ tối đã như 12 giờ khuya ở Sài Gòn. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà như kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm. Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân. Cuối tháng tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sàigòn để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng còn chút tâm tình này của kẻ buồn, không nói cho thế hệ sau biết những buồn bã sau 75 là như thế đó, lòng dạ nào yên?
Đời trăm nghìn nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho mình? Năm 75 là ngã rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù có ở phương trời nào, tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn cuộc đời rồi. Tháng tư, tôi thắp ngọn nến trong lòng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu “…Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người, khi mình còn đôi tay…” (**)
Vũ Thế Thành
Đà Lạt, 28 tháng 4, 2016

 

 

Đăng ngày 12 tháng 05.2016