Giặc đã đến nhà

Đặng Phương Nghi

churchillGiặc đã đến nhà, toàn dân Việt Nam còn đợi gì mà không vùng dậy! Hỡi con cháu Lạc Hồng, hãy mở mắt ra để thất đất nước đang bị tàn phá bởi giặc Tàu với sự đồng lõa của một bầy cầm quyền bán nước. Chẳng còn bao lâu, chúng sẽ biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng, cùng chung số phận hẩm hiu của Tây Tạng, Tân cương và dân ta sẽ bị đẩy vào cảnh nô lệ, trên đường diệt vong.
Chúng ta không còn thời gian nữa đâu, mỗi phút chần chừ là quân thù tiến thêm một bước trong sự khống trị chúng ta. Không tin ư? Xin bạn hãy chịu khó đọc tiếp: Dưới đây là những điều đã được tiết lộ, có thể kiểm chứng qua các tài liệu trên mạng, còn nhiều nhiều nữa tôi không kể ra xiết vì sợ rườm rà hoặc chưa thâu được bằng cứ rõ rệt, nhưng thế cũng đủ để chứng minh âm mưu diệt chủng dân ta để quân Tàu thôn tính nước ta của bè lũ Trung cộng và Hán nô Việt cộng.
Đông dân Việt Nam ở quốc nội bị nhà nước cộng sản bưng bít và tuyên truyền láo phét về mọi mặt, chính trị, kinh tế, xã hội, vv., nhận thấy đời sống của mình ngày càng kiệt quệ, siêu cao thuế nặng, quan chức lộng hành, tai ương bệnh hoạn triền miên, dân Tàu nhan nhản vênh vang khắp mọi nơi đấy, nhưng chỉ biết than trời trách phận mà không tìm hiểu duyên cớ tại sao ra nông nỗi. Nguyên do chính là nhà cầm quyền cộng sản đã bán nước từ lâu cho Tàu cộng.

HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆP ƯỚC THÀNH ĐÔ
Giờ thì đã nhiều chứng cứ được đưa ra để khẳng định rằng Hồ Chí Minh, kẻ được nhà nước XHCN vinh danh là cha già dân tộc (làm như trước hắn không có dân Việt !) thực ra chỉ là một tên thiếu tá Tàu cộng, tên thật là Hồ Tập Chương, bí danh Hồ Quang, do Cộng sản quốc tế huấn luyện để nắm đầu nhóm cộng sản Việt Nam vào năm 1939 dưới lốt Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc mất tại nhà tù Hồng Kông năm 1932. Nhưng dù là Tàu hay Việt, Hồ Chí Minh cũng trước hết là một kẻ man trá. Vì ngay cái tên Nguyễn Ái Quốc mà hắn dùng để được coi là một nhà yêu nước văn hay chữ tốt cũng là một cái tên ăn cắp, bởi chính ra Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của ba nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền như Hồ Hữu Tường kể lại trong hồi ký «40 năm làm báo», vì Nguyễn Tất Thành nhờ quen biết Phan Châu Trinh hay lai vãng tới chỗ các ông tụ họp, các ông đã đề nghị cho anh chàng ít học này đội cái tên Nguyễn Ái Quốc, để lừa sự theo dõi của mật thám Pháp đối với các ông, do thời cơ đó Nguyễn Tất Thành nhận vơ luôn là nhà cách mạng tăm tiếng đã được mời đến hội nghị Tours (nơi Thành, NAQ giả, đọc bản diễn thuyết do NAQ thật viết), tác giả của những áng văn chương hùng hồn chống thực dân, như «Bản án chế độ thực dân», tuy bản văn này rõ ràng là do Nguyễn Thế Truyền viết như ghi trên bản in đầu của tập sách.
Năm 1948, thấy thủ đoạn cướp chính quyền và tuyên bố độc lập xạo của mình không đủ để cộng sản giật hẳn chính quyền khỏi tay Bảo Đại, Hồ Chí Minh đã quyết dùng vũ lực để lật đổ chế độ quốc gia dưới mỹ từ đánh đuổi thực dân, trong khi Pháp đã hết là thực dân và Việt Nam đang có một chính phủ tự do. Để thực hiện tham vọng này, Hồ Chí Minh đã không ngần ngại hứa biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự của Mao Trạch Đông (nếu Hồ tặc là người Tàu thì đó chỉ là việc thi hành lệnh của Mao). Bằng chứng là giao ước ký giữa Hồ và Mao ngày 12/6/1953 tại Quảng Tây.
Cho nên, không lấy gì làm lạ khi vào năm 1990, sau chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979-1989), trước sự tan vỡ của các chính thể cộng sản đông Âu, đám chóp bu Hà Nội tham quyền cố vị rủ nhau sang Trung Quốc khấu đầu xin phục tùng đàn anh và nguyện theo gương «Bác» dâng đất nước cho kẻ thù truyền kiếp thông qua mật ước Thành Đô. Đã là mật ước, văn kiện này không hề được công bố, nhưng với thời gian, sự thực thi những điều khoản «lạ lùng» trong đó, cộng với những sự hé lộ từ trong nội bộ đồn ra từ khoảng 2010, sự thật về hành động bán nước vô tiền khoáng hậu của lũ tặc quyền đã được phơi bầy ra ánh sáng. Tháng 4 năm 2013, thiếu tướng Hà Thanh Châu, chính ủy tổng cục công nghiệp quốc phòng, nhân dịp sang Mỹ thăm con du học bên ấy, xin tị nan chính trị và trao cho tạp chí The Foreign magazine một tập tài liệu bí mật của Tổng cục 2, theo đó mật ước Thành Đô chỉ là văn kiện chính thức cụ thể hóa những lời cam kết của Hồ Chí Minh với Trung cộng từ năm 1926, được chấp nhận bởi nhà cầm quyền Việt Nam khi xin cầu hòa với Bắc Kinh vào tháng 8/1987. Chính Nguyễn Văn Linh đã đề nghị với Đặng Tiểu Bình năm 1987 tại Trùng Khánh rồi năm 1990 tại Thành Đô một chương trình «sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc», qua chiến thuật «hòa bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không có ai có quyền biết đến». Và Đặng Tiểu Bình rồi Giang trạch Dân đã cho Việt Nam một thời hạn chuyển tiếp là 60 năm, phân làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm, kể từ năm 2000:
2000 - 2020: Việt Nam là một tỉnh tự trị.
2020 - 2040: Việt Nam là một tỉnh thuộc trị.
2040 - 2060: Việt Nam đổi tên là Âu Lạc và thành một tỉnh lỵ dưới sự quản trị của tổng đốc Quảng Châu.
Trên thực tế, kết quả của mật ước Thành Đô là một tiến trình sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc được thực thi như sau:

SỰ LỆ THUỘC VỀ CHÍNH TRỊ
- Dựa trên những cam kết của tặc quyền Hà Nội, Bắc Kinh đã sau đó cho in bản đồ Trung Quốc với Việt Nam thuộc vào đất của họ để giảng dạy cho học sinh nước họ rằng Việt Nam là đất Trung Hoa, rồi mỗi khi sinh chuyện với Việt Nam là họ chửi Việt Nam là «đứa con hoang phản bội». Phía nhà cầm quyền Việt Nam thái độ trước sau vẫn là sự im lặng nhục nhã.
- Năm 1992, Việt Nam sửa đổi Hiến pháp ban hành năm 1980 để xóa bỏ những điều có ý chống Trung Quốc xâm lược.
- Để tỏ lòng «hữu nghị», Việt Nam từ đây phải tránh nhắc tới chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Hèn hạ hơn, Hà Nội chịu đục chữ liên quan đến chiến tranh trên mộ của các tử sĩ Việt Nam trong khi ngược lại để mặc cho Trung Quốc xây nghĩa địa khang trang trên đất ta cho binh lính tử trận của chúng, cũng như không phản kháng khi chúng ủi mồ của binh sĩ Việt Nam trên phần đất cắt cho chúng. Ngoài ra, trong khi Trung Quốc không ngưng kể công và đòi nợ về sự hỗ trợ của chúng trong hai cuộc chiến gọi là chống thực dân và đế quốc (trái với Mý giúp đỡ không Việt Nam Cộng Hòa), Việt Nam không bao giờ dám đòi Trung Quốc bồi thường cho những thiệt hại chúng gây ra trong cuộc chiến biên giới. Thêm vào Việt Nam phải tiếp nhận trở lại những người Hoa ra đi khỏi Việt Nam thời chiến tranh Việt Trung.
- Năm 1999, Việt Nam ký kết với Trung Quốc một hiệp ước về biên giới đất liền, theo đó Việt Nam nhượng cho Trung Quốc khoảng 900 km2, trong số đó có nửa đẹp nhất của thác Bản Giốc và Ải Nam Quan là hai địa điểm lịch sử của nước nhà.
- Năm 2000, hiệp định phân định Vịnh Bắc Việt nhượng cho Trung Quốc bãi Tục Lãm và từ 11000 đến 16000 km2 lãnh hải (tùy theo ước lượng của của các tác giả), Việt Nam chỉ còn 53% biển trong vịnh so với 62% trước đây. Thêm vào, Trung Quốc đòi Việt Nam để cho Trung Quốc khai thác chung ngư nghiệp tới 30% lãnh hải khiến cho Trung Quốc thực sự chiếm 2/3 vịnh.
- Về Hoàng Sa Và trường Sa, các đảo này đã bị nhà nước cộng sản gián tiếp nhượng cho Trung cộng từ 1958 qua công hàm nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong giới hạn 12 hải lý, tức giới hạn trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Cộng sản Việt Nam cãi chì cãi chầy rằng công hàm đó không hề đả động đến hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, thế thì tại sao ít lâu sau Hà Nội cho in một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo này dưới tên Tàu của chúng là Tây Sa và Nam Sa? Thêm vào, tại sao Hà Nội cấm dân Việt Nam biểu tình đòi Trung Quốc trả lại Trường Sa - Hoàng Sa, đàn áp và bỏ tù những ai không tuân lệnh?
- Chính quyền cộng sản Hà Nội vin vào một lối giải thích gượng gạo công ước quốc tế để biện hộ cho sự đánh mất lãnh thổ và lãnh hải ở biên giới, nhưng làm sao bào chữa cho sự dâng cắt dần dà hàng chục ngàn km2 đất rừng, đất dọc biển, đất nội địa, toàn những đất quý giá giàu tài nguyên cho Trung cộng, dưới hình thức nhượng địa tới 70 năm cho công ty của họ khai thác, và lại nữa để họ khai thác bằng cách phá hoại vô tội vạ?
- Năm 2013, Việt Nam ký 10 văn kiện «hợp tác» chính thức cho phép Trung Quốc can thiệp vào việc nước của Việt Nam, trong mọi lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, xã hội v.v... Trung cộng có thể từ đây cài một cách công khai (không cần giấu giếm) cán bộ của mình, được dân gọi là «tình báo Hoa Nam» trong bộ máy công quyền Việt Nam, ở mọi cấp bậc tới tận chức chủ tịch nhà nước (chẳng hạn như Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Tô Lâm). Kể từ đại hội nghị thứ 8 (1996) đaị hội nghị nào của Đảng cũng đều chịu sự giám sát của phái đoàn Cộng sản Trung Quốc, và vì đó là thời cất nhắc các quan chức, Trung cộng có thể trực tiếp canh chừng cho chỉ những người thân Trung Quốc được bổ nhiệm. Nhờ có tai mắt khắp nơi Trung cộng có thể cho thanh trừng hay sát hại những người máu mặt có tâm chống đối chúng, ví như vụ trung tướng tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, và trung tướng tư lệnh quân khu 2 (là quân khu rất quan trọng cho sự phòng thủ biên giới phía bắc) Trần Tất Thanh cùng 18 sĩ quan trung cao cấp khác, từng là anh hùng thời chiến tranh biên giới Việt-Trung bỗng tử nạn trong một chuyến bay ở Lào tháng 5/1998, hay vụ thiếu tướng Lê Xuân Duy, cũng tư lệnh quân khu 2 và nghịch Trung bỗng đột ngột tử vong sau ba tháng nhậm chức vào tháng 7/2016.
Chính để thi hành quyết định «tăng cường định hương đứng đắn báo chí và dư luận» ghi trong thỏa ước hợp tác đó, mà Trương Tấn Sang đã lập ra đội «dư luận viên» tráo trở có công tác làm chó săn cho đảng.
- Trên nguyên tắc dân Việt Nam và Trung Quốc có thể đi lại đễ dàng qua nước nọ nước kia, nhưng trong thực tế đó là một sự ưu đãi đơn phương. Dân Việt sang Trung Quốc vẫn phải chìa hộ chiếu, nhưng dần dà người Hoa tha hồ qua cửa khẩu không bị xét, mới đây qua những chuyến bay và chuyến tàu đi thẳng từ Trung Quốc đến hải cảng và phi cảng địa phương nhượng cho Trung cộng, người Hoa ra vào Việt Nam thoát hẳn mặt cơ quan công quyền Việt Nam. Vì cả nể hay do một thỏa thuận ngầm giữa hai Đảng, người Hoa có thể cư trú công khai tại Việt Nam mà chẳng ai dám hỏi giấy. Đã thế chúng chỉ cần chấm chỗ nào là quan chức ký giấy trục xuất cư dân bản xứ đổi lấy một số tiền bồi thường rẻ rề rồi giao đất cho quan thầy chỗ đó, gây ra không biết bao là «dân oan» mất nhà mất cửa mất phương tiện sinh kế.
- Người Hoa sống ở Việt Nam được tặc quyền cho hưởng một quy chế kẻ cả. Chúng có quyền lập khu riêng biệt lớn ngang thị xã, không cho người Việt vào, trong đó chỉ tiếng Tàu và tiền Tàu được sử dụng, ví như tại Bình Dương.
- Tháng giêng 2017 Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc ký thêm 15 văn kiện xiết chặt hơn sự «hợp tác» một chiều (vì chỉ Trung Quốc có quyền can thiệp vào Việt Nam nhưng Việt Nam không những không có quyền nhòm vào việc của Trung Quốc, còn ngược lại phải tuân thủ mọi yêu cầu của Bắc Kinh), về thương mại kinh tế, văn hóa chính trị, đặc biệt về đào tạo cán bộ cao cấp và an ninh quân sự, với mục đích hợp nhất hai đảng và hai quân đội.
- Tâm địa Hán nô của bè lũ chóp bu Việt cộng thể hiện qua sự sử dụng một lá cờ Trung cộng 6 sao thay vì lá cờ chính thức 5 sao (1 sao lớn với 4 sao nhỏ vây quanh). Theo Mao Trạch Đông 4 sao nhỏ biểu thị 4 giai cấp sĩ nông công thương cùng một chí hướng cộng sản, nhưng theo lối giải thích thông thường của người Hoa dựa trên một truyền thuyết có từ thời Tôn Dật Tiên thì 4 sao nhỏ đó tượng trưng cho 4 tộc lớn ở biên thùy do trung Quốc chinh phục: Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Như vậy ngôi sao nhỏ do Đảng vẽ thêm có ý biểu hiệu cho Việt Nam, tộc và tỉnh tự trị thứ 5 của Trung Quốc. Lá cờ 6 sao này xuất hiện lần đầu tiên trên đài truyền hình VTV đằng sau một nữ nhân viên, sau đó được mọi người thấy trong tay các em học sinh đứng đường chào đón phó chủ tịch Tập Cận Bình viếng thăm Việt Nam năm 2012. Trước sự phản đối của báo chí, nhà chức trách đổ tội cho lỗi lầm của xưởng in cờ! Thế nhưng năm 2015 lá cờ 6 sao đó lại được treo trong một cuộc họp giữa cán bộ Việt-Trung, và mới đây dân biểu tình bị công an bắt thấy nó chình ình ở trong đồn cảnh sát. Khi Việt Nam chính thức thành tỉnh của Trung Quốc sẽ chỉ có lá cờ 6 sao đó được treo, thay thế cho lá cờ đỏ sao vàng, chính ra cũng chỉ là một ngọn cờ Trung cộng. Các tín đồ cộng sản Việt Nam nào có biết rằng họ đã bị Hồ Chí Minh chơi trò xỏ lá khi bắt họ nhận hiệu kỳ của Đoàn thanh niên tiên phong cộng sản Trung Hoa (chứ không phải cờ của tỉnh Phúc Kiến, là lá cờ cũng do cộng sản chọn nhưng cho Mặt trận giải phóng miền Nam VN!) làm quốc kỳ!

SỰ LỆ THUỘC VỀ VĂN HÓA
Với tinh thần bành trướng của chúng, Trung Quốc không thể không muốn áp đặt văn hóa là cái đích đi đôi với sự chi phối chính trị. Chúng ta đã thấy nó hiện ra trong lá cờ chúng khiến tặc quyền chọn làm quốc kỳ hiện tại (cờ đỏ sao vàng) và tương lai (cờ đỏ sáu sau). Quên rằng chúng vẫn phải đối địch với những nước được thành lập bởi người cùng chủng tộc với chúng như Tân Gia Ba (Singapore) hay Đài Loan, chúng quan niệm Việt Nam sẽ hết là mối nguy nếu dân Việt bị Hán hóa. Cho nên chúng yêu sách tặc quyền Hà Nội ban ra một số nghị quyết:
- Cổ súy tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam và lấy lẽ đó để xóa bỏ vết tích của cuộc chiến năm 1979-89: thu hồi các sách báo nói về cuộc chiến ấy, sách giáo khoa không được dành quá 11 giòng cho nó, cấm tuyệt dân chúng tưởng niệm chiến sĩ bỏ mình trong thời gian đó. Kết quả mong muốn là thế hệ trẻ phần lớn không nghĩ rằng nó đã từng xảy ra.
- Cấm chỉ đích danh Trung Quốc mỗi khi Trung Quốc có hành động gây hấn, khinh mạn, trái luật, mà phải dùng những từ vu vơ kiểu như «ngư dân bị tàu lạ bắn».
- Tránh vinh danh những anh hùng lịch sử có công đánh đuổi giặc Tàu. Nếu không sợ dân phẫn uất lũ Hán nô đã cho dẹp bỏ tượng đài của những nhân vật ấy rồi, hiện tặc quyền chỉ dám đụng tới tượng thờ tại gia của những vị đó: bằng chứng chuyện xảy ra cho một bức tượng Trần Hưng Đạo ở Lâm Đồng. Trong bối cảnh này dễ hiểu tại sao một tên tặc khuyển như sư hổ mang Thích Chân Quang, kẻ đã có ác tâm thả hàng tấn cá chim trắng vào sông Hồng, dám tuyên bố trước công chúng rằng Lý Thường Kiệt mang quân sang đánh Trung Quốc là «hỗn».
- Thi hành những biện pháp truyền bá tiếng Hoa tại Việt Nam: Cho dịch sách báo Trung Quốc, nhất là sách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung cộng. Lồng chương trình của đài truyền hình Trung Quốc vào chương trình của đài truyền hình Việt Nam. Phổ biến phim và nhạc Tàu. Phát sóng những kênh nói toàn tiếng Hoa. Đưa dần tiếng Hoa vào chương trình giáo khoa. Cho phép mở Viện Khổng Tử tại các thành phố lớn của Việt Nam.

SỰ LỆ THUỘC VỀ THƯƠNG MẠI
Sự hàng phục về chính trị luôn luôn lôi kéo sự áp đảo về kinh tế thương mại. Ngay sau hiệp định về biên giới đường bộ, ngày 7/11/1991 nhà cầm quyền Việt Nam ký với Trung Quốc một hiệp định về thương mại theo đó hai nước trao đổi hàng hóa không hạn chế, với đặc quyền tối ưu đãi. Từ đó không cuộc gặp gỡ nào giữa lãnh đạo hai bên mà không kết thúc bằng một thỏa ước hay điều khoản về thương mại và kinh tế. Các thỏa ước, trên nguyên tắc dựa trên sự bình đẳng vì là trao đổi tự do, thực ra hết sức bất bình đẳng vì hai đối tượng quá chênh lệch về tầm phát triển, khả năng sản xuất và tiền tệ, đấy là không kể tinh thần nô dịch của các quan chức Việt Nam khiến mỗi yêu cầu của Bắc Kinh biến thành mệnh lệnh, thành thử mỗi chỉ tiêu tăng gia thương mại do Trung Quốc đề xuất được hiểu là Việt Nam phải ưu tiên mua bán và ký hợp đồng với Trung cộng nhiều hơn nữa không cần biết loại hàng hóa và loại doanh nghiệp nhập vào nước có thích hợp hay không. Kết quả là:
- Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, giết dần giết mòn công nghệ Việt Nam do giá rẻ mạt của hàng Trung Quốc tương tự. Vì hàng Việt Nam xuất khẩu chẳng có bao nhiêu (hàng Trung Quốc mua phần lớn là vài nông phẩm như gạo, sắn, cao su, khoáng chất và nhiên liệu (than, dầu khí), trong khi thượng vàng hạ cám hàng hóa Trung Quốc (chủ yếu, tới 75%, là hàng công nghệ, thành phẩm, vật tư) đổ vào Việt Nam, bởi phần lớn hàng Việt Nam bán cho Trung Quốc là nguyên liệu thô, sản xuất cực nhọc lại giá cả kém cỏi, trong khi hàng mua của Trung Quốc là thành phẩm giá cao, cán cân kim ngạch thương mại thiên hẳn về phía Trung Quốc. Ví như Việt Nam bán 70% sản lượng cao su của mình cho Trung Quốc nhưng lại nhập từ Trung Quốc sản phẩm chế từ cao su trị giá ba lần số cao su bán.
- Nhờ vào áp lực chính trị và điều kiện tín dụng dễ dàng, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ 2003. Thay vì đa dạng hóa thị trường để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ lo đạt chỉ tiêu mậu dịch của Bắc Kinh, đến độ về nhập khẩu không đi hỏi nước khác mà lại đặt mua những thiết bị lạc hậu của Tàu mang về trang bị nhà máy nước mình, gây ra thiệt hại nặng nề cho năng suất cũng như môi trường, về xuất khẩu thì bất kể lượng tiêu dùng trong nước, trưng thu gạo của nông dân với giá bóc lột (3000 đ/cân) để bán cho Trung Quốc khiến dân thiếu gạo phải đi mua gạo (có khi là gạo giả) nhập từ Trung Quốc với giá gấp ba. Cái lối quản trị thương mại quái đản này xảy ra trong nhiều ngành khác: nhà nước bán hết than Quảng Ninh cho Trung Quốc để rồi không có than dùng[xiv] trong nhà máy nhiệt điện Việt Nam, phải đi mua than của Úc, Nga và Nam Dương (Indonesia) và cả của Trung Quốc với giá cao hơn nhiều. Cái độc của việc Trung Quốc mua gạo và than của Việt Nam nằm ở sự thực ra Trung Quốc không thiếu gạo cũng như không thiếu than mà còn là nước xuất khẩu hai hàng đó, nhưng chúng dùng áp lực chính trị và tiền nợ để ép Việt Nam bán những sản phẩm cần thiết của mình cho chúng với giá ưu đãi để rồi Việt Nam phải đi mua lại với giá cao hơn cũng loại sản phẩm ấy ngõ hầu đáp ứng nhu cầu của chính mình.
- Lạ lùng nhưng không hiểu tại sao (ngay báo của đảng cũng lấy làm lạ)Việt nam là một nước nông nghiệp lại bỗng dưng nhập khẩu rau quả củ của Tàu đầy hóa chất, đôi khi còn là của giả. Nông sản của Việt Nam đâu mất rồi? Như kiểu gạo, đã bị cơ quan nhà nước trưng thu bán đi để có tiền trả nợ công hay đã do thương lái Tàu mua lậu mua sỉ hết?
- Hiện thời, trên nguyên tắc, hàng Trung Quốc phải chịu thuế suất, thuế nhập khẩu, ấy vậy đã ngập thị trường rồi, sang năm 2018, theo quyết định của ASEAN những thuế đó sẽ bị bãi bỏ, liệu sẽ còn hàng Việt Nam để cạnh tranh với chúng không?

SỰ PHÁ HOẠI KINH TẾ
Việt Nam là một nước nhỏ bé song le được Trời phú cho rất nhiều tài nguyên: rừng vàng, biển bạc, châu thổ phì nhiêu, mỏ quặng phong phú, lại thêm dầu khí, vì thế cho nên bị tên láng giềng khổng lồ không ngưng nuôi mộng chiếm cứ, xâm lược mấy lần mà vẫn không trôi. Cuối cùng, thời cơ đã đến với Trung quốc nhờ vào một đám cuồng đảng vô liêm sỉ tự nguyện làm tay sai cho quan thầy Tàu, lần này, học được kinh nghiệm ngàn năm và đặc biệt kinh nghiệm của cuộc chiến biên giới, Trung cộng thấy trước khi dùng đến vũ lực, cần phải hủy hoại kinh tế và môi trường Việt Nam để làm cho dân Việt Nam chẳng chết thì cũng suy nhược mất sức phấn đấu chống lại sự Hoa hóa đất nước. Một khi kinh tế Việt Nam bị lũng đoạn, đương nhiên kinh tế Việt Nam trực thuộc Trung Quốc theo như chủ trương «thực hiện nhất thể hóa kinh tế Việt-Trung…làm cho Việt Nam nhập vào vành đai kinh tế Trung Quốc… ràng buộc hai nước lại với nhau, Việt Nam muốn phản bội cũng không có thể».

Nông nghiệp:
Tuy ngày nay nông nghiệp chỉ chiếm 18% GDP, đại đa số dân Việt (70%) còn là nông dân, nên muốn hủy diệt dân Việt không gì bằng phá hoại ngành nông của Việt Nam. Mặc dầu đồng ruộng phân mảnh, phương tiện tân tiến không mấy được dùng, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: nước xuất cảng thứ nhất trên thế giới về hạt điều và hồ tiêu, thứ hai về gạo và cà-phê, nước sản xuất thứ 5 về cao-su và thứ 6 về trà, nhưng vì nông sản xuất khẩu là hàng thô, ít chất lượng cao, giá cả kém, nên nhiều triệu tấn hàng chỉ mang lại có 32 tỷ USD (so với con số 15.000 tỷ USD nông sản trao đổi trên thế giới) năm 2015, có lẽ là năm thịnh cuối cùng của ngành nông Việt Nam. Lý do là từ 2010, nó bị Trung Quốc phá rối qua nhiều phương cách:
- Trung Quốc cho xây đập thủy điện trên thượng lưu sông Hồng và sông Mê Kông ở Vân Nam để giữ độc quyền nước sông đồng thời kiềm chế lưu lượng của sông và ức chế kinh tế và an ninh lương thực của Việt Nam (1/3 nông sản được sản xuất ngoài Bắc và 2/3 trong Nam). Sông Hồng chỉ chảy qua Việt Nam nên Trung cộng không gặp phản đối nào, ngược lại Việt cộng còn bắt chước đàn anh, cũng xây đập trên sông Hồng (đập Hòa Bình và nhiều dụ án đập khác). Nhưng đánh đổi với điện của đập là hiện tượng giảm trầm tích, lở bờ, xâm mặn, lũ lụt và hạn hán, thiếu nước ngọt v.v... Những hiện tượng này rất trầm trọng ở châu thổ Cửu Long vì Trung Cộng xây đến cả chục đập trên thượng lưu sông, trong đó có hai công trình khổng lồ là đập Tiểu Loan (dung lượng 15 tỷ m3- 2010) và đập Nọa Trát Độ (dung lượng 23 tỷ m3 – 2012). Vì ở hạ lưu, sông Mê Kông còn chảy qua Miến Điện, Thái Lan, và đặc biệt Lào, Căm Bốt, các quốc gia này đã cùng Việt Nam lập ra một «Ủy hội sông Mê Kông» để bàn về sự quản lý dòng sông hay đúng hơn để thương lượng với Trung Quốc. Song, với tinh thần bá chủ sắc xược Trung cộng không thèm tham gia Ủy hội và bất chấp các lời cảnh cáo từ các tổ chức quốc tế về những nguy hại cho sinh thái của động vật và sinh kế của người dân, chúng vẫn cho các đập của chúng hoạt động, không chấp nhận thông báo gì cho các quốc gia liên can, muốn tháo nước lúc nào thì tháo, cho dù ở hạ lưu đang có hạn hán hay mưa lụt. Không lay chuyển được Trung cộng, các nước kia bèn hùa theo Tàu cũng xây đập. Đặc biệt Lào do thế lợi thiên nhiên, có dự án xây nhiều đập lớn với ước mộng trở thành kẻ cung cấp điện cho toàn vùng. Việt Nam,ở đồng bằng không thể xây đập trên sông Mê Kông, đành chịu trận, để nhòm một nửa miền Tây trước kia trù phú, ruộng nương thẳng cánh cò bay, nay ngập lũ triền miên, mai khô héo lở nứt, dân cư điêu đứng không làm ăn được, phải di tản đi nơi khác, một số ra tận nước ngoài làm mọi cho người.
- Đối với những nông dân còn lại, Trung cộng để cho thương lái[xix] Tàu nghĩ ra trăm ngàn quỷ kế để đưa họ vào chỗ sa sút, thường bằng cách đẩy giá thật cao bất cứ hàng gì, rồi sau một hai vụ, rút lui làm hàng sập giá. Bọn thương lái đi khắp nơi và hỏi mua những món hàng lạ như móng trâu, móng bò, lá khoai, lá điều khô, rễ sắn, rễ tiêu, v.v... Dân quê thường nghèo đói, dốt nát và ham lợi, thấy bán được hàng tầm phào với giá cao là đổ sô vào cuộc, không ngại mổ bò giết trâu (có khi còn đi chặt trộm chân của bò trâu hàng xóm) để rồi trong vùng không còn phương tiện kéo cầy, bứt lá đào rễ để mất cây mất giống. Chúng còn muốn tận diệt những thực vật quý hiếm của Việt Nam và tiếp tục phá rừng bằng cách đặt mua với giá cao lá chua ke, thân cây cu li, gỗ cây sưa, cây kim cương, cây máu chó v.v... chỉ có ở rừng. Chúng dạy dân độn hàng, làm giả để kiếm thêm lợi. Chúng nhử dân nuôi gián, đỉa, ốc bươu vàng v.v... là những động vật tăng sinh có hại cho sinh thái và mùa màng. Dân quê bỏ ruộng vườn chạy theo lợi ảo khiến nông sản giảm sút. Tác động của bọn thương lái gây rối loạn trong thị trường, tổn hại đến kinh tế Việt Nam, nhưng điều lạ hơn là nhà chức trách khoanh tay để cho chúng hoành hành, không điều tra ngành ngọn. Hành vi của chúng có tính quá quy mô và dai dẳng nên không thể bảo chúng chỉ là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, mà phải hiểu rằng chúng đang áp dụng một âm mưu thâm độc của Bắc Kinh.

Lâm nghiệp - phá rừng:
Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta một đất nước với rừng vàng biển bạc. Nhưng chỉ trong 40 năm cái gia tài quý báu ngàn năm của chúng ta đã bị giặc Tàu phá tan với sự đồng lõa của bè lũ tặc quyền Hà Nội. Năm 1943, 43% diện tích Việt Nam (tức 139.905 km2 vì VN thời đó có 325.360 km2, theo con số của tác giả dẫn ở dưới) được rừng che phủ. Trong 30 năm từ 1943 đến 1973, suốt hai cuộc nội chiến mang danh là chống Pháp và Mỹ với bom đạn triền miên chỉ có 22.000 km2 rừng bị hủy hoại[xxii], tức chưa tới 16% rừng chứ không phải 60% như đảng rêu rao, và như vậy sau chiến tranh Việt Nam còn khoảng 118.000 km2 rừng, nhưng 17 năm sau (1990), trong thời bình, số rừng còn lại chỉ là 91.750 km2, nghĩa là 26.520 km2 bị hủy hoại, nhiều hơn thời chiến tranh. Do đó một chương trình trồng lại rừng đã được phát huy, nhưng độ phá rừng vẫn mạnh với năm tháng, hủy hoại những cánh rừng mưa nguyên sinh quý báu, nuôi dưỡng hơn ngàn sinh vật khác nhau, với những giống chỉ thấy tại Việt Nam và được Liên Hiệp Quốc che chở. Năm 1990, số rừng nguyên sinh của Việt Nam còn tương đương với 10% tổng số rừng, nhưng đến năm 2010, theo CIFOR chỉ còn khoảng 80.000 ha rừng nguyên sinh (0,6% tổng số rừng), trên nguyên tắc được bảo vệ nhưng vẫn thường xuyên bị cướp phá. Ngày nay, theo Bộ nông nghiệp công bố ngày 27/7/2016, rừng che phủ hơn 40% diện tích toàn quốc, trong đó 20% là rừng trồng (ít cây bản địa mà chủ yếu là bạch đàn, thông, keo, tre luống), 1,3% là rừng đặc sản (cao su, cà phê, hồ tiêu, lý ra không được gồm trong mục rừng), còn lại là rừng tự nhiên, đa số là rừng tái sinh thuộc loại thưa nghèo.
Hậu quả của sự phá rừng là đất bị xói mòn, trọc lở, khó canh tác, khí hậu khô hạn và nước trôi bề mặt gây ra lũ lụt, không kể sinh thái mất tính đa dạng.
Rừng bị phá do nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là sự gia tăng dân số lôi cuốn theo những nhu cầu về không gian, xây cất, gia dụng (củi), phát triển nông nghiệp (chuyển rừng sang đồn điền cà phê, hồ tiêu, cao su, v.v...) và công nghiệp (các loại nhà máy, đặc biệt nhà máy nhiệt điện và thủy điện), nhưng cái tệ hại đáng kể là sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước cộng sản trong việc cấp đất và kiểm soát sự sử dụng đất, không ngại để cho giặc Tàu nghiễm nhiên chiếm cả trăm ngàn ha rừng dưới cái cớ khai thác lâm nghiêp và công nghiệp. Nếu không có lá thư phản kháng của hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh.
Đặng Phương Nghi

 * Tác giả, Bà Đặng phương Nghi, tốt nghiệp trường École des Chartes Paris, tiến sĩ sử học Paris, cựu giám đốc Thư viện và Văn khố VNCH và cựu giáo sư Sử học tại ĐH Văn khoa Saigon.



99 NĂM KHÔNG CÒN LÀ

VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

Đỗ Duy Ngọc

Vấn đề không phải ở chỗ thời hạn cho thuê 99 năm hay 70 năm hoặc 30 năm. Cái cần lưu tâm là trong thời điểm này, Việt Nam có cần thiết phát triển đặc khu hay không? Và tại sao phải chọn Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc? Chính phủ phải giải thích cụ thể một cách khoa học và thực tế bằng những con số chính xác để nhân dân thấy rõ sự cần thiết cần phải có đặc khu. 5 năm, 10 năm, 20 năm sau khi đặc khu ra đời, kinh tế Việt Nam phát triển đến đâu? Thu nhập đầu người tăng lên bao nhiêu? Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất của Việt Nam thay đổi thế nào? Đó là điều dân muốn biết. Không có kiểu nói chung chung bỏ một đồng để thu về một trăm như bà Kim Ngân phát biểu ở quốc hội được, đó là tư duy của bà bán tạp hoá ở làng đang hoang tưởng về cửa hàng bé tí của mình hay chỉ là mong ước của con bạc khát nước đang bị cháy túi cầu may.

Bộ kế hoạch và đầu tư cũng phải có con số khống chế cụ thể số doanh nghiệp, tập đoàn Trung quốc tham gia vào đặc khu. Tỷ lệ thế nào với các nước phát triển? Cũng cần xem lại trong 131 ngành nghề cho phép hoạt động, ngành nghề nào có thể ảnh hưởng đến đời sống và an ninh quốc gia, phải loại bỏ. Không nên dùng kiểu nói lót ổ mời phượng hoàng vể của ông phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu. Cách nói của ông cho người ta hình dung cánh phượng hoàng Trung Hoa, mối lo ngại hàng đầu hiện nay trong nhân dân ta. Ta không sợ Trung quốc, lịch sử đã chứng minh, nhưng ta phải đề phòng. Hoạ di dân là điều đáng quan tâm. An ninh cũng là điều lo ngại. Đây cũng là ưu tư và lo âu của người dân khi phản đối lập ra đặc khu.

Phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển là mong ước của mọi người dân Việt. Ai cũng muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cơm áo đủ đầy, một nền kinh tế phồn vinh. Nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá kể cả nguy cơ mất nước. Không thể đánh cướp cuộc sống của các thế hệ con cháu mai sau.

Nếu cần thiết phải có đặc khu, sao không làm thí điểm một cái trước để rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng ra nếu hiệu quả. Và nếu làm thí điểm, nên chọn Phú Quốc, tránh được hai địa điểm chiến lược ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, đồng thời cách xa biên giới Việt Trung.

“Làn sóng khủng khiếp” theo cách nói của thủ tướng Phúc đã cho thấy lòng dân và mối ưu tư của nhân dân. Cho nên con số 99 hay 9 năm không có ý nghĩa chi nữa cả. Cái quan trọng bây giờ là nên hay không nên có đặc khu? Mở đặc khu để làm gì? Nó có được là động lực thúc đẩy kinh tế hay trở thành mối hoạ tiêu tốn ngân sách và đe doạ sự tồn vong của đất nước?

8.6.2018
Fb DODUYNGOC



99 năm:

ĐỪNG TRỞ THÀNH TỘI ĐỒ CỦA LỊCH SỬ

Đỗ Duy Ngọc

Quốc hội, chính phủ, các bộ trưởng và khá nhiều quan chức Việt Nam đang ủng hộ việc cho thuê đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc với thời gian 99 năm. Với tư cách công dân chưa hề phạm pháp, đóng thuế đầy đủ, tôi cực lực phản đối quyết định này.
Trước hết, phải nhắc lại rằng hình thức đặc khu kinh tế đã lỗi thời, ngày nay nó không còn là động lực thúc đẩy kinh tế nữa mà lại mang nhiều nguy hiểm cho chủ quyền của các nước áp dụng hình thức này. Các tập đoàn lớn của các cường quốc kinh tế không còn mặn mòi với các đặc khu của các nước chậm hoặc đang phát triển. Trên thế giới hiện nay, Trung quốc vẫn là nước rất tích cực hình thái này. Bởi mục đích của họ không chỉ thuần tuý kinh tế mà trong đó ngấm ngầm âm mưu chính trị.
Trung quốc đẻ ra sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, cho các nước vay hoặc giúp các nước muốn phát triển. Họ cho vay những khoản tiền lớn để các nước xây dựng hạ tầng. Họ thường chọn những nước nằm trong chiến lược, âm mưu của họ. Các nước được cho vay hoặc giúp đỡ sẽ không có khả năng chi trả, biến thành con nợ và từ đó chịu sự chi phối mọi mặt của Trung quốc.

Đó là kiểu gài bẫy bằng tiền mà Trung quốc đang áp dụng. Thủ đoạn của họ là làm cho kẻ mắc nợ trở thành đồng minh của mình hoặc xâm lăng lãnh thổ hoặc xâm lược bằng cách di dân. Khi những cơ sở, công trình xây dựng mà các nước không có khả năng chi trả, họ thuê lại hoạt động và ồ ạt đưa công dân của họ sang. Từ đó lập thành làng, thành khu vực của người Hoa trên lãnh thổ nước khác. Bài học của các nước Phi châu còn rành rành ra đấy.
Sri Lanka cũng là nước đã bị dính vào chiếc bẫy này khi vay Trung Quốc 8 tỷ USD đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và không đủ khả năng trả nợ, đã phải chấp nhận cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota 99 năm. Và Trung quốc đã mang sang hàng nghìn công nhân để hoạt động ở cảng này. Thời gian đầu có thể cảng hoạt động thương mại, nhưng dần dần biến thành một cảng quân sự phục vụ cho chiến tranh cũng là điều có thể xảy ra.

Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã vạch rõ sự xâm lăng của Trung quốc:”Thế nào gọi là xâm lăng? Đó là khi quốc gia đi kiểm soát một quốc gia khác, điều đó gọi là xâm lăng. Xâm lăng có thể bằng hình thức chiến tranh, nhưng ở đây, người ta dùng tiền. Họ có tiền. Họ có điều kiện để đầu tư, để mua bất động sản, mua đất đai và xây nhiều thành phố cho họ ngay tại Malaysia. Cho nên, những kiểu đầu tư như vậy chính là một cuộc xâm lăng, một kiểu thuộc địa hóa.”
Ngoài việc cho chính phủ các nước vay để phát triển, Trung quốc còn cho một số công ty hoặc dựng lên các tập đoàn do người bản xứ đứng tên, Trung quốc thông qua các ngân hàng của họ cho các công ty, tập đoàn đó vay những khoản tiền lớn để xây dựng những công trình ở những vị trí chiến lược nằm trong âm mưu của họ. Sau đó, đến lúc các tập đoàn không có khả năng thanh toán, họ siết nợ bằng cách thâu tóm các công trình, họ thành công trong bước xâm lăng không tiếng súng. Các tập đoàn của quốc gia đó trở thành cầu nối cho sự xâm lược.
Họ có thể cho vay để xây dựng những dự án chiến lược như cảng biển, sân bay, cầu cống với những món nợ khổng lồ hàng tỷ USD từ Trung Quốc. Đến khi món nợ quá lớn không thanh toán nổi, họ đành phải cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê, và khi đó, Trung quốc trở thành kẻ điều khiển và thống trị các cơ sở có tính chiến lược quốc gia đó.

Trung quốc không chỉ dùng tiền gài bẫy để xâm lăng lãnh thổ của nước khác, họ còn dùng tiền để mua chuộc các nước lá phiếu chính trị khi cần thiết trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế
“Bắc Kinh sử dụng các dự án hạ tầng trên Biển Đông để phá vỡ bất kỳ sự phản đối nào đối với tham vọng của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp này. Nhiều khoản nợ được Trung Quốc cấp dưới sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với mục tiêu được họ khẳng định là giúp các nước phát triển cảng biển, đường sắt và các hạ tầng khác trên khắp châu Á, châu Âu và châu Phi. Những khoản nợ dưới sáng kiến này cùng với những khoản cho vay phát triển khác của Trung Quốc có hình thức rất khác so với những chương trình trước đây của Mỹ như Kế hoạch Marshall. Kế hoạch Marshall chủ yếu là các khoản vay, còn Trung Quốc cho vay tiền nhưng muốn nhận lại điều gì đó. Và do quan hệ giữa nhà nước với các công ty sở hữu nhà nước của Trung Quốc nên họ có thể nhận lại những thứ không chỉ đơn thuần là kinh tế mà còn mang bản chất chiến lược… như phủ quyết trong ASEAN hoặc một lá phiếu ở Liên hợp quốc.” (Học giả Gabrielle Chefitz)
“Trung Quốc khuyến khích sự phụ thuộc bằng các hợp đồng mập mờ, cho vay kiểu săn mồi và các thỏa thuận tham nhũng; đẩy các nước sa lầy vào nợ nần và hạ thấp chủ quyền, từ bỏ tăng trưởng bền vững và dài hạn”.

Một chiến lược khác nữa của Trung quốc là tham gia vào các khu kinh tế hoặc tham dự các dự án bất động sản. Bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng những khu nhà ở khổng lồ có thể lên đến hàng trăm ngàn người sinh sống. Những căn hộ đó sẽ được người Trung quốc mua và đến ở hợp pháp, cũng là một hình thức di dân. Ở Việt Nam gần đây đã thấy hiện tượng nhiều cá nhân, công ty Trung quốc ồ ạt mua nhà, căn hộ của các dự án bất động sản ở các thành phố lớn Việt Nam, tất cả cũng nằm trong âm mưu này. Ngay tại Sài Gòn, những khu đất đẹp nhất, những vùng có tính chiến lược nhất cũng đã nằm trong tay những tay buôn đất Trung quốc thông qua một doanh nghiệp Việt Nam
Ở Malaysia đã từng có một dự án đầu tư trị giá $100 tỷ của Trung Quốc để xây lên một thành phố mới trên những đảo nhân tạo thuộc tiểu bang Johor của Malaysia, nằm gần biên giới với Singapore. Mục đích của dự án là tạo ra nơi ở cho 700,000 người, và rất nhiều căn hộ ở đây đang được bán cho người mua Trung Quốc. Tiến sĩ Mahathir Mohamad đã phê phán gay gắt dự án này: “Không quốc gia nào trên thế giới lại muốn có sự di dân ồ ạt như vậy. Người ta chỉ muốn chào đón khách du lịch, chào đón việc đầu tư có hiệu quả cho quốc gia. Nhưng đến đây và sống luôn ở đây thì chúng tôi không chào đón chuyện đó, hay bất cứ quốc gia nào khác cũng thế thôi, tôi tin chắc là vậy. Nếu Anh quốc hay Úc đồng ý nhận 3 triệu người Trung Quốc một lúc, tôi nghĩ người ta sẽ phản đối gay gắt.”

Trở lại bới ba đặc khu đang bàn cãi ở Việt Nam, những nhận định nêu trên cho chúng ta rút ra một bài học để cân nhắc trước khi quá muộn. Chắc chắn một điều, khi các đặc khu này mở cửa, khách hàng đông nhất và nhiệt tình nhất vẫn là Trung quốc, bởi đây nằm trong chiến lược của họ, là tham vọng của họ. Với 1 nghìn tỷ USD của “Một vành đai, một con đường”, họ sẽ chi phối thành công và thực hiện trót lọt những âm mưu của họ.

99 năm, một thế kỷ, ít nhất là ba hay bốn thế hệ sẽ sinh ra trong các đặc khu đó, con số sẽ lên hàng chục triệu cư dân. Thế hệ chúng ta sẽ không còn, con cháu chúng ta sẽ đối phó ra sao với những hiệp ước, những hợp đồng, những cam kết mà cha ông chúng, tức là chúng ta sẽ ký hôm nay. Chúng ta sẽ can tội làm mất nước mà chẳng có cuộc đấu tranh nào. Lịch sử sẽ lên án chúng ta, con cháu sẽ nguyền rủa chúng ta. Hãy dừng lại trước khi quá muộn. Chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc , những thủ đoạn nham hiểm của chúng, những âm mưu thôn tính của chúng đã gài sẵn, chờ con mồi sa bẫy. Chúng ta hãy cảnh giác. Đừng trở thành tội đồ của lịch sử.

30.5.2018
Fb DODUYNGOC



Đánh thức con

Nguyễn Trung Hiếu

Dậy đi con, Dậy ba dắt con đi
Đến Vân Đồn. Đến Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Nhanh lên con kẻo không còn kịp
Ngày hôm nay người ta bấm nút
Quyết định cho thuê đất của tổ quốc mình

Con tôi vẫn ngái ngủ trong giường
"Người ta thuê chứ có phải mua đâu cha
Thuê rồi trả lại!"

99 năm sau ơi con khờ dai
Lúc đó con và cha xanh cỏ mấy đời.
Nhanh lên con sắp tới giờ bấm nút rồi.
Có thể những đặc khu kia láng giềng người ta đến ở
Và cư dân nói chuyện bằng hoa ngữ
Cha con mình đến đấy có được không ?
Con tôi vẫn uể oải trong màn

"Đặc khu là gì cha?"
Là nơi mà người ta đến đầu tư nhận nhiều ưu đãi
Là nơi mà tiền mọc ra chúng ta chỉ thò tay là hái.
Là chốn người ta cày để chia lãi cho mình.

Con tôi bật dậy thật nhanh
"Thật không cha. Có quốc gia nào mà ngu như rứa.
Mà làm ra tiền chia ta nhiều rứa ???"
"Sao người ta không làm đặc khu cho dân mình cha nhỉ ???"
Chỉ cho dân mình thuê thôi ???

Dậy đi con trời tảng sáng rồi.
Dậy để cha nói với con những điều suốt đêm cha không tài nào chợp mắt.
Người ta dậy cha nền kinh tế Việt nam nên bước lên bằng nội lực
Bằng mũi nhọn xoáy vào công nghiệp nặng con ơi
Bao nhiêu năm mà vẫn thế thôi
Ngành luyện kim ì ạch.
Bán dầu thô cho nước khác
Mua về xăng dầu đã lọc
Buồn ơi.

Dậy đi con. Mở bản đồ tổ quốc ra cha nói con này
Tổ quốc mình một dải
Bờ biển xanh xanh nối tiếp chân trời
Những quần đảo hoàng sa trường sa ở giữa biển khơi
Nước lạ ngang nhiên cướp của mình hơn phân nửa.
Người ta ngang nhiên kéo giàn khoan thăm dò dầu khí
Người ta dùng tàu đánh đuổi ngư dân
Người ta xây cả đường băng
Nếu nối trên bản đồ vào ba đặc khu
Như hình chân vạc

Tim cha như có ai bóp nghẹt
Đi thôi con đến thăm những mảnh đất
99 năm cho thuê
Rất có thể
Thành chỗ di dân
Người nước ngoài đông hơn cả Việt nam
"sao không là một trăm năm hả cha"
Một trăm là số có ba chữ số
Nghe thấy kinh rồi
99 thôi con ơi

Cái này cha sẽ chỉ cho con thấy ở chiêu bài định giá
Của những nhà marketing
Dậy mà xem những chuyện nực cười
ông giáo dục nước mình vẫn luẩn quẩn trong vòng cải cách
Ông giao thông trưng tấm biển "thu giá" cho trạm bot
Ông giáo dục cũng chẳng vừa
Thay "học phí" bằng học giá liền sau
Cha một đời cúi cổ cày sâu
Con chữ cắn đôi chưa rành mà vẫn thấy gai con mắt
Mà thấy tim mình đau thắt
Người ta ngang nhiên nhân danh cho thế hệ hậu sinh mình.

Fb Nguyễn Trung Hiếu

 


Hòa Thượng Thích Thông Lai hiệu triệu Phật Tử bao vây tòa nhà Quốc Hội không cho bán đất.

 

Đăng ngày 08 tháng 06.2018